Trung Quốc tăng gấp đôi vị trí quân sự dọc biên giới với Ấn Độ trong 3 năm qua

Chu Văn
TGVN. Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng ít nhất 13 vị trí quân sự mới, trong đó có các căn cứ không quân và đơn vị phòng không, gần Đường kiểm soát thực tế (LAC) với Ấn Độ sau cuộc đối đầu quân sự năm 2017 tại Doklam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
trung-quoc-tang-gap-doi-vi-tri-quan-su-doc-bien-gioi-voi-an-do-trong-3-nam-qua
Đoàn xe tải của Quân đội Ấn Độ di chuyển dọc theo một con đường dẫn đến Ladakh. (Nguồn: Reuters)

Chi tiết về các vị trí quân sự này được thể hiện trong một báo cáo do Stratfor - Công ty tư vấn tình báo và an ninh hàng đầu - công bố hôm 22/9, thông qua phân tích chi tiết hình ảnh vệ tinh về các cơ sở quân sự có ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh của Ấn Độ. Các vị trí mới bao gồm 3 căn cứ không quân, 5 vị trí phòng không thường trực và 5 bãi đáp trực thăng.

Báo cáo có đoạn viết: “Cuộc khủng hoảng Doklam năm 2017 dường như đã làm thay đổi các mục tiêu chiến lược của Trung Quốc, với việc Trung Quốc tăng gấp đôi tổng số căn cứ không quân, vị trí phòng không và bãi đáp trực thăng gần biên giới Ấn Độ trong 3 năm qua. Việc xây dựng 4 trong số những bãi đáp trực thăng mới chỉ bắt đầu sau khi nổ ra cuộc khủng hoảng hiện nay ở Ladakh vào tháng 5”.

Tác giả của báo cáo, Sim Tack đánh giá hoạt động tăng cường quân sự của Trung Quốc dọc biên giới Ấn Độ là một phần của chiến lược lớn hơn, tương tự các mục tiêu của nước này ở Biển Đông, nơi Bắc Kinh đã cải tạo các đảo san hô nhỏ và phát triển thành những căn cứ không quân và cơ sở hải quân đầy đủ.

Báo cáo nêu rõ: “Việc Trung Quốc xây dựng các cơ sở quân sự dọc theo biên giới với Ấn Độ trước khi nổ ra cuộc đối đầu hiện nay ở Ladakh cho thấy, những căng thẳng biên giới này là một phần trong nỗ lực lớn hơn nhiều của Trung Quốc nhằm khẳng định quyền kiểm soát đối với các khu vực biên giới của họ”.

Đáng chú ý, hầu hết các dự án mở rộng và xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự của Trung Quốc vẫn đang được tiến hành. Bởi vậy, những hoạt động quân sự của Bắc Kinh, như đang được chứng kiến dọc biên giới với Ấn Độ hiện nay, chỉ là bước khởi đầu của một ý định lâu dài hơn.

Cùng ngày, Ấn Độ và Trung Quốc đã ra tuyên bố chung về cuộc đàm phán mới đây giữa các chỉ huy quân sự 2 nước liên quan đến vấn đề biên giới, khẳng định quyết tâm ngừng điều thêm binh sĩ đến khu vực tiền tuyến và kiềm chế hành động đơn phương thay đổi tình hình ở Đường kiểm soát thực tế (LAC).

Bộ Ngoại giao Ấn Độ dẫn tuyên bố chung nêu rõ: “Hai bên đã trao đổi sâu sắc và thẳng thắn về việc ổn định tình hình dọc LAC ở khu vực biên giới Ấn Độ-Trung Quốc. Hai bên nhất trí thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận quan trọng mà lãnh đạo 2 nước đạt được, tăng cường liên lạc trên thực địa, tránh hiểu lầm và nhận định sai”.

Bên cạnh đó, New Delhi và Bắc Kinh cũng nhất trí tổ chức cuộc đàm phán cấp chỉ huy quân sự tiếp theo sớm nhất có thể và cùng nhau gìn giữ hòa bình và yên tĩnh ở khu vực biên giới chung.

Cuộc họp cấp chỉ huy quân đoàn hôm 21/9 là vòng đàm phán thứ 6 giữa Ấn Độ và Trung Quốc (kể từ ngày 6/6) nhằm giải quyết tình trạng bế tắc từ hồi tháng 5. Cuộc đàm phán cũng có sự tham dự của Vụ trưởng Vụ Đông Á Bộ Ngoại giao Ấn Độ Naveen Srivastava. Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 5, phái đoàn của Ấn Độ bao gồm một quan chức cấp vụ trưởng Bộ Ngoại giao. Sự hiện diện của quan chức này nhằm đảm bảo những cuộc đàm phán diễn ra trong khuôn khổ chính trị của mối quan hệ song phương, cũng như những thỏa thuận lớn hơn về biên giới giữa 2 bên.

Các nguồn tin từ chính quyền mô tả bản chất của các cuộc đàm phán là “phức tạp” khi mỗi bên đều giữ vững lập trường của riêng mình, nhưng nhất trí rằng, các lực lượng của Ấn Độ và Trung Quốc cần phải rút lui hoàn toàn để đảm bảo hòa bình ở các khu vực biên giới.

Trung Quốc-Ấn Độ: Xóa sổ 'tiếng sấm' ở biên giới khi 'tên đã trên dây, đạn đã lên nòng'?

Trung Quốc-Ấn Độ: Xóa sổ 'tiếng sấm' ở biên giới khi 'tên đã trên dây, đạn đã lên nòng'?

TGVN. Tình hình dọc biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục căng thẳng, quân đội hai nước một lần nữa ở vào ...

Ngoại trưởng Trung Quốc bất ngờ thăm khu vực biên giới tranh chấp với Ấn Độ, có dụng ý gì?

Ngoại trưởng Trung Quốc bất ngờ thăm khu vực biên giới tranh chấp với Ấn Độ, có dụng ý gì?

TGVN. Theo thông báo từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ngày 14/8, Ngoại trưởng Vương Nghị đã thực hiện một chuyến thăm hiếm có đến ...

Ấn Độ-Trung Quốc: Kiềm chế sau quá đà

Ấn Độ-Trung Quốc: Kiềm chế sau quá đà

TGVN. Ấn Độ-Trung Quốc xung khắc nhau ở vùng ranh giới chung không phải chuyện mới lạ. Song, những xô sát, căng thẳng mới đây nói lên ...

(theo Times of India)

Đọc thêm

Bị xa lánh ở EU, khí đốt Nga có thể ‘hái ra tiền’ ở thị trường Trung Quốc? Dự án Power of Siberia 2 có đáng?

Bị xa lánh ở EU, khí đốt Nga có thể ‘hái ra tiền’ ở thị trường Trung Quốc? Dự án Power of Siberia 2 có đáng?

Việc vận chuyển khí đốt Nga bằng đường bộ sẽ là một điểm cộng cho an ninh năng lượng của Trung Quốc và điều này sẽ gây ấn tượng với ...
Giá heo hơi hôm nay 25/4: Miền Nam tăng nhẹ; bệnh dịch tả xuất hiện ở 3 huyện của tỉnh Đắk Nông

Giá heo hơi hôm nay 25/4: Miền Nam tăng nhẹ; bệnh dịch tả xuất hiện ở 3 huyện của tỉnh Đắk Nông

Giá heo hơi hôm nay chỉ còn tăng nhẹ 1.000 đồng/kg ở miền Nam. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 ...
Thắng đậm Lorient, PSG tiến dần đến chức vô địch Ligue 1 mùa giải 2023/24

Thắng đậm Lorient, PSG tiến dần đến chức vô địch Ligue 1 mùa giải 2023/24

Bộ đôi tiền đạo Kylian Mbappe và Dembele cùng tỏa sáng với cú đúp bàn thắng để giúp PSG giành chiến thắng 4-1 trước đội chủ nhà Lorient.
Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Triều Tiên tuyên bố sẽ tăng cường hành động nhằm duy trì sức mạnh quân sự, bất chấp áp lực trừng phạt của Mỹ.
Sắc vóc khác lạ của diễn viên bị ghét nhất phim Trạm cứu hộ trái tim - Lương Thu Trang

Sắc vóc khác lạ của diễn viên bị ghét nhất phim Trạm cứu hộ trái tim - Lương Thu Trang

Diễn viên Lương Thu Trang sở hữu thân hình thon gọn ở tuổi 34 và vóc dáng gợi cảm có thể 'cân' mọi loại trang phục từ váy ngắn đến ...
Một mốc son lịch sử của nền Ngoại giao Việt Nam

Một mốc son lịch sử của nền Ngoại giao Việt Nam

Trải qua 70 năm, những bài học từ Hiệp định Geneva vẫn còn nguyên giá trị đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ ...
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động