Tình trạng “bình thường mới” của nền chính trị Mỹ?

Những biến động trong năm bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua làm sâu sắc thêm những quan ngại về sự phát triển của nền chính trị Mỹ, tác động đến phát triển chung của Mỹ và có thể có những hệ lụy tiêu cực với thế giới. Nguyên nhân nào đã dẫn đến tình trạng trên và triển vọng của nền chính trị Mỹ sẽ ra sao là câu hỏi rất khó có thể trả lời một cách thấu đáo.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tinh trang binh thuong moi cua nen chinh tri my Cuộc song đấu bắt đầu
tinh trang binh thuong moi cua nen chinh tri my Myanmar: Cố vấn Suu Kyi lên kế hoạch thả tù chính trị

Một số quan ngại gần đây về nền chính trị Mỹ

“Hỗn loạn” có vẻ là từ vựng được ưa thích của nhiều nhà báo và nhà nghiên cứu trong và ngoài nước khi nói về chính trị Mỹ thời gian qua, thậm chí là tương lai của nền chính trị Mỹ. Trên thực tế, tần suất xuất hiện của khái niệm này tương đối dày đặc khi nói về sự phối hợp nhiều khi thiếu hiệu quả trong hệ thống chính trị Mỹ nói chung và giữa Chính quyền và Quốc hội Mỹ nói riêng trong xử lý nhiều vấn đề (bao gồm cả kinh tế, xã hội, đối ngoại...) trong các năm qua.

Việc Chính phủ Mỹ phải đóng cửa tạm thời vào năm 2013 thậm chí có thể là một điều gây thích thú với nhiều nhà bình luận chính trị trên khắp thế giới.

Hơn thế, với những gì đã diễn ra trong kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua, nhiều người còn cho rằng chính trị Mỹ đang có dấu hiệu tiếp tục đi vào giai đoạn khủng hoảng và các ứng cử viên Tổng thống Mỹ có thể đã đi quá xa các "giới hạn" cho phép, kể cả trong nền dân chủ kiểu Mỹ.

tinh trang binh thuong moi cua nen chinh tri my
Tổng Thống mới đắc cử Mỹ - Donal Trump

Hoạt động và sự phối hợp của bộ máy công quyền tại Mỹ là vấn đề hay bị chỉ trích nhất trong những năm qua. Mặc dù có nhiều nỗ lực và thành tích (nhất là giúp ổn định và phát triển kinh tế Mỹ sau khủng hoảng tài chính 2008 – 2009 và xử lý nhiều vấn đề an ninh quốc gia. Chính quyền Mỹ cũng hay bị cáo buộc về tình trạng lạm quyền và thiếu trách nhiệm giải trình (điển hình là về trách nhiệm của Tổng thống Obama trong các quyết định tấn công Lybia) bất chấp các quy định của luật pháp Mỹ. Trong khi đó, Quốc hội Mỹ (nhất là Hạ viện, biểu tượng của nền dân chủ Mỹ) cũng hứng chịu nhiều chỉ trích với các cáo buộc là thiếu các hoạt động đóng góp thực chất cho sự phát triển của Mỹ và có quá nhiều các hoạt động vận động và đấu đá chính trị. Quốc hội Mỹ cũng bị một số chuyên gia cho rằng thiếu khả năng cung cấp các chỉ dẫn pháp lý cần thiết cho hoạt động của các cơ quan và để mặc hậu quả cho hệ thống tư pháp Mỹ.

Việc xử lý một số vấn đề xã hội trong thời gian qua cũng cho thấy những chia rẽ trong hệ thống chính trị Mỹ. Trái với kỳ vọng, lần đầu tiên việc nước Mỹ có một Tổng thống da màu có thể kéo theo sự cải thiện mạnh mẽ về quan hệ giữa các sắc dân khác nhau, những vụ biểu tình phản đối việc lạm dụng sức mạnh của lực lượng cảnh sát trong đàn áp người da màu trong suốt năm 2016 khiến nhiều người được hỏi ý kiến cho rằng tình trạng phân biệt màu da nhìn chung là rất xấu. Nước Mỹ cũng bị chia rẽ mạnh mẽ trong vấn đề sở hữu súng và lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, đại đa số người dân Mỹ ủng hộ hợp pháp hóa ma túy cùng với việc 8 bang và thủ đô Washington D.C. cho phép sử dụng cần sa vì mục đích giải trí. Năm 2015, trước những đòi hỏi mạnh mẽ của dân chúng, Tòa án Tối cao Mỹ đã bãi bỏ lệnh cấm hôn nhân đồng tính vốn đã tồn tại từ rất lâu.

Nguyên nhân nào?

Nguyên nhân cơ bản đầu tiên tác động đến sự phát triển của nền chính trị Mỹ thời gian qua cũng như có thể còn có những tác động dài hạn là sự phát triển kinh tế còn tiềm ẩn một số khó khăn. Những năm qua, kinh tế Mỹ phải trải qua nhiều thăng trầm. Mặc dù vẫn là nền kinh tế lớn nhất thế giới, Mỹ không còn duy trì được sức chi phối mạnh mẽ sự phát triển của nền kinh tế thế giới cũng như các tổ chức kinh tế quốc tế lớn. Tỷ trọng GDP của Mỹ trong nền kinh tế thế giới cũng giảm từ mức khoảng 30% trong dài hạn xuống còn trên 20% trong những năm qua. Đi kèm với sự suy giảm tương đối trong phát triển kinh tế của Mỹ là tình trạng bất bình đẳng gia tăng trong nội bộ Mỹ. Theo GS. Fukuyama, tình trạng bất bình đẳng bị thúc đẩy do những tiến bộ của khoa học công nghệ và sau đó là tiến trình toàn cầu hóa đã buộc nhiều công nhân Mỹ phải đối diện với tình trạng thất nghiệp và cạnh tranh công việc từ các khu vực khác. Tầng lớp trung lưu của Mỹ không còn chiếm vị trí chi phối trong xã hội Mỹ, đồng thời phải đối mặt với tình trạng thu nhập thực tế bị sụt giảm đáng kể so với 4 thập kỷ trước đây.

Nhiều nghiên cứu gần đây cũng cho rằng những vấn đề mà nền chính trị Mỹ đang phải đối mặt còn xuất phát từ những nguyên nhân dài hạn là nhiều nhóm lợi ích nắm giữ hệ thống chính trị Mỹ, sự méo mó của dư luận và sự thúc đẩy nhiều lúc thái quá của giới truyền thông đại chúng đối với các vấn đề của nước Mỹ. Can thiệp của các nhóm lợi ích vào sự vận hành của hệ thống chính trị Mỹ đã gây ra nhiều phức tạp và không phải lúc nào cũng có thể có giải pháp dung hòa những tác động này (ví dụ như tranh cãi về tác động của các nhóm tài phiệt vào hoạt động của Cục dự trữ Liên bang Mỹ là một chủ đề dai dẳng nhiều năm, thậm chí dẫn đến một số yêu cầu đòi giải thể cơ quan này). Bên cạnh những mặt tích cực, dư luận Mỹ thời gian qua cũng bị chỉ trích là nguyên nhân khiến cử tri Mỹ bị mất phương hướng trong việc theo dõi và bỏ phiếu bầu Tổng thống Mỹ. Ngoài ra, việc Tổng thống đắc cử  D. Trump từ chối trả lời phóng viên CNN ngày 11/1/2017 là một điển hình của sự chán ghét của giới chính trị đối với sự thái quá của truyền thông.

Sâu xa hơn nữa, nguyên nhân của những diễn biến phức tạp trong chính trị nội bộ Mỹ vừa qua và có thể còn trong nhiều năm tới còn bắt nguồn từ những quy định của luật pháp Mỹ. Mặc dù chứa đựng nhiều yếu tố tích cực và được nhiều học giả ca tụng là có tầm nhìn xuyên thời gian, thực tế Hiến pháp Mỹ cũng chứa đựng những nhân tố tiềm ẩn việc gây bất ổn cho nền chính trị Mỹ, trong đó bao gồm việc cho phép các chính trị gia Mỹ hoạt động khá độc lập và hưởng nhiều đặc quyền quá lớn  (vì Mỹ không buộc các chính trị gia phải chịu trách nhiệm với nhau như quy định trong các Hiến pháp khác, Nghị sỹ Mỹ không thể bị sa thải bởi Lãnh đạo Quốc hội Mỹ, Tổng thống Mỹ không bị phế truất chỉ vì bỏ phiếu bất tín nhiệm…). Mặc dù nguyên tắc “kiềm chế và đối trọng” trong tổ chức quyền lực ở Mỹ có nhiều ưu điểm, song cũng bị chỉ trích nặng nề vì  đã tạo ra một hệ thống với nhiều cơ quan Chính phủ, giảm bớt sự chặt chẽ của luật pháp, tạo cơ hội cho các nhóm lợi ích can thiệp nhiều hơn vào sinh hoạt chính trị và sự phát triển của Mỹ.

Triển vọng phía trước

Mặc dù nhiều người cho rằng với việc ông Trump đắc cử Tổng thống, nước Mỹ sẽ chứng kiến một thời kỳ thay đổi lớn, điều này là rất khó khẳng định. Dù tân Tổng thống có tính cách mạnh mẽ và Đảng Cộng hòa sẽ chi phối cả lập pháp và hành pháp, những nguyên nhân cơ bản tác động đến chính trị Mỹ khó có đột biến, nước Mỹ có thể tiếp tục chứng kiến nhiều thay đổi song có thể không giống hình dung của một số người. Khả năng tự điều chỉnh của Mỹ để duy trì khuôn khổ hoạt động bình thường là rất cao, ít nhất do các nguyên nhân sau: Một là, các trụ cột phát triển của Mỹ như văn hóa, luật pháp, kinh tế vẫn còn khá ổn định trong nhiều thập kỷ tới. Hai là, ngày càng có nhiều ý kiến cho rằng thời thế đã tạo ra một Tổng thống như ông Trump (và thậm chí là các cuộc đối đầu quyết liệt giữa 2 ứng cử viên Tổng thống Mỹ như thời gian qua), song khó có khả năng Tổng thống đắc cử sẽ tạo ra được một thời thế hoàn toàn mới. Ba là, “kết thúc là sự khởi đầu mới” vẫn luôn là một trong những ý tưởng quan trọng nhất trong nền chính trị Mỹ, bao gồm cả hàm ý cần quản lý sự thay đổi một cách tích cực để duy trì sự ổn định và phát triển. Có lẽ, dù tương lai luôn khó đoán định và chính trị Mỹ sẽ tiếp tục có các sắc thái mới, mọi việc vẫn nằm trong cái gọi là tình trạng “bình thường mới” của chính trị Mỹ. 

tinh trang binh thuong moi cua nen chinh tri my Myanmar: Cố vấn Suu Kyi lên kế hoạch thả tù chính trị

Hành động đầu tiên của bà Aung San Suu Kyi trong cương vị Cố vấn Nhà nước Myanmar là lên kế hoạch thả các tù ...

tinh trang binh thuong moi cua nen chinh tri my Mỹ mất vị trí siêu cường?

Nước Mỹ đang trải qua những thời khắc khó khăn. Sự phục hồi sau khủng hoảng tài chính năm 2008 tiến triển chậm chạp, thêm ...

tinh trang binh thuong moi cua nen chinh tri my 11/9 và cuộc đua vào Nhà Trắng

Bảy năm sau sự kiện 11/9, nền chính trị Mỹ vẫn chịu ảnh hưởng, cả tích cực lẫn tiêu cực, của vụ khủng bố này. ...

TS. Lại Thái Bình - Phó Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Houston, Texas

Bài viết cùng chủ đề

Xuân Đinh Dậu 2017

Đọc thêm

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng điện đàm với Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao UAE Ahmed Ali Al Sayegh

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng điện đàm với Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao UAE Ahmed Ali Al Sayegh

Chiều 26/4, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã điện đàm với Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao UAE Ahmed Ali Al Sayegh.
Tin thế giới 26/4: Mỹ - Trung đạt thoả thuận 5 điểm, Nga tấn công đoàn tàu chở vũ khí phương Tây ở Ukraine, Houthi tấn công tàu Israel ở Vịnh Aden

Tin thế giới 26/4: Mỹ - Trung đạt thoả thuận 5 điểm, Nga tấn công đoàn tàu chở vũ khí phương Tây ở Ukraine, Houthi tấn công tàu Israel ở Vịnh Aden

Nga cảnh báo hậu quả nếu Ukraine tấn công nhà máy điện hạt nhân, Mỹ siết chặt xuất khẩu súng đạn, Nga gia tăng hợp tác quân sự với Trung ...
Trưng bày hơn 300 ảnh, tư liệu, hiện vật quý về chiến thắng Điện Biên Phủ

Trưng bày hơn 300 ảnh, tư liệu, hiện vật quý về chiến thắng Điện Biên Phủ

Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam vừa tổ chức khai mạc triển lãm 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản ...
Bộ trưởng Tài chính Yellen: Nền kinh tế Mỹ tiếp tục hoạt động rất tốt!

Bộ trưởng Tài chính Yellen: Nền kinh tế Mỹ tiếp tục hoạt động rất tốt!

Theo báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ ngày 25/4, trong quý I/2024, nền kinh tế nước này đã tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong gần hai năm.
Điện chia buồn về thiệt hại do mưa lớn và lũ lụt tại Tanzania

Điện chia buồn về thiệt hại do mưa lớn và lũ lụt tại Tanzania

Lãnh đạo Việt Nam đã gửi điện chia buồn khi được tin về các trận mưa lớn và lũ lụt gần đây tại Tanzania gây thiệt hại nghiêm trọng về ...
XSMB 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 7 ngày 27/4/2024. dự đoán XSMB 27/4/2024

XSMB 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 7 ngày 27/4/2024. dự đoán XSMB 27/4/2024

XSMB 27/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 27/4/2024. xổ số hôm nay 27/4. dự đoán xổ số miền Bắc thứ 7. SXMB 27/4. dự ...
Tin thế giới 26/4: Mỹ - Trung đạt thoả thuận 5 điểm, Nga tấn công đoàn tàu chở vũ khí phương Tây ở Ukraine, Houthi tấn công tàu Israel ở Vịnh Aden

Tin thế giới 26/4: Mỹ - Trung đạt thoả thuận 5 điểm, Nga tấn công đoàn tàu chở vũ khí phương Tây ở Ukraine, Houthi tấn công tàu Israel ở Vịnh Aden

Nga cảnh báo hậu quả nếu Ukraine tấn công nhà máy điện hạt nhân, Mỹ siết chặt xuất khẩu súng đạn, Nga gia tăng hợp tác quân sự với Trung Quốc…
Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Mỹ không mong đợi Ukraine sẽ tiến hành các hoạt động tấn công quy mô lớn ứng phó lực lượng Nga trong thời gian tới.
Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Có 158,8 triệu cử tri, trong đó có 80,8 triệu nam giới và 78 triệu nữ giới đủ điều kiện tham gia giai đoạn hai của cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ.
Ngoại trưởng Mỹ, Trung Quốc hội đàm: Bắc Kinh kêu gọi Washington 'đừng giẫm lên lằn ranh đỏ'

Ngoại trưởng Mỹ, Trung Quốc hội đàm: Bắc Kinh kêu gọi Washington 'đừng giẫm lên lằn ranh đỏ'

Trong vài năm qua, quan hệ Mỹ-Trung Quốc đã trải qua những thăng trầm, nhưng đang 'bắt đầu ổn định'.
Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên đã thị sát buổi thử nghiệm bệ phóng tên lửa phóng loạt cỡ nòng 240 mm do Xí nghiệp công nghiệp quốc phòng sản xuất.
Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Hamas sẽ chấp nhận một nhà nước Palestine có chủ quyền hoàn toàn ở Bờ Tây và Dải Gaza dọc theo đường biên giới trước năm 1967.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động