Ấn Độ và Trung Quốc tiếp tục đi giữa lằn ranh của cuộc xung đột Nga-Ukraine

Ngọc Anh
Chuyến thăm tới Kiev của Thủ tướng Modi được xem như sự mở rộng của chính sách đối ngoại đầy khéo léo kể từ khi cuộc xung đột Nga-Ukraine nổ ra trong khi Trung Quốc cũng đang thận trọng điều chỉnh lập trường của mình.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Đó là nhận định của ông C. Uday Bhaskar *, Giám đốc Hiệp hội nghiên cứu chính sách (SPS) ở New Delhi trong bài viết mới đây đăng trên báo The South China Morning Post.

Ấn Độ và Trung Quốc tiếp tục đi giữa lằn ranh của cuộc xung đột Nga-Ukraine
Ấn Độ và Trung Quốc đang tìm một lối đi khéo léo trên ranh giới mỏng manh của cuộc xung đột ở Ukraine. (Nguồn: SCMP)

Ngay sau cuộc gặp của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 23/8 tại Kiev, truyền thông nhanh chóng đăng ảnh hình ảnh hai nhà lãnh đạo dành cho nhau cái ôm thắm thiết. Trong một bài viết trên mạng xã hội X, Tổng thống Zelensky cho rằng chuyến thăm đầu tiên của ông Modi tới Ukraine sau khi tái đắc cử là dấu ấn lịch sử quan trọng cũng như thể hiện sự ủng hộ của New Delhi với những vấn đề của Kiev.

Tuy vậy, Thủ tướng Modi lại không trực tiếp bày tỏ lập trường của Ấn Độ đối với cuộc xung đột hiện đã kéo dài 30 tháng. New Delhi “đứng ngoài trong cuộc xung đột này", không có nghĩa là "thờ ơ", mà "không trung lập ngay từ ngày đầu". Hay nói cách khác, "chúng tôi đã đứng về một phía và chúng tôi kiên quyết ủng hộ hòa bình”, ông Modi khẳng định.

Chuyến thăm Kiev của Thủ tướng Modi, theo chuyên gia C. Uday Bhaskar, là sự mở rộng của hành động cân bằng ngoại giao khéo léo và tinh tế của Ấn Độ kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt vào tháng 2/2022.

Quốc gia Nam Á kiên quyết không chỉ trích những hành động của Nga nhưng đã kêu gọi cả hai bên tham gia đối thoại và ngoại giao nhằm chấm dứt xung đột thể theo luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc. Đây cũng là trọng tâm trong thông điệp của ông Modi nhằm xoa dịu những lo ngại của Mỹ rằng New Delhi đã ủng hộ Nga một cách thiếu phê phán.

Thủ tướng Modi công du Kiev chỉ hơn một tháng sau chuyến đi tới Moscow (8-9/7). Thời điểm đó, Tổng thống Zelensky bày tỏ sự thất vọng sâu sắc và cho rằng cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Ấn Độ và Ngai là đòn đánh tàn khốc giáng vào những nỗ lực hòa bình.

Việc Thủ tướng Modi hiện diện tại Kiev diễn ra song song với hai chuyến thăm cấp cao khác. Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh có chuyến đi tới Washington, hai bên ký kết các thỏa thuận quốc phòng quan trọng, làm sâu sắc thêm hợp tác quân sự giữa hai bên. Cùng lúc đó, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường vừa kết thúc chuyến thăm Nga và Belarus.

Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) chào đón Thủ tướng Lý Cường trước cuộc họp tại Điện Kremlin ở Moscow vào ngày 21/8/2014. (Nguồn: Tân Hoa xã)
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) chào đón Thủ tướng Lý Cường trước cuộc họp tại Điện Kremlin ngày 21/8. (Nguồn: Tân Hoa xã)

Đối với New Delhi, việc ông Lý Cường tái khẳng định về tình hữu nghị Trung Quốc-Nga "bền chặt, mạnh mẽ và không thể lay chuyển" và “vượt qua được sự hỗn loạn quốc tế” có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh tam giác quan hệ Ấn Độ-Trung Quốc-Nga trở nên phức tạp. Các động thái này phản ánh một “ván cờ đa cực” tại châu Á và trên toàn thế giới kể từ khi cuộc xung đột ở Ukraine nổ ra.

Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều có mối quan hệ đặc biệt với Nga từ những thập kỷ Chiến tranh Lạnh, khi mối quan hệ lưỡng cực giữa Liên Xô và Mỹ định hình nên khuôn khổ chiến lược toàn cầu. Trong giai đoạn sau của Chiến tranh Lạnh, Trung Quốc lại có xu hướng nghiêng về phía Mỹ trong khi Ấn Độ thiên hơn về phía Liên Xô.

Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, cả hai gã khổng lồ châu Á đều thiết lập lại quan hệ với một nước Nga bị thu hẹp về mặt địa lý và yếu hơn về mặt kinh tế. Ngày nay, sự đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc đã định hình mối quan hệ giữa các cường quốc.

Chuyên gia C. Uday Bhaskar nhận định, việc Mỹ rút khỏi Afghanistan năm 2021 làm giảm vị thế hàng đầu của Washington trên vũ đài chính trị. Đặc biệt, các cuộc xung đột ở Ukraine và Gaza dẫn đến một một khuôn khổ chiến lược toàn cầu không ổn định mà trong đó các cường quốc và Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc hầu như không còn hiệu quả trong việc đảm bảo hoà bình và ổn định toàn cầu.

Ấn Độ và Trung Quốc đang tìm một lối đi khéo léo trên ranh giới mỏng manh của cuộc xung đột ở Ukraine bằng cách duy trì luật pháp quốc tế nhưng không công khai lên tiếng chỉ trích hành động của Nga. Động thái này phản ánh vị thế cô độc của hai ông lớn châu Á nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia dài hạn của mình.

Trong khi định hướng của Ấn Độ được nhìn nhận như một sự thể hiện quyền tự chủ chiến lược, phần mở rộng của chính sách không liên kết, lập trường được cân nhắc kỹ lưỡng của Trung Quốc lại được xem là “thế lưỡng lự Bắc Kinh”.

Cả New Delhi và Bắc Kinh đều duy trì mối quan hệ với Moscow dưới hình thức nhập khẩu dầu, phát triển quan hệ thương mại và quân sự, nhưng cẩn trọng để không rơi vào tầm ngắm trừng phạt của Washington. Đồng thời, cả hai đang tìm cách thể hiện mình như tiếng nói đại diện của Nam bán cầu, những quốc gia đang phát triển bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc xung đột ở Ukraine do sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng lương thực và phân bón toàn cầu.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại lối vào Cung điện Mariinskyi ở Kiev vào ngày 23/8/2024. (Nguồn: AFP)
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại lối vào Cung điện Mariinskyi ở Kiev vào ngày 23/8/2024. (Nguồn: AFP)

Trong bối cảnh đó, theo đánh giá của nhà phân tích chiến lược C. Uday Bhaskar, chuyến thăm của Thủ tướng Modi tới Kiev thực chất chỉ mang tính biểu tượng. Điều quan trọng là những tín hiệu đa tầng mà chuyến thăm gửi đi ở cấp độ toàn cầu, trong khu vực Á-Âu và người dân trong nước. Cả Ấn Độ và Trung Quốc đều không thể thúc đẩy một tiến trình hòa bình hiệu quả trong cuộc xung đột ở Ukraine nếu thiếu vắng sự tham gia của Mỹ. Điều này phụ thuộc vào kết quả của cuộc chạy đua vào Nhà Trắng tháng 11 tới, mà nếu cựu Tổng thống Donald Trump giành chiến thắng, những chính sách có thể sẽ khó lường.

Trong thời gian tạm thời, cả Ấn Độ và Trung Quốc đều đang chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh Brics tại Kazan, Nga, vào tháng 10. Cách những người tham gia – bao gồm các thành viên sáng lập của nhóm là Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc – định hình cuộc chiến tranh Ukraine sẽ

Trong lúc chờ đợi chủ nhân Nhà Trắng, cả Ấn Độ và Trung Quốc đang chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Kazan (Nga) vào tháng 10/2024. Theo Giám đốc SPS C. Uday Bhaskar, cách các quốc gia tham gia hội nghị, bao gồm các thành viên sáng lập khối là Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc, nhìn nhận cuộc xung đột ở Ukraine sẽ cung cấp một số manh mối về kịch bản sắp tới. Hòa bình lâu dài vẫn còn khó nắm bắt trước thực tế khắc nghiệt của cuộc xung đột sắp tròn 3 năm...


(*) Tác giả từng là người đứng đầu hai tổ chức nghiên cứu lớn khác của Ấn Độ là Viện Nghiên cứu và phân tích quốc phòng (IDSA) và Quỹ Hàng hải quốc gia (NMF).

Ấn Độ-Singapore hướng tới lĩnh vực hợp tác mới nổi và tương lai

Ấn Độ-Singapore hướng tới lĩnh vực hợp tác mới nổi và tương lai

Ấn Độ và Singapore chuẩn bị ký một thỏa thuận quan trọng về chất bán dẫn trong chuyến thăm của Thủ tướng Narendra Modi tới ...

Thái tử Abu Dhabi sắp thăm Ấn Độ, tính toán gì trong ván cờ quyền lực ở Tây Á?

Thái tử Abu Dhabi sắp thăm Ấn Độ, tính toán gì trong ván cờ quyền lực ở Tây Á?

Thái tử Abu Dhabi Khaled bin Mohammed bin Zayed Al Nahyan dự kiến đến Ấn Độ vào ngày 8/9, đánh dấu chuyến xuất ngoại thứ ...

Cuộc đối thoại hiếm hoi giữa Cố vấn An ninh Mỹ và tướng quân đội Trung Quốc: Bắc Kinh nhắc nhở 'ranh giới đỏ' đầu tiên Washington không được vượt qua

Cuộc đối thoại hiếm hoi giữa Cố vấn An ninh Mỹ và tướng quân đội Trung Quốc: Bắc Kinh nhắc nhở 'ranh giới đỏ' đầu tiên Washington không được vượt qua

Ngày 29/8, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan đã gặp Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc Trương Hựu Hiệp ...

Tỷ phú Dilip Shanghvi: Tiên phong trong đổi mới, bền vững trong chiến lược

Tỷ phú Dilip Shanghvi: Tiên phong trong đổi mới, bền vững trong chiến lược

Là một trong những người giàu nhất Ấn Độ và là một biểu tượng trong ngành dược phẩm toàn cầu, tỷ phú Dilip Shanghvi không ...

Ấn Độ: 'Khai tử' kỷ nguyên đối thoại liên tục với Pakistan, sẽ ủng hộ bất kỳ định dạng giải quyết xung đột nào mà Nga-Ukraine chấp thuận

Ấn Độ: 'Khai tử' kỷ nguyên đối thoại liên tục với Pakistan, sẽ ủng hộ bất kỳ định dạng giải quyết xung đột nào mà Nga-Ukraine chấp thuận

Mới đây, Bộ Ngoại giao Ấn Độ đã đưa ra một loạt quan điểm về chính sách đối ngoại của nước này, cũng như thông ...

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Xem nhiều

Đọc thêm

Chính phủ lâm thời Bangladesh nhận được nhiều cam kết hợp tác từ Mỹ

Chính phủ lâm thời Bangladesh nhận được nhiều cam kết hợp tác từ Mỹ

Mỹ cam kết hợp tác với Bangladesh trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, lao động, quản trị và hỗ trợ người Rohingya.
Tổng thống Ukraine thừa nhận về quyền kiểm soát Nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu, IAEA nỗ lực ngăn chặn thảm họa tiềm tàng

Tổng thống Ukraine thừa nhận về quyền kiểm soát Nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu, IAEA nỗ lực ngăn chặn thảm họa tiềm tàng

Tổng giám đốc IAEA thăm Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia và gặp Tổng thống Ukraine...
Những chiếc xe tăng mang ký hiệu kỳ bí tiến sát biên giới Ukraine, phương pháp phòng thủ chung đang được lên kế hoạch, Belarus muốn làm điều gì?

Những chiếc xe tăng mang ký hiệu kỳ bí tiến sát biên giới Ukraine, phương pháp phòng thủ chung đang được lên kế hoạch, Belarus muốn làm điều gì?

Nga và Belarus đang lên kế hoạch ký hiệp ước bảo đảm an ninh chung.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 3/9 và sáng 4/9: Lịch thi đấu giao hữu đội tuyển - Ấn Độ vs Mauritius; Cup quốc gia Đan Mạch - Young Boys FD vs Holstebro

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 3/9 và sáng 4/9: Lịch thi đấu giao hữu đội tuyển - Ấn Độ vs Mauritius; Cup quốc gia Đan Mạch - Young Boys FD vs Holstebro

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 3/9 và sáng 4/9: Lịch thi đấu giao hữu - Ấn Độ vs Mauritius; Cup quốc gia Đan Mạch - Young Boys FD ...
Giáo hoàng Francis bắt đầu chuyến công du 12 ngày tới Đông Nam Á, thúc đẩy vấn đề tâm huyết trong 11 năm

Giáo hoàng Francis bắt đầu chuyến công du 12 ngày tới Đông Nam Á, thúc đẩy vấn đề tâm huyết trong 11 năm

Thúc đẩy hành động toàn cầu về biến đổi khí hậu là thông điệp chính trong chuyến thăm dài ngày tới Đông Nam Á lần này của Giáo hoàng Francis.
Muôn dáng Sen Việt qua ống kính nhà ngoại giao Pakistan

Muôn dáng Sen Việt qua ống kính nhà ngoại giao Pakistan

Những bức ảnh đặc tả hoa sen của Đại sứ Kohdayar Marri cho thấy một góc nhìn tinh tế, thoát lên vẻ đẹp thuần khiết của Sen Việt.
Chính phủ lâm thời Bangladesh nhận được nhiều cam kết hợp tác từ Mỹ

Chính phủ lâm thời Bangladesh nhận được nhiều cam kết hợp tác từ Mỹ

Mỹ cam kết hợp tác với Bangladesh trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, lao động, quản trị và hỗ trợ người Rohingya.
Tổng thống Ukraine thừa nhận về quyền kiểm soát Nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu, IAEA nỗ lực ngăn chặn thảm họa tiềm tàng

Tổng thống Ukraine thừa nhận về quyền kiểm soát Nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu, IAEA nỗ lực ngăn chặn thảm họa tiềm tàng

Tổng giám đốc IAEA thăm Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia và gặp Tổng thống Ukraine...
Những chiếc xe tăng mang ký hiệu kỳ bí tiến sát biên giới Ukraine, phương pháp phòng thủ chung đang được lên kế hoạch, Belarus muốn làm điều gì?

Những chiếc xe tăng mang ký hiệu kỳ bí tiến sát biên giới Ukraine, phương pháp phòng thủ chung đang được lên kế hoạch, Belarus muốn làm điều gì?

Nga và Belarus đang lên kế hoạch ký hiệp ước bảo đảm an ninh chung.
Giáo hoàng Francis bắt đầu chuyến công du 12 ngày tới Đông Nam Á, thúc đẩy vấn đề tâm huyết trong 11 năm

Giáo hoàng Francis bắt đầu chuyến công du 12 ngày tới Đông Nam Á, thúc đẩy vấn đề tâm huyết trong 11 năm

Thúc đẩy hành động toàn cầu về biến đổi khí hậu là thông điệp chính trong chuyến thăm dài ngày tới Đông Nam Á lần này của Giáo hoàng Francis.
Xung đột Nga-Ukraine: Moscow đạt tiến triển lớn nhất, cáo buộc Mỹ làm điều này ở biên giới; Kiev nói phương Tây 'cho phép tấn công thôi là chưa đủ'

Xung đột Nga-Ukraine: Moscow đạt tiến triển lớn nhất, cáo buộc Mỹ làm điều này ở biên giới; Kiev nói phương Tây 'cho phép tấn công thôi là chưa đủ'

Cập nhật tình hình cuộc xung đột Nga-Ukraine: Moscos đã đạt tiến triển lớn nhất kể từ khi tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine, cáo buộc Mỹ làm điều này ở dọc biên ...
Diễn biến xung đột tại Dải Gaza: Bất ngờ với cách đổ lỗi của Tổng thống Biden, Hamas được đà làm tới, Israel tuyên bố không để yên

Diễn biến xung đột tại Dải Gaza: Bất ngờ với cách đổ lỗi của Tổng thống Biden, Hamas được đà làm tới, Israel tuyên bố không để yên

Căng thẳng tại Dải Gaza tiếp tục leo thang khi Hamas hành quyết 6 con tin, trong đó có 1 người Mỹ, tại Gaza.
Thủ tướng Ấn Độ đến Ba Lan và Ukraine: Chuyến thăm đa thông điệp

Thủ tướng Ấn Độ đến Ba Lan và Ukraine: Chuyến thăm đa thông điệp

Chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đến Ba Lan và Ukraine là cơ hội gửi đi những thông điệp lớn.
Ván bài mới của gia tộc Shinawatra ở Thái Lan

Ván bài mới của gia tộc Shinawatra ở Thái Lan

Paetongtarn Shinawatra, con gái cựu Thủ tướng Thaksin được chọn là Thủ tướng tiếp theo của xứ chùa vàng. Những khó khăn và bất ngờ nào đang chờ đón nữ Thủ tướng?
Tổng thống Palestine tới Nga và Thổ Nhĩ Kỳ: Chuyến thăm đặc biệt

Tổng thống Palestine tới Nga và Thổ Nhĩ Kỳ: Chuyến thăm đặc biệt

Chuyến thăm của Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas tới Nga và Thổ Nhĩ Kỳ phản ánh nỗ lực từ các bên nhằm tìm kiếm giải pháp cho hòa bình tại Dải Gaza.
Làm gì lúc này ở Trung Đông?

Làm gì lúc này ở Trung Đông?

Trong khoảng lặng trước bão tố, cộng đồng quốc tế đang nỗ lực ngoại giao phút chót để ngăn chặn xung đột ở Trung Đông.
Tổng thống Masoud Pezeshkian: 'Làn gió mới' tại Iran

Tổng thống Masoud Pezeshkian: 'Làn gió mới' tại Iran

Tổng thống thứ chín của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, cả về đối nội và đối ngoại.
Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc đua bắt đầu lại

Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc đua bắt đầu lại

Tổng thống Mỹ Joe Biden quyết định kết thúc chiến dịch tái tranh cử, tán thành nữ Phó Tổng thống vào 'đường đua'.
Những bí ẩn phủ bóng vụ bắt giữ CEO Telegram Pavel Durov

Những bí ẩn phủ bóng vụ bắt giữ CEO Telegram Pavel Durov

Vụ Pháp bắt giữ Pavel Durov, người được coi là 'Zuckerberg Nga' với nhiều quốc tịch khác nhau hôm 24/8 đã thu hút sự chú ý lớn của dư luận với nhiều bí ẩn...
Vì một thế giới không vũ khí hạt nhân

Vì một thế giới không vũ khí hạt nhân

Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi các nước trên thế giới cấm vĩnh viễn hoạt động thử hạt nhân. Lời kêu gọi của ông khi nào sẽ thành hiện thực?
'Sóng ngầm' ở Thái Bình Dương

'Sóng ngầm' ở Thái Bình Dương

Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương lần thứ 53 khai mạc vào hôm nay, 26/8 tại Tonga, thu hút sự chú ý của dư luận trong bối cảnh sự cạnh tranh chiến lược.
Đường biên giới hoà bình trên đất liền

Đường biên giới hoà bình trên đất liền

Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là thiêng liêng đối với mỗi quốc gia. Việc xác lập, quản lý, bảo vệ biên giới, lãnh thổ là mối quan tâm hàng đầu...
Những năm tháng hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng Châu, Trung Quốc

Những năm tháng hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng Châu, Trung Quốc

Tại Quảng Châu, Trung Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh và thanh niên Việt Nam yêu nước đã nhiệt tình cống hiến hết mình cho dòng nước cách mạng vĩ đại.
Sắp kết thúc kỷ nguyên của Trạm vũ trụ quốc tế ISS?

Sắp kết thúc kỷ nguyên của Trạm vũ trụ quốc tế ISS?

Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) là một dự án khoa học không gian tốn kém nhất trong lịch sử với sự tham gia của nhiều quốc gia.
Phiên bản di động