TIN LIÊN QUAN | |
Ngày 11/9 của 15 năm trước | |
15 năm sau sự kiện 11/9: Chiến trường chống khủng bố vẫn ngổn ngang |
Tổng thống Obam tưởng niệm các nạn nhân của vụ khủng bố 11/9. (Nguồn: AP) |
Phát biểu với báo giới ngày 12/9, người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest cho biết việc kiện Chính phủ Saudi Arabia không phải là cách hiệu quả và thuyết phục trong việc đối phó với khủng bố mà chỉ làm gia tăng quan ngại giữa các nước đồng minh vùng Vịnh của Washington.
Ông Josh Earnest nhấn mạnh không quá khó để hình dung các nước khác có thể sử dụng chính dự luật này để kiện các nhà ngoại giao, các nhân viên, thậm chí là các công ty Mỹ trên khắp thế giới. Do vậy, việc ký ban hành dự luật này sẽ làm tăng rủi ro cho chính nước Mỹ. Những quan ngại của Tổng thống Obama đối với dự luật này là sự vi phạm nguyên tắc miễn trừ tư pháp quốc gia vốn bảo vệ các nước trước các vụ kiện dân sự hoặc khởi tố hình sự.
Nếu Tổng thống Obama không ký phê chuẩn dự luật trên và sử dụng quyền phủ quyết JASTA, Hạ viện và Thượng viện Mỹ có thể yêu cầu tiến hành một cuộc bỏ phiếu về quyền phủ quyết và nếu giành được 2/3 số phiếu ủng hộ tại mỗi viện, quyền phủ quyết của tổng thống sẽ bị đảo ngược.
Ngày 9/9 vừa qua, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật mang tên "Công lý chống bảo trợ hành động khủng bố" (JASTA) chỉ 2 ngày trước khi nước Mỹ tưởng niệm 15 năm ngày xảy ra các vụ tấn công khủng bố kinh hoàng 11/9/2001, cướp đi sinh mạnh của khoảng 3.000 người. Dự luật này trước đó cũng đã được Thượng viện Mỹ thông qua hồi tháng 5.
Văn kiện này cho phép những người sống sót và gia đình các nạn nhân thiệt mạng trong vụ tấn công khủng bố kiện các chính phủ nước ngoài tại tòa án liên bang Mỹ và đòi bồi thường nếu các chính phủ đó bị chứng minh phải chịu trách nhiệm trong các cuộc tấn công khủng bố trên đất Mỹ. Nếu trở thành luật, JASTA sẽ xóa bỏ quyền miễn trừ tư pháp quốc gia cũng như việc cấm kiện chính phủ hay các quốc gia bị nghi ngờ có liên quan đến các vụ tấn công khủng bố tại Mỹ.
Ngay lập tức, các nước vùng Vịnh đã bày tỏ quan ngại về JASTA với lập luận rằng dự luật này "vi phạm nền tảng và nguyên tắc của mối quan hệ giữa các quốc gia, đặc biệt là sự miễn trừ tư pháp quốc gia", đồng thời bày tỏ hy vọng Chính quyền Washington "sẽ không chấp thuận dự luật này khi có thể tạo ra một tiền lệ nghiêm trọng".
Mặc dù là một đồng minh lâu năm của Mỹ, song Saudi Arabia lại là quê hương của 15 trong số 19 tên không tặc tham gia vào vụ tấn công khủng bố nhằm vào hai tòa tháp của Trung tâm Thương mại thế giới tại New York, Lầu Năm Góc và Pennsylvania cách đây 15 năm. Chính phủ Saudi Arabia đã phủ nhận các cáo buộc liên quan đến vụ việc này và nhiều lần vận động hành lang phản đối dự luật trên. Giới quan sát nhận định nếu được ký thành luật, JASTA có thể khiến mối quan hệ giữa Mỹ và Saudi Arabia trở nên căng thẳng.
"Vụ 11/9 làm nước Mỹ mạnh hơn" Tổng thống Mỹ Barack Obama gọi nước Mỹ là "quốc gia kiên cường" và cho biết họ ngày càng mạnh mẽ hơn sau 10 năm ... |
Vụ khủng bố đầu tiên tại Mỹ Năm 1986, tức 15 năm trước vụ khủng bố 11/9/2001, băng đảng đường phố El Rukns ở Chicago đã đe dọa phối hợp với một ... |
11/9 và cuộc đua vào Nhà Trắng Bảy năm sau sự kiện 11/9, nền chính trị Mỹ vẫn chịu ảnh hưởng, cả tích cực lẫn tiêu cực, của vụ khủng bố này. ... |