Trung Quốc: Khát vọng Thiên Cung 1

Để kỷ niệm ngày quốc khánh, việc bắn pháo hoa với nhiều nước là chuyện bình thường, còn phóng vệ tinh không người lái vào không gian để tiến tới chinh phục vũ trụ thì chỉ có ở Trung Quốc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Sự kiện phóng Tàu không gian Thiên Cung 1 vào vũ trụ được cho là một bước đi tiên phong trong mục tiêu xây trạm vũ trụ của Trung Quốc. Sau khi tàu rời bệ phóng khoảng 2 tháng, nước này sẽ cho tàu vũ trụ không người lái Thần Châu 8 vào không gian và thực hiện việc kết nối với Thiên Cung 1 trên quỹ đạo. Tiếp đó, đến năm 2012, tàu Thần Châu 9 và Thần Châu 10 sẽ rời Trái đất để hoàn thành ít nhất một cuộc kết nối với trạm vũ trụ có người lái, dự kiến nặng 60 tấn và đi vào hoạt động vào năm 2020.

"Đó là vấn đề về uy thế", James Lewis, quan chức cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (CIS) nói về mục tiêu xây trạm vũ trụ của Trung Quốc. Tại cuộc họp báo hồi tháng tư năm nay, Yang Liwei, phi hành gia đầu tiên của Trung Quốc bay vào vũ trụ, nói rằng anh đã cảm nhận được niềm tự hào mà chương trình không gian có thể mang lại cho đất nước. "Chương trình không gian của Trung Quốc sẽ thúc đẩy sự phát triển khoa học và văn hóa... Khi tôi bay trong vũ trụ, tôi cảm thấy tự hào cho cả đất nước và cho cả nhân loại".

Thiên Cung 1 cũng là một sự kiện tiếp nối thành tích của Trung Quốc trong việc đưa con người vào vũ trụ bằng tên lửa của riêng mình, chỉ đứng sau Nga và Mỹ. Những thành công trong chương trình không gian của Trung Quốc chắc chắn cũng sẽ xoa dịu lo ngại của không ít quan chức nước này về khả năng xảy ra cuộc chiến giả tưởng ngoài không gian với Mỹ. Việc phóng vệ tinh thành công cho thấy khả năng Bắc Kinh có thể tấn công hệ thống vệ tinh liên lạc của Mỹ.

Xuyên suốt lịch sử, nước Mỹ đã phản ứng nhanh trong những vấn đề đụng đến chiến lược an ninh quốc gia. Thế nhưng trong lĩnh vực không gian, nhiều sử gia cho rằng nếu Liên Xô không phóng vệ tinh và sau đó là đưa một nhà du hành vào vũ trụ thì Mỹ cũng chẳng có tàu vũ trụ Apollo hay chương trình đưa người vào không gian để tạo dựng một hình ảnh "cường quốc vũ trụ".

Sự thụt lùi của Mỹ đã mở ra cơ hội cho Trung Quốc, đó là nhận định của Joan Johnson-Freese, giáo sư ĐH Naval War, Mỹ, trên tờ Businessweek. Trung Quốc phóng tàu không gian đúng lúc NASA vừa kết thúc hoạt động của tàu con thoi Apollo. Còn trạm không gian vũ trụ của Trung Quốc dự kiến hoàn thành đúng vào thời điểm Trạm Không gian Quốc tế (ISS) sẽ ngừng hoạt động. Không phải ngẫu nhiên mà phi hành gia Mỹ đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng, Neil Armstrong, cảnh báo rằng vị trí đi đầu của Mỹ trong lĩnh vực này có thể bị nước khác giành mất. Đáng lo ngại hơn, trong khi Mỹ còn chưa xác định được một kế hoạch khai thác không gian rõ ràng thì Trung Quốc đã tuyên bố chiến lược không gian quốc gia khai thác năng lượng từ vũ trụ (SBSP). Bắc Kinh xem đây là phần không thể thiếu trong "định hướng tương lai của đất nước", trong khi ở Mỹ vẫn coi SBSP là một sản phẩm của khoa học viễn tưởng và là giấc mơ không có thực!

Dẫu vậy, không phải mọi thứ đều hoàn hảo với Trung Quốc. Thiên Cung 1 là một cuộc cách mạng, nhưng không phải không có rủi ro, nhất là trong kỹ thuật lắp ráp các tàu không gian khi Trung Quốc không dựa vào công nghệ của các nước khác mà chỉ tự mày mò. Còn Mỹ và Nga đã phát triển công nghệ này, nhưng đó chỉ dành cho việc lắp ghép đơn giản. Ngoài ra, việc từ chối tham gia ISS và tự mình xây dựng trạm không gian, Trung Quốc sẽ đi sau Mỹ vì thiếu các cơ sở giám sát vệ tinh đặt quanh thế giới.

Tuy nhiên, Trung Quốc cũng đã đạt thành tích tuyệt vời về phóng tên lửa và không gian vũ trụ, một chiến trường mới cho Trung Quốc cạnh tranh và chứng tỏ sức sáng tạo. Với đà phát triển của mình, Trung Quốc đã có thể mơ tới những giấc mơ hướng ra ngoài Trái đất và chinh phục không gian!

Minh Khôi



 

Đọc thêm

Man City: Sao trẻ Phil Foden và đam mê câu cá cùng bố dịp cuối tuần

Man City: Sao trẻ Phil Foden và đam mê câu cá cùng bố dịp cuối tuần

Phil Foden có sở thích cùng bố đi đâu cá dịp cuối tuần, từng bỏ lỡ buổi ăn mừng vô địch Ngoại hạng Anh 2018 vì chuyến đi câu đã ...
Từ dâu tây đến du lịch nước ngoài... Đồng Yen trượt dốc đã 'đánh' vào túi tiền người Nhật thế nào?

Từ dâu tây đến du lịch nước ngoài... Đồng Yen trượt dốc đã 'đánh' vào túi tiền người Nhật thế nào?

Thật khó để tìm thấy một khía cạnh nào đó của cuộc sống ở Nhật Bản mà không bị ảnh hưởng bởi đồng Yen mất giá!
Mỹ: Người phụ nữ hai lần trong gần 3 tháng trúng số độc đắc trị giá 1 triệu USD

Mỹ: Người phụ nữ hai lần trong gần 3 tháng trúng số độc đắc trị giá 1 triệu USD

Chỉ chưa đầy 3 tháng sau lần trúng số độc đắc đầu, Christine Wilson tiếp tục nhận giải thưởng 1 triệu USD lần thứ hai.
Những ngày văn học châu Âu 2024 tại Việt Nam sẽ tập trung vào chủ đề giới

Những ngày văn học châu Âu 2024 tại Việt Nam sẽ tập trung vào chủ đề giới

Những ngày văn học châu Âu sẽ quay trở lại với chuỗi hoạt động đa dạng từ sự kiện thảo luận, workshop, triển lãm sẽ tập trung vào văn học ...
Mệt mỏi kéo dài - Dấu hiệu cảnh báo của nhiều tình trạng bệnh lý

Mệt mỏi kéo dài - Dấu hiệu cảnh báo của nhiều tình trạng bệnh lý

Nhiều người thường hay xem nhẹ cảm giác mệt mỏi của cơ thể vì cho rằng triệu chứng này sẽ tự hết khi cơ thể được thư giãn nghỉ ngơi.
Cập nhật bảng giá xe hãng Aston Martin mới nhất tháng 5/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Aston Martin mới nhất tháng 5/2024

Bảng giá xe hãng Aston Martin của các dòng V8 Vantage, DBX, V8 DB11, DBS sẽ được cập nhật chi tiết nhất trong bài viết bên dưới đây.
Tấn công hơn 150 cuộc từ khi xung đột Israel-Hamas nổ ra, Houthi chưa dừng, đe dọa bước leo thang ngay lập tức

Tấn công hơn 150 cuộc từ khi xung đột Israel-Hamas nổ ra, Houthi chưa dừng, đe dọa bước leo thang ngay lập tức

Lực lượng Houthi đe dọa sẽ mở rộng các cuộc tấn công nhằm vào các tàu đi đến các cảng của Israel từ Địa Trung Hải.
Nhật Bản-Philippines nỗ lực đạt thỏa thuận quốc phòng vì... Trung Quốc

Nhật Bản-Philippines nỗ lực đạt thỏa thuận quốc phòng vì... Trung Quốc

Nhật Bản và Philippines nhất trí nỗ lực đạt thỏa thuận tiếp cận đối ứng nhằm tăng cường hợp tác an ninh.
Ngày càng lo về quan hệ Nga-Triều Tiên, Mỹ cùng đồng minh sắp dùng đến thứ vũ khí này

Ngày càng lo về quan hệ Nga-Triều Tiên, Mỹ cùng đồng minh sắp dùng đến thứ vũ khí này

Mỹ sẽ tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt những đối tượng hợp tác hòng thúc đẩy việc chuyển giao vũ khí và dầu tinh chế giữa Nga-Triều Tiên.
Thụy Sỹ-Ukraine rần rần hướng tới hội nghị hòa bình, Nga tuyên bố sẵn sàng chấp nhận đề xuất 'nghiêm túc', cảnh báo cứng rắn về Crimea

Thụy Sỹ-Ukraine rần rần hướng tới hội nghị hòa bình, Nga tuyên bố sẵn sàng chấp nhận đề xuất 'nghiêm túc', cảnh báo cứng rắn về Crimea

Nga tuyên bố sẽ không tham dự hội nghị hòa bình về Ukraine được tổ chức tại Thụy Sỹ vào tháng 6 tới và kêu gọi các nước làm điều tương tự.
Mỹ-Saudi Arabia tập trận chung

Mỹ-Saudi Arabia tập trận chung

Cuộc tập trận chung Mỹ-Saudi Arabia có mục đích tăng cường khả năng xử l‎ý các mối đe dọa nguy hiểm hóa học, sinh học, phóng xạ và hạt nhân.
Xung đột ở Dải Gaza: Israel dùng Rafah để ra 'tối hậu thư' cho Hamas, LHQ cảnh báo thảm họa

Xung đột ở Dải Gaza: Israel dùng Rafah để ra 'tối hậu thư' cho Hamas, LHQ cảnh báo thảm họa

Israel cho Hamas một tuần để đồng ý về thỏa thuận giải quyết vấn đề con tin, nếu không sẽ tiến hành cuộc tấn công vào thành phố Rafah tại Gaza.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Phiên bản di động