“Trọng tài duy nhất” trong “ván cược” Iran - Israel ở Syria

Có một thực tế là cả Israel và Iran đều không tin tưởng Nga. trong khi chỉ Tổng thống Putin mới có thể ngăn cản những xung đột leo thang giữa 2 nước. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nga thanh trong tai duy nhat trong van cuoc iran israel o syria Iran và Nga khởi công mở rộng nhà máy điện hạt nhân Bushehr
nga thanh trong tai duy nhat trong van cuoc iran israel o syria Syria sau 8 năm xung đột: Hồi chuông quyết định vận mệnh đã điểm?

Xin giới thiệu bài viết của Shimon Stein và Shlomo Brom – những cây bút chuyên bình luận các vấn đề Trung Đông của tạp chí Haaretz.com

Ván cược “không được tính sai” Iran - Israel

Cuộc cách mạng năm 1979 không chỉ đưa Iran trở thành một nước cộng hòa Hồi giáo mà còn là một bước ngoặt làm thay đổi chính sách đối ngoại của Iran, đặc biệt trong quan hệ với Israel.

Những quan điểm thù địch giữa Iran với Israel tích tụ dần qua thời gian và khiến mối quan hệ 2 nước rơi vào những vòng xoáy leo thang căng thẳng. Iran luôn tránh đối đầu quân sự trực tiếp với Israel nhưng cùng lúc đó, nước này cũng cung cấp đáng kể sự hỗ trợ về chính trị, tài chính và quân sự cho tổ chức Hezbollah cũng như các nhóm khủng bố ở Palestine nhằm tiến hành các cuộc tấn công chống lại Israel và người Do Thái, với điều kiện cơ bản là các lực lượng này phải phục vụ những lợi ích của Iran.

Trong khi đó, chương trình hạt nhân của Iran bị Israel coi là một mối đe dọa hiện hữu và lần đầu tiên nó trở thành yếu tố làm dấy lên khả năng về một cuộc đối đầu quân sự trực tiếp giữa 2 quốc gia. Đó có thể là lý do cho một cuộc tấn công của Israel nhằm phá hủy các cơ sở hạ tầng hạt nhân của Iran và ngăn chặn Tehran phát triển khả năng hạt nhân.

Tuy nhiên, viễn cảnh về một cuộc tấn công của Israel hiện vẫn chưa thành hiện thực nhờ Thỏa thuận hạt nhân Iran. Mặc dù Tổng thống Mỹ Donald Trump đã rút khỏi Thỏa thuận - một động thái mà Chính phủ Israel rất hoan nghênh, nhưng Iran vẫn tiếp tục tuân thủ các điều khoản mà nước này đã nhất trí với các bên ký kết (Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh và Đức). Chính vì vậy mà chừng nào mà thỏa thuận này vẫn được thực hiện thì các chương trình hạt nhân của Iran vẫn chịu sự kiểm soát và Israel không có lý do gì để thực hiện một cuộc tấn công.

Nguy cơ có khả năng gây ra một cuộc xung đột vũ trang giữa Iran và Israel trong bối cảnh hiện nay là sự hiện diện chiến lược của quân đội Iran tại Syria, gần biên giới phía bắc với Israel. Cuộc nội chiến Syria kéo dài trong suốt 8 năm qua đã quyết định chiến thắng thuộc về chính quyền của ông Assad. Điều này có thể đồng nghĩa với việc lực lượng quân đội của Iran ủng hộ Tổng thống Syria có thể sẽ tiếp tục hiện diện ở đây trong một thời gian dài.

nga thanh trong tai duy nhat trong van cuoc iran israel o syria
Cuộc nội chiến Syria kéo dài trong suốt 8 năm qua đã quyết định chiến thắng thuộc về chính quyền ông Assad. (Nguồn: Enca)

Bên cạnh đó, Israel cũng lo ngại rằng sự hiện diện của Iran ở Syria sẽ củng cố thêm tham vọng "bá chủ khu vực" của nước này và đe dọa đến Israel từ 2 phía: Syria và Lebanon. Israel đã tuyên bố công khai rằng Tel Aviv sẽ không cho phép Tehran hiện diện quân sự lâu dài ở Syria.

Israel đã sử dụng những ưu thế vượt trội hơn về quân sự để tấn công các cơ sở hiện diện quân sự của Iran tại Syria, bao gồm cả lực lượng quân ủy nhiệm của nước này. Iran cũng đã đáp trả một số lần nhưng đều không thành công. Nếu Iran có khả năng đáp trả các hành động khiêu khích của Israel hiệu quả hơn thì có thể hiện giờ căng thẳng giữa hai nước đã leo thang ở một mức độ vô cùng nghiêm trọng.

Những yếu tố chung có thể dung hòa những lợi ích trái ngược giữa Iran và Israel dường như rất mong manh. Iran không thể rút toàn bộ sự hiện diện quân sự khỏi Syria bởi đây là một phần quan trọng trong tuyến phòng thủ đầu tiên của Tehran trước Tel Aviv. Trong khi đó, Israel sẽ nỗ lực tối đa để ngăn cản Iran xây dựng một cơ sở hạ tầng chiến lược lâu dài cùng với lực lượng Hezbollah ở Lebanon bởi Israel coi việc này là mối đe dọa nghiêm trọng về mặt an ninh quốc gia.

Iran và Israel đều "không bằng mặt mà cũng chẳng bằng lòng với nhau" nhưng mối quan hệ 2 bên giống như một “ván cược không được tính sai” bởi cả Tehran và Tel Aviv đều không muốn rơi vào một cuộc đối đầu trực tiếp trên quy mô rộng. Điều này có thể được thấy qua chính sách truyền thông tránh khiêu khích của Israel và những màn đáp trả hạn chế của Iran. Đó cũng là cách để tránh leo thang căng thẳng và nếu căng thẳng có xảy ra thì chỉ là những cuộc xung đột ở quy mô nhỏ mà 2 nước có thể xoay xở và giải quyết được.

Nga không phải lựa chọn tốt nhất nhưng là lựa chọn duy nhất

Iran và Israel sẽ không bao giờ tự nguyện đặt những lợi ích an ninh quan trọng của quốc gia vào tay Nga nhưng hai nước này cần một bên thứ 3 "làm trọng tài" trong những tranh chấp giữa hai bên ở Syria và Nga là lựa chọn duy nhất.

Cả Iran và Israel, không bên nào có thể đạt được mọi thứ mình muốn và điều này dẫn đến tình trạng hiện tại là 2 bên đều đang trong thế “giằng co” lẫn nhau.

Tuy nhiên, thế giới luôn biến động và leo thang căng thẳng trong quan hệ 2 nước do tính toán sai, do hiểu lầm hay từ những sức ép chính trị trong nước vẫn luôn là nguy cơ thường trực, thậm chí cả khi hai bên đều có chủ ý tránh xung đột ngay từ đầu.

Một giải pháp hiệu quả để xử lý tình huống này là tạo ra một cơ chế ngăn chặn khủng hoảng nhằm tăng cường trao đổi liên lạc giữa 2 bên, giải quyết các hiểu lầm, đưa ra những "lằn ranh đỏ" để không bên nào đi quá giới hạn... Một cơ chế như vậy đã chứng minh được tính hiệu quả trong các cuộc xung đột khu vực và thế giới.

Bởi vì cả Iran và Israel về mặt chính trị đều không thể tự thiết lập một cơ chế như vậy hay tham gia vào một cuộc đối thoại trực tiếp nên cả 2 quốc gia đều vô cùng cần một bên thứ 3 mà 2 bên có thể tin tưởng được. Bên thứ 3 đó sẽ phải là một bên không có lợi ích riêng và cũng không liên quan hay có ảnh hưởng gì với một trong 2 nước. Trên thực tế, một bên mà 2 nước có thể chấp nhận được như vậy vẫn chưa có.

Do đó, giải pháp tốt nhất tiếp theo chỉ có thể là Nga. Nga đã can thiệp vào cuộc chiến ở Syria và chắc chắn có mong muốn đóng vai trò điều phối này bất kể những hạn chế không thể tránh khỏi. Israel và Iran đều nhận thức rõ Nga có lợi ích riêng ở Syria và những tham vọng quyền lực trong khu vực.

nga thanh trong tai duy nhat trong van cuoc iran israel o syria
Quân đội Nga tại Syria. (Nguồn: The Moscow Times)

Trên thực tế, Hhai nước cũng không chào đón Nga đóng vai trò như một "trọng tài", lại càng không an tâm đặt lợi ích an ninh quốc gia vào tay Kremlin. Nhưng sự thật là cả 2 đều nhất trí là họ không thể tìm được bên thứ 3 nào phù hợp hơn. Nga không phải lựa chọn tốt nhất nhưng là lựa chọn duy nhất của cả Iran và Israel.

Dù sao, một cơ chế ngăn chặn leo thang dù có hạn chế và thiếu sót nhưng vẫn còn tốt hơn so với việc không có một lực lượng nào ngăn chặn những xung đột do tính toán sai lầm hoặc có chủ đích trong quan hệ giữa Iran và Israel.

nga thanh trong tai duy nhat trong van cuoc iran israel o syria Israel và Nga sẽ hợp tác khi lực lượng nước ngoài rút khỏi Syria

Nga và Israel sẽ hợp tác để đảm bảo tiến trình rút các lực lượng nước ngoài ra khỏi Syria. Đây là tuyên bố của ...

nga thanh trong tai duy nhat trong van cuoc iran israel o syria ​Ngoại trưởng Iran: "Không thể loại trừ" khả năng xung đột quân sự với Israel

Ngày 20/2, Ngoại trưởng Iran Mohammed Javad Zarif đã cáo buộc Israel theo đuổi "chủ nghĩa phiêu lưu" bằng những chiến dịch ném bom tại ...

nga thanh trong tai duy nhat trong van cuoc iran israel o syria Israel pháo kích vào miền Nam Syria

Hãng thông tấn nhà nước Syria (SANA) đưa tin, ngày 11/2, quân đội Israel đã pháo kích vào thành phố Quneitra của Syria. 

(theo Kiều Anh/VOV)

Xem nhiều

Đọc thêm

Bộ trưởng Tài chính Yellen: Nền kinh tế Mỹ tiếp tục hoạt động rất tốt!

Bộ trưởng Tài chính Yellen: Nền kinh tế Mỹ tiếp tục hoạt động rất tốt!

Theo báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ ngày 25/4, trong quý I/2024, nền kinh tế nước này đã tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong gần hai năm.
Điện chia buồn về thiệt hại do mưa lớn và lũ lụt tại Tanzania

Điện chia buồn về thiệt hại do mưa lớn và lũ lụt tại Tanzania

Lãnh đạo Việt Nam đã gửi điện chia buồn khi được tin về các trận mưa lớn và lũ lụt gần đây tại Tanzania gây thiệt hại nghiêm trọng về ...
XSMB 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 7 ngày 27/4/2024. dự đoán XSMB 27/4/2024

XSMB 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 7 ngày 27/4/2024. dự đoán XSMB 27/4/2024

XSMB 27/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 27/4/2024. xổ số hôm nay 27/4. dự đoán xổ số miền Bắc thứ 7. SXMB 27/4. dự ...
XSMT 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 27/4/2024. SXMT 27/4/2024

XSMT 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 27/4/2024. SXMT 27/4/2024

XSMT 27/4 - xổ số hôm nay 27/4. trực tiếp kết quả xổ số miền Trung 27/4/2024. Kết quả xổ số ngày 6 tháng 4. xổ số miền Trung thứ ...
XSMN 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy 27/4/2024. xổ số hôm nay 27/4

XSMN 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy 27/4/2024. xổ số hôm nay 27/4

XSMN 27/4 - xổ số hôm nay 27/4. SXMN 27/4. kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 7 ngày 27/4/2024. kết quả xổ số hôm nay ngày 27 ...
Vietfood & Beverage – Propack Vietnam 2024: Cơ hội hợp tác, giao thương cho các doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống

Vietfood & Beverage – Propack Vietnam 2024: Cơ hội hợp tác, giao thương cho các doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống

Vietfood & Beverage – Propack Vietnam 2024 lần thứ 28 sẽ diễn ra tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Sài Gòn (SECC) từ 8-10/8.
Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Mỹ không mong đợi Ukraine sẽ tiến hành các hoạt động tấn công quy mô lớn ứng phó lực lượng Nga trong thời gian tới.
Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Có 158,8 triệu cử tri, trong đó có 80,8 triệu nam giới và 78 triệu nữ giới đủ điều kiện tham gia giai đoạn hai của cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ.
Ngoại trưởng Mỹ, Trung Quốc hội đàm: Bắc Kinh kêu gọi Washington 'đừng giẫm lên lằn ranh đỏ'

Ngoại trưởng Mỹ, Trung Quốc hội đàm: Bắc Kinh kêu gọi Washington 'đừng giẫm lên lằn ranh đỏ'

Trong vài năm qua, quan hệ Mỹ-Trung Quốc đã trải qua những thăng trầm, nhưng đang 'bắt đầu ổn định'.
Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên đã thị sát buổi thử nghiệm bệ phóng tên lửa phóng loạt cỡ nòng 240 mm do Xí nghiệp công nghiệp quốc phòng sản xuất.
Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Hamas sẽ chấp nhận một nhà nước Palestine có chủ quyền hoàn toàn ở Bờ Tây và Dải Gaza dọc theo đường biên giới trước năm 1967.
Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Nga và Trung Quốc đang xích lại gần nhau hơn nữa kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi tháng 2/2022.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động