Tin thế giới 3/3: Nga lạc quan về quan hệ ‘chạm đáy’ với Mỹ; Ukraine khẳng định ‘vẫn đứng vững’; Dấu hiệu tích cực cho thỏa thuận hạt nhân Iran

Quang Đào
Xung đột Nga-Ukraine, quan hệ Nga-phương Tây, Bộ tứ nhóm họp trực tuyến... là những sự kiện quốc tế nổi bật 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tin thế giới 3/3: Nga lạc quan về quan hệ ‘chạm đáy’ với Mỹ; Ukraine khẳng định ‘vẫn đứng vững’; Dấu hiệu tích cực cho thỏa thuận hạt nhân Iran
Quan hệ song phương Nga-Mỹ hiện đang 'chạm đáy'.

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày:

Nga khẳng định quan hệ với Mỹ sẽ phục hồi

Ngày 3/3, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov, cho biết quan hệ Nga-Mỹ sẽ phục hồi sau khi chạm đáy, với điều kiện là phương Tây và Mỹ cần thể hiện thiện chí.

"Tôi chắc chắn rằng chúng ta sẽ từ dưới đáy vực dậy để bắt đầu phục hồi quan hệ. Để làm được điều này, phương Tây, trước tiên là Mỹ cần thể hiện thiện chí. Những gì chúng ta quan sát trong những ngày gần đây là một cuộc tấn công về kinh tế, chính trị và thông tin chống lại Nga.”

"Chúng tôi tiếp tục làm việc một cách tự tin và bình tĩnh. Chúng tôi thực hiện các kế hoạch và nhiệm vụ mà ban lãnh đạo đặt ra cho chúng tôi và hành động theo đúng chỉ thị của tổng thống", ông Ryabkov nói thêm.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga cũng cho biết, Moscow đang tiếp tục liên lạc với Washington, chủ yếu thông qua các đại sứ quán. Ông cũng khẳng định các cuộc đàm phán Nga-Ukraine tại Belarus có thể mang lại kết quả, đồng thời cảnh báo phương Tây không leo thang căng thẳng với Nga. (TASS)

TIN LIÊN QUAN
Nga cân nhắc đáp trả Mỹ, Belarus hứng loạt trừng phạt mới từ phương Tây

Ngoại trưởng Nga: Phương Tây đánh giá không đúng về Tổng thống Nga

Tại buổi họp báo với truyền thông Nga và quốc tế ngày 3/3, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov khẳng định, các nước phương Tây đánh giá hành động của Tổng thống Nga Vladimir Putin trên cơ sở tuyên truyền của họ.

Ông Lavrov khẳng định: “Bạn thích mô tả Tổng thống Putin đã làm gì và làm như thế nào trên cơ sở những gì phương Tây nói và viết về ông ấy. Trong những tuần gần đây, ông Putin đã nhiều lần giải thích chi tiết về lập trường của chúng tôi. Nó phản ánh lập trường của lãnh đạo Nga và được phát triển hoàn toàn phù hợp với quyền hạn hiến định của Tổng thống Nga và các cơ quan quyền lực như Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, các cơ quan đặc biệt và Hội đồng An ninh. (TASS)

TIN LIÊN QUAN
Tổng thống Nga Putin hành động khẩn

Mỹ hy vọng Nga sẽ giảm leo thang ở Ukraine

Ngày 2/3, trả lời phỏng vấn đài NBC, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết Nga có một số lựa chọn ở Ukraine và Washington hy vọng rằng Moscow sẽ chọn giải pháp giảm leo thang căng thẳng.

Ông Austin khẳng định, Nga có sức mạnh chiến đấu lớn, tuy nhiên Moscow có "một số lựa chọn trong tương lai", một trong số đó là giảm leo thang căng thẳng. Do đó, ông hy vọng Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ chọn phương án đó. (NBC)

TIN LIÊN QUAN
Tình hình Ukraine: Phe ly khai dọa tấn công Mariupol, tình báo Anh nói Nga bị cầm chân, Đức tính bơm hàng nghìn tên lửa cho Kiev

Xung đột Nga-Ukraine: Nga tiến sâu, Ukraine khẳng định vẫn trụ vững

Ngày 3/3, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov cho biết các lực lượng Nga được trang bị vũ khí có độ chính xác cao đã vô hiệu hóa một trung tâm phát thanh và truyền hình dự phòng ở thủ đô Kiev của Ukraine.

Ông Konashenkov cho hay, trung tâm này đã được Cơ quan An ninh Ukraine sử dụng phục vụ các chiến dịch đánh đòn tâm lý. Theo ông, lực lượng vũ trang Nga đã phá hủy 1.612 mục tiêu cơ sở hạ tầng quân sự của Ukraine kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự ở quốc gia Đông Âu này.

Bên cạnh đó, trong ngày, các lực lượng vũ trang Nga đã chuyển 30 tấn hàng viện trợ nhân đạo cho khu vực Kharkov của Ukraine.

Bộ Quốc phòng Nga xác nhận: "Toàn bộ số hàng hóa nhân đạo đã được bàn giao cho cư dân của các khu định cư biên giới, chủ yếu dành cho phụ nữ, trẻ em và người già".

Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định, các tuyến phòng thủ của Kiev đang chống lại hoạt động tấn công của Nga, đồng thời cho biết thêm rằng Moscow liên tục pháo kích vào quốc gia Đông Âu này kể từ nửa đêm qua.

Ông Zelensky nhấn mạnh: "Chúng tôi không có gì để mất ngoài sự tự do của chính mình". Theo ông, Ukraine đang nhận được các nguồn cung cấp vũ khí hàng ngày từ các đồng minh quốc tế. (Sputnik/Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Nga bác kịch bản nhấn nút hạt nhân, Mỹ cảnh báo hậu quả nếu lập vùng cấm bay ở Ukraine

Lãnh đạo nhóm Bộ tứ họp trực tuyến

Truyền thông Australia hôm 3/3 dẫn thông báo của Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ tổ chức hội nghị trực tuyến vào sáng sớm 4/3 với lãnh đạo các quốc gia thành viên của nhóm Bộ Tứ.

Người phát ngôn của Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết cuộc họp sẽ được tổ chức vào lúc 1 giờ sáng 4/3 (theo giờ địa phương), trong đó các nhà lãnh đạo sẽ “trao đổi quan điểm về những diễn biến ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và toàn cầu”.

Thông báo không đề cập đến cuộc khủng hoảng Ukraine mà chỉ cho biết lãnh đạo nhóm Bộ Tứ sẽ “trao đổi quan điểm và đánh giá về những diễn biến quan trọng ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”. (AP)

TIN LIÊN QUAN
Gạt quan điểm Bộ tứ là NATO châu Á, Ấn Độ cảnh báo: 'Đừng sa đà vào sự so sánh lười biếng đó'

Nga, Belarus bị cấm tham gia Paralympic mùa Đông 2022

Đoàn thể thao người khuyết tật của hai nước Nga và Belarus sẽ không được góp mặt tại Paralympic mùa Đông 2022 ở Trung Quốc do ảnh hưởng của xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine Quyết định được Ủy ban Paralympic quốc tế (IPC) đưa ra và có hiệu lực ngay lập tức.

Ban đầu, IPC dự kiến cho phép các vận động viên Nga và Belarus được tham dự Paralympic mùa Đông 2022 với tư cách đoàn thể thao trung lập, không được sử dụng cờ và các biểu tượng quốc gia khác. Tuy nhiên, sau đó IPC đã thay đổi quyết định do những diễn biến phức tạp trong cuộc xung đột Nga- Ukraine.

Nga dự kiến có 71 vận động viên khuyết tật thi đấu tại Paralympic mùa Đông 2022, trong khi Belarus chưa được xác định số vận động viên cụ thể tham gia tranh tài. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Hình ảnh Lễ bế mạc Olympic mùa Đông Bắc Kinh 2022

EU xem xét loại các ngân hàng Belarus khỏi SWIFT

Một quan chức thuộc Liên minh châu Âu (EU) cho biết EU đang xem xét loại các ngân hàng của Belarus khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT, trong bối cảnh biện pháp trừng phạt tương tự đã được triển khai đối với 7 ngân hàng của Nga.

Nguồn tin cho hay: "Về phía SWIFT, chúng tôi cũng đang xem xét chuẩn bị những biện pháp tương tự đối với lĩnh vực tài chính của Belarus, tuy nhiên chúng tôi hiểu rằng SWIFT không quan trọng về mặt chiến lược đối với nền kinh tế Belarus như đối với Nga". (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Loại Moscow khỏi SWIFT, khí đốt Nga dính đòn đau, Mỹ và phương Tây cũng ‘bị thương’ nặng

UAE: Quan hệ song phương với Mỹ đang ‘căng thẳng’

Ngày 3/3, Đại sứ Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) tại Mỹ Yousef Al Otaiba cho rằng quan hệ song phương giữa UAE và Mỹ đang trải qua "bài kiểm tra căng thẳng", song bày tỏ tin tưởng cả hai nước sẽ sớm "vượt qua" thử thách này.

Phát biểu tại một hội nghị về công nghệ quốc phòng ở thủ đô Abu Dhabi, ông Otaiba nhấn mạnh UAE sẵn sàng tiến hành hoạt động kinh doanh quốc phòng với mọi doanh nghiệp và quốc gia, nhưng cũng tìm cách phát triển một ngành công nghiệp quốc phòng có hệ thống để bớt phụ thuộc vào nước ngoài. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Lý do Bộ trưởng Israel 'quay xe’, không thăm UAE

Tổng giám đốc IAEA sắp thăm Iran

Hãng thông tấn Nournews đưa tin Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi sẽ thăm Tehran vào ngày 5/3 tới, động thái có thể giúp mở đường cho việc hồi sinh thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Iran với các cường quốc, có tên gọi chính thức Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA).

Chuyến thăm Iran của ông Grossi được thực hiện đúng vào thời điểm các nhà đàm phán tại Vienna đang tìm cách khôi phục sự tuân thủ của Mỹ và Iran đối với JCPOA.

Theo một quan chức Iran, mặc dù có tiến triển trong đàm phán, song vấn đề chính hiện nay là Tehran muốn vấn đề liên quan đến dấu vết urani được tìm thấy tại một số cơ sở cũ nhưng không được khai báo tại Iran sẽ được loại bỏ vĩnh viễn.

TIN LIÊN QUAN
Thoả thuận hạt nhân Iran: Ai cần ai?

Bulgaria trục xuất 2 nhà ngoại giao Nga

Bộ Ngoại giao Bulgaria ngày 2/3 thông báo sẽ trục xuất 2 nhà giao Nga sau khi các công tố viên Bulgaria phát hiện bằng chứng cho thấy những người này dính líu đến hoạt động gián điệp.

Một trong 2 nhà ngoại giao bị trục xuất là Tham tán Đại sứ quán Nga tại Sofia, bị cho là đã nhận thông tin từ một sĩ quan cấp tướng của Bộ Quốc phòng nước chủ nhà bị truy tố hồi năm 2016 vì tiết lộ bí mật nhà nước của Bulgaria cho Nga.

Đã có 8 nhà ngoại giao Nga và một trợ lý kỹ thuật tại Đại sứ quán nước này ở Bulgaria bị trục xuất từ tháng 10/2019. (AFP)

Phương Tây 'tung đòn' trừng phạt Nga: Ai thiệt hại nhiều hơn?

Phương Tây 'tung đòn' trừng phạt Nga: Ai thiệt hại nhiều hơn?

Theo nhận định của chuyên gia David Uren trên trang mạng The Strategist của Viện Chính sách chiến lược Australia (ASPI), cuộc chiến tài chính ...

Tin thế giới 2/3: Nga cảnh báo nguy cơ Thế chiến III; Nga-Ukraine vẫn sẽ tiếp tục đàm phán; Thông điệp Liên bang của Tổng thống Mỹ có gì?

Tin thế giới 2/3: Nga cảnh báo nguy cơ Thế chiến III; Nga-Ukraine vẫn sẽ tiếp tục đàm phán; Thông điệp Liên bang của Tổng thống Mỹ có gì?

Ngoại trưởng Nga nói gì về viễn cảnh Thế chiến III, diễn biến cuộc khủng hoảng ở Ukraine, đàm phán Nga-Ukraine, Thông điệp Liên bang ...

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

UEFA Champions League: Đầy sắc sảo trong các pha phản công, Real Madrid hòa Bayern Munich trên sân khách

UEFA Champions League: Đầy sắc sảo trong các pha phản công, Real Madrid hòa Bayern Munich trên sân khách

Real Madrid hành quân đến sân Allianz Arena (Đức) với sự tự tin cao độ khi họ thắng 6/7 lần đối đầu gần nhất trước Bayern Munich.
Xung đột ở Dải Gaza: LHQ can ngăn Israel không tấn công Rafah, cảnh báo 'thảm kịch', Ngoại trưởng Mỹ lại đi Trung Đông

Xung đột ở Dải Gaza: LHQ can ngăn Israel không tấn công Rafah, cảnh báo 'thảm kịch', Ngoại trưởng Mỹ lại đi Trung Đông

LHQ cảnh báo, chiến dịch của Israel tấn công quân sự vào Rafah ở Dải Gaza sẽ là bước leo thang không thể chấp nhận được.
Truyền thông Cuba, Mexico đưa tin đậm nét về Chiến thắng 30/4, đánh giá cao thành tựu phát triển kinh tế của Việt Nam

Truyền thông Cuba, Mexico đưa tin đậm nét về Chiến thắng 30/4, đánh giá cao thành tựu phát triển kinh tế của Việt Nam

Chiến thắng 30/4/1975 là minh chứng rõ nét cho tinh thần bất khuất của nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm.
Hội đồng chuyển tiếp Haiti chọn ra người đứng đầu và Thủ tướng mới

Hội đồng chuyển tiếp Haiti chọn ra người đứng đầu và Thủ tướng mới

Hội đồng Tổng thống chuyển tiếp (CPT) tổ chức cuộc họp bầu chọn lãnh đạo tại Văn phòng Thủ tướng Haiti ở thủ đô Port-au-Prince ngày 30/4.
Eurozone thoát suy thoái, tăng trưởng cao hơn dự kiến, ECB có thể làm điều này

Eurozone thoát suy thoái, tăng trưởng cao hơn dự kiến, ECB có thể làm điều này

Dữ liệu về lạm phát của Pháp và Eurozone củng cố niềm tin rằng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể bắt đầu hạ lãi suất vào đầu ...
Giá tiêu hôm nay 1/5/2024, thị trường trong nước tăng hơn 40% so với niên vụ trước, nhận định yếu tố có thể đẩy giá tiếp tục lên cao

Giá tiêu hôm nay 1/5/2024, thị trường trong nước tăng hơn 40% so với niên vụ trước, nhận định yếu tố có thể đẩy giá tiếp tục lên cao

Giá tiêu hôm nay 1/5/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 97.000 – 98.000 đồng/kg.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động