Trung Quốc-Ấn Độ: Xóa sổ 'tiếng sấm' ở biên giới khi 'tên đã trên dây, đạn đã lên nòng'?

HỒNG PHÚC
TGVN. Tình hình dọc biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục căng thẳng, quân đội hai nước một lần nữa ở vào tình trạng “gươm tuốt vỏ, nỏ giương dây”. Liệu có nguy cơ xung đột leo thang?
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Từ tháng 6 đến tháng 8/2017, lực lượng biên phòng Trung Quốc và Ấn Độ từng có một cuộc đối đầu quân sự ở khu vực Doklam. Vào thời điểm đó, giới học giả hai nước lạc quan dự đoán rằng cuộc khủng hoảng sẽ kết thúc một cách hòa bình, bởi vì họ tin rằng cả hai nước đều muốn “dĩ hòa vi quý”.

Thứ nhất, là hai quốc gia đang phát triển lớn nhất thế giới hiện nay, ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc và Ấn Độ vẫn là phát triển hòa bình. Thứ hai, khi xảy ra một cuộc chiến giữa hai cường quốc thì bên nào cũng sẽ có tổn thất, nếu Trung-Ấn xung đột vũ trang, điều đó sẽ chỉ giúp cho các nước khác “trai cò tranh nhau, ngư ông đắc lợi”. Thứ ba, hòa bình thế giới và ổn định khu vực không thể tách rời khỏi hợp tác hữu nghị Trung-Ấn.

0157-trungan1
Với xung đột biên giới gia tăng, Trung Quốc-Ấn Độ đang ở giữa lằn ranh hòa bình và chiến tranh.

Ba năm trôi qua kể từ cuộc đối đầu ở Doklam, căng thẳng biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc một lần nữa "dậy sóng". Theo báo Liên hợp buổi sáng của Singapore có chi nhánh ở Hong Kong, trước tình hình biên giới giữa hai nước hiện nay, giới học giả của cả Trung Quốc và Ấn Độ đều không còn tự tin như trước hay dám đảm bảo rằng xung đột nhất định sẽ không leo thang. Nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang hiện nay vẫn rất lớn, hai bên đang ở vào tình thế “tên đã trên dây, đạn đã lên nòng”, hết sức căng thẳng.

Nguồn cơn từ đại dịch

Trước hết, đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đã làm xáo trộn tình hình quốc tế, khiến tư tưởng chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa bảo hộ ở mỗi quốc gia trỗi dậy. Trong lịch sử, vô số cuộc chiến xảy ra với nguồn cơn là đại dịch và đại dịch lần này càng làm sâu sắc thêm mối hiềm khích của các nước BRICS.

Đến nay, Ấn Độ, Brazil, Nga và Nam Phi đã lần lượt xếp thứ 2, 3, 4 và 8 - tức đều đứng trong tốp 10 các quốc gia có nhiều ca nhiễm Covid-19 trên thế giới. Trong khi đó, Trung Quốc - quốc gia bị dư luận bên ngoài coi là “thủ phạm” gây ra đại dịch - đã đi đầu trong việc loại bỏ dịch bệnh. Điều này khó tránh khỏi gây ra hiềm khích, dẫn tới sự ganh ghét, căm giận từ các nước khác.

Đặc biệt, dịch bệnh tại Ấn Độ gần như mất kiểm soát và không loại trừ khả năng sẽ tiếp tục trầm trọng hơn, khiến cho nền kinh tế đang suy yếu này rơi vào thảm cảnh. Tâm lý chống Trung Quốc ở nước này lên cao chưa từng có, xung đột biên giới với Trung Quốc có thể sẽ chuyển hướng xung đột trong nước.

Mối hận cũ thù mới

Thứ hai, lực lượng bộ đội biên phòng Ấn Độ đang canh cánh trong lòng mối hận cũ thù mới với quân đội Trung Quốc, luôn chờ cơ hội trả đũa. Biên giới giữa hai nước dài 3.500 km, một phần tranh chấp lãnh thổ chưa được giải quyết.

Năm 1962, giữa hai nước nổ ra chiến tranh biên giới, kết quả là Trung Quốc thắng trận và chủ động ngừng chiến, mặc dù Ấn Độ cũng tuyên bố ra bên ngoài là họ giành phần thắng nhưng bên trong lại coi đây là thất bại.

Kết luận này có thể được xác nhận trong Báo cáo của Henderson Brooks, vốn từng là báo cáo tối mật bị niêm phong về chiến tranh biên giới Trung-Ấn 1962.

Trong những thập kỷ sau đó, mặc dù có những xích mích ở biên giới Trung-Ấn, tình hình về cơ bản có thể kiểm soát. Tuy nhiên, vào tháng 6 năm nay, các vụ đụng độ nghiêm trọng đã nổ ra giữa quân đội hai nước ở khu vực Thung lũng Galwan, khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng, trong khi Trung Quốc đến nay vẫn chưa công khai tiết lộ thương vong cụ thể của phía mình.

Vào tháng 9, lực lượng vũ trang Trung Quốc và Ấn Độ lại cáo buộc nhau “nổ súng” cảnh cáo. Đây là vụ sử dụng súng đầu tiên trong nhiều thập kỷ, và đó là một tín hiệu cực kỳ nguy hiểm.

Sự trỗi dậy của trào lưu dân tộc chủ nghĩa

Thứ ba, trào lưu dân tộc chủ nghĩa mãnh liệt ở hai nước đã khiến chính phủ và quân đội hai bên đều khó có thể chủ động nhượng bộ, chỉ có cách duy nhất là tiếp tục thể hiện sức mạnh. Mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phụng Hòa và Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh đã có cuộc hội đàm, nhưng điều đáng tiếc là hai bên đã đổ lỗi cho nhau và không chịu thỏa hiệp, khiến đàm phán rơi vào bế tắc.

Trung Quốc tuyên bố “một tấc đất của lãnh thổ cũng không thể mất đi”, trong khi Ấn Độ lại kiên trì “sẽ không thỏa hiệp về vấn đề chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ”.

Trên thực tế, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vững tin vào “dĩ hòa vi quý”, vì họ luôn dốc sức thúc đẩy việc chung sống hòa bình giữa hai nước. Tại hai cuộc gặp không chính thức ở Vũ Hán (Trung Quốc) vào tháng 4/2018 và tại Chennai (Ấn Độ) vào tháng 10/2019, cả hai nhà lãnh đạo đều nhấn mạnh cam kết duy trì hòa bình và an ninh ở khu vực biên giới.

Tuy nhiên, đứng trước vấn đề chủ quyền lãnh thổ và tính đến vấn đề “bộ mặt” của lãnh đạo cường quốc, dự báo tình hình đã không còn nằm trong sự kiểm soát hoàn toàn của hai nhà lãnh đạo. Trước đó, ông Modi đã công khai cho phép lực lượng tiền tuyến ở biên giới Ấn Độ tự chủ động quyết định việc khai hỏa.

Khoảng cách lớn trong nhận thức

Cuối cùng, “tình hữu nghị giữa hai nước nằm ở sự gần gũi của nhân dân hai nước”, tuy nhiên cả Trung Quốc và Ấn Độ vẫn có một khoảng cách nhận thức rất lớn. Hai nước là láng giềng gần gũi, đều là hai nền văn hiến lâu đời, với giao lưu đã trải qua hơn 2.000 năm thăng trầm, nên không thể nói là giữa họ lạ lẫm gì nhau, nhưng dường như cũng khó có thể nói là đã hiểu rõ về nhau.

Đến nay, hai bên vẫn tồn tại những hiểu lầm, nghi kỵ, giễu cợt, thậm chí là sự thù hận lẫn nhau.

Giao lưu nhân dân giữa hai nước chỉ ở mức rất thấp, trong những năm gần đây, số lượt qua lại của người dân hai nước mới vượt qua mốc 1 triệu lượt, chỉ chiếm khoảng 0,036% tổng dân số hai nước.

Hai nước không hài lòng với nhau về vấn đề quân sự, dư luận Trung Quốc thường cho rằng “quân đội Ấn Độ chịu không nổi một đòn”, trong khi giới truyền thông Ấn Độ lại khoe rằng “hoàn toàn có thể đánh bại Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA)”.

Đứng trước vấn đề chủ quyền lãnh thổ và tính đến vấn đề “bộ mặt” của lãnh đạo cường quốc, dự báo tình hình đã không còn nằm trong sự kiểm soát hoàn toàn của hai nhà lãnh đạo... (Báo Liên hợp buổi sáng)

Chủ tịch Tập Cận Bình từng nói với ông Modi rằng Trung Quốc và Ấn Độ nên là “rồng voi cùng múa” thay vì “rồng voi đấu nhau”, đây là ý nguyện tốt đẹp.

Tuy nhiên, hiện nay quân đội hai nước đang triển khai binh lính, xe tăng, pháo binh và máy bay chiến đấu trên quy mô lớn ở khu vực biên giới, nguy cơ “lau súng cướp cò” có thể xảy đến bất cứ lúc nào.

Mặc dù Ngoại trưởng Trung Quốc và Ấn Độ gần đây đã đạt được đồng thuận 5 điểm tại Moscow để hạ nhiệt căng thẳng, nhưng “tiếng sấm” ở biên giới hai nước sẽ không bị xóa sổ chỉ đơn giản như vậy.

Giới học giả Trung Quốc cho rằng tất cả đều không muốn chứng kiến chiến tranh, vì chiến tranh tàn khốc, nhưng có lúc “đánh nhau xong mới thành bằng hữu”, lẽ nào cần thiết phải có một “trận đánh nhỏ” vừa phải để những cái đầu “nóng nảy” của hai bên phục hồi lý trí để trân trọng hòa bình hơn?

Trung Quốc cam kết 'khôi phục hòa bình và sự yên bình' tại khu vực biên giới tranh chấp với Ấn Độ

Trung Quốc cam kết 'khôi phục hòa bình và sự yên bình' tại khu vực biên giới tranh chấp với Ấn Độ

TGVN. Trong tuyên bố ngày 11/9, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, nước này sẽ duy trì liên lạc với Ấn Độ thông qua ...

Ấn Độ khó 'đoạn tuyệt' với Trung Quốc

Ấn Độ khó 'đoạn tuyệt' với Trung Quốc

TGVN. Sau cuộc đụng độ biên giới, làn sóng tẩy chay các mặt hàng Trung Quốc tại Ấn Độ ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, ...

Nói Trung Quốc 'giễu võ giương oai', Ấn Độ tuyên bố không chùn bước

Nói Trung Quốc 'giễu võ giương oai', Ấn Độ tuyên bố không chùn bước

TGVN. Ngày 8/6, Bộ trưởng Quốc phòng Rajnath Singh và Bộ trưởng Nội vụ Amit Shah tuyên bố, Ấn Độ không chùn bước trước sự “giễu ...

Đọc thêm

Điện Biên từng bước chuyển mình

Điện Biên từng bước chuyển mình

Những năm qua, Điện Biên đã chủ động đề ra nhiều giải pháp phù hợp, linh hoạt với điều kiện thực tiễn, từng bước đạt được những kết quả nổi ...
Người mẫu Ngọc Trinh trở lại hoạt động giải trí, chụp poster cho NTK Đỗ Long

Người mẫu Ngọc Trinh trở lại hoạt động giải trí, chụp poster cho NTK Đỗ Long

Sau biến cố bị tạm giam, Ngọc Trinh nhận lời làm mẫu ảnh, chụp poster cho show diễn sắp tới của nhà thiết kế Đỗ Long.
Điện Biên Phủ tưng bừng cờ hoa đón đại lễ mừng 70 năm ngày chiến thắng

Điện Biên Phủ tưng bừng cờ hoa đón đại lễ mừng 70 năm ngày chiến thắng

Gần ngày kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, khắp phố phường Điện Biên nhuộm màu rực rỡ bởi cờ đỏ sao vàng cùng sắc hoa bằng lăng ...
Hoa hậu H’Hen Niê tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hoa hậu H’Hen Niê tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hoa hậu H’Hen Niê trở lại Điện Biên đúng thời điểm địa phương đang chuẩn bị chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp với chiến dịch Điện Biên Phủ

Đại tướng Võ Nguyên Giáp với chiến dịch Điện Biên Phủ

Trong mắt nhiều người, Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ là một 'nhà chính trị đi trước nhà quân sự' mà còn là một 'cây đại thụ rợp bóng ...
HLV Kim Sang Sik: Ý chí, đoàn kết có thể đạt được những kết quả như mong muốn

HLV Kim Sang Sik: Ý chí, đoàn kết có thể đạt được những kết quả như mong muốn

Chiều 6/5, VFF tổ chức lễ ký kết hợp đồng, công bố ông Kim Sang Sik trở thành tân HLV trưởng đội tuyển nam và đội tuyển U23 quốc gia ...
Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith chuẩn bị thăm Nga

Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith chuẩn bị thăm Nga

Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith sẽ có chuyến thăm và làm việc tại Nga theo lời mời của Tổng thống nước chủ nhà Vladimir Putin.
Tin tưởng sai lầm vào 'vũ khí' quen thuộc, giờ là lúc phương Tây cần tính phương án ngoại giao để chấm dứt xung đột Nga-Ukraine

Tin tưởng sai lầm vào 'vũ khí' quen thuộc, giờ là lúc phương Tây cần tính phương án ngoại giao để chấm dứt xung đột Nga-Ukraine

Italy cho rằng, phương Tây cần nỗ lực hơn nữa để đàm phán giải pháp ngoại giao với Nga nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Xung đột ở Dải Gaza: Israel bắt đầu sơ tán người ở Rafah, Mỹ dừng chuyển một lô đạn cho đồng minh?

Xung đột ở Dải Gaza: Israel bắt đầu sơ tán người ở Rafah, Mỹ dừng chuyển một lô đạn cho đồng minh?

Israel cho rằng, hành động quân sự ở Rafah là cần thiết và quốc gia Trung Đông đang tiến hành sơ tán người dân ở thành phố miền Nam Dải Gaza này.
Biển Đỏ: Bất chấp việc Houthi gây rối loạn, nhiều nước tập trận hải quân chung

Biển Đỏ: Bất chấp việc Houthi gây rối loạn, nhiều nước tập trận hải quân chung

Lực lượng Houthi ở Yemen tiếp tục cảnh báo về các cuộc tấn công nhằm vào các tàu có liên kết với Israel ở Biển Đỏ.
Australia và Palau mở dịch vụ bay thẳng mới

Australia và Palau mở dịch vụ bay thẳng mới

Australia và Palau hợp tác mở rộng kết nối ở Thái Bình Dương với dịch vụ bay thẳng mới giữa thành phố Brisbane của Australia và thành phố Koror của Palau.
'Bí mật' đặt ra ít nhất 2 lằn ranh đỏ, điều gì sẽ khiến NATO can thiệp trực tiếp xung đột Ukraine?

'Bí mật' đặt ra ít nhất 2 lằn ranh đỏ, điều gì sẽ khiến NATO can thiệp trực tiếp xung đột Ukraine?

NATO đã xác lập ít nhất 2 lằn ranh đỏ mà vượt ra khỏi đó có thể dẫn đến sự can thiệp trực tiếp vào cuộc xung đột ở Ukraine.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Phiên bản di động