Từng là hình mẫu chống dịch, Hàn Quốc lại ‘rối như tơ vò’ vì Covid-19

Thu Hằng
TGVN. Làn sóng lây nhiễm Covid-19 lần thứ hai "đổ bộ" Hàn Quốc đang đẩy quốc gia này đứng trước nguy cơ "vỡ trận" khi những biện pháp phòng chống dịch bệnh từng phát huy hiệu quả trước đó dần bị lung lay.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Lý do Hàn Quốc phải điều bác sĩ quân y chống dịch Covid-19
Dịch Covid-19: SARS-CoV-2 ở Hong Kong biến thể, khả năng lây nhiễm tăng 31%, Hàn Quốc lại báo động
tung-la-hinh-mau-chong-dich-han-quoc-lai-roi-nhu-to-vo-vi-covid-19
Số ca nhiễm Covid-19 đang có xu hướng gia tăng trở lại. (Nguồn: Getty Images)

Người dân Hàn Quốc vẫn luôn tự hào với “chiến lược 2 gọng kìm” mang tên K-Quarantine (đặt theo tên của làn sóng âm nhạc K-Pop) vốn từng phát huy tác dụng trong đợt dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 lần thứ nhất.

Xứ sở kim chi đã khống chế sự lây lan của virus SARS-CoV-2 mà không cần phải đóng cửa biên giới hay phong tỏa thành phố. Thành công của Hàn Quốc đã trở thành hình mẫu cho nhiều quốc gia trên thế giới học theo.

Tuy nhiên, khi làn sóng lây nhiễm Covid-19 lần thứ hai “đổ bộ” Hàn Quốc, dường như chiến lược K-Quarantine đã không còn phát huy hiệu quả như trước. Đợt dịch mới nhất bùng phát từ khu vực đông dân cư của thủ đô Seoul và sự lúng túng của chính quyền đã khiến nhiều người hoài nghi về nỗ lực chống dịch của Tổng thống Moon Jae-in.

Tình hình ngày càng căng thẳng khi các bác sĩ trẻ - lực lượng nòng cốt trong tuyến đầu chống dịch Covid-19 tại Hàn Quốc lại “quay lưng” với ông Moon và phản đối chương trình cải cách y tế của ông.

Chính phủ Hàn Quốc cũng đang nỗ lực để duy trì sự cân bằng mong manh giữa việc kìm hãm dịch bệnh và bảo vệ nền kinh tế cũng như sử dụng quyền lực để bảo vệ sức khỏe cộng đồng và tránh xâm phạm quyền tự do công dân.

Tuần trước, Tổng thống Moon Jae-in đã phải thừa nhận: “Chiến lược cách ly của Chính phủ - từng là hình mẫu để cả thế giới noi theo, giờ đây đang đối mặt với khủng hoảng. Cả nước đang trong tình trạng rất khó khăn. Cuộc sống của người dân đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng”.

Theo thống kê, số ca lây nhiễm trong ngày của Hàn Quốc từng ít hơn 10 đã tăng lên 3 con số từ hồi tháng 8/2020, đưa tổng số ca nhiễm Covid-19 tại Hàn Quốc lên tới hơn 20.000 và đã có 326 người tử vong.

Số các ca mắc Covid-19 mới tăng lên hằng ngày không chỉ là hồi chuông báo động duy nhất. Tỷ lệ bệnh nhân không xác định được nguồn lây nhiễm tăng lên chóng mặt, từ 10% hồi nửa đầu tháng 8 lên tới 21% nửa cuối tháng 8. Điều này dấy lên sự nghi ngại trong dư luận rằng các cơ quan y tế đã mất kiểm soát với dịch bệnh.

Virus lây lan nhanh chóng từ các nhà thờ cho tới các cuộc tụ tập biểu tình phản đối Chính phủ. Tổng thống Moon thậm chí đe dọa sẽ kiện và truy tố những người hành lễ và biểu tình vì tội cản trở nỗ lực kiểm soát dịch bệnh của Chính phủ.

Cho tới nay, cảnh sát Hàn Quốc đã truy tố 959 người vi phạm luật để kiểm soát dịch bệnh, bao gồm hàng trăm người coi thường yêu cầu của Chính phủ về đeo khẩu trang, hoặc trốn cách ly ra ngoài ăn uống, hút thuốc, đổ rác. Cảnh sát đã bắt giữ ít nhất 4 người bao gồm 2 mục sư vì hành vi cố ý làm chệch hướng điều tra dịch tễ học khi nói dối về nơi ở và quy mô các cuộc hội họp trong nhà thờ.

Chính phủ Hàn Quốc gần đây cũng bắt đầu siết chặt các biện pháp giãn cách, cấm tụ tập tại nhà thờ và hội họp ngoài trời cũng như đóng cửa các hộp đêm và quán bar. Các chuyên gia y tế Hàn Quốc cũng kêu gọi những biện pháp giãn cách xã hội quyết liệt hơn như cấm tụ tập hơn 10 người, đóng cửa hàng trăm nghìn các điểm như trung tâm thể thao chuyên nghiệp, các quán café và hội trường tiệc cưới. Dù vậy, ông Moon vẫn chần chừ do lo ngại những biện pháp này có thể hủy hoại nền kinh tế vốn đang trên bờ vực suy thoái.

Vào thời điểm tháng Hai, Hàn Quốc từng ghi nhận đến 900 ca nhiễm Covid-19 mỗi ngày nhưng quốc gia này đã nhanh chóng kìm hãm tốc độ lây lan dịch bệnh nhờ vào chương trình xét nghiệm và truy vết tích cực.

Chìa khóa thành công của Hàn Quốc đến từ chiến dịch đồng lòng giữa Chính phủ và người dân khi tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của chính quyền nhằm mục tiêu chống lại đại dịch.

Người dân đeo khẩu trang hàng ngày. Rất ít người phàn nàn khi Chính phủ tích cực sử dụng camera giám sát, dữ liệu định vị điện thoại thông minh và báo cáo tiêu dùng thẻ tín dụng để truy vết các bệnh nhân nhiễm Covid-19. Đảng Dân chủ của Tổng thống Moon Jae-in cũng giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử quốc hội hồi tháng 4/2020.

Chính phủ Hàn Quốc từng tự tin rằng nền kinh tế nước này có thể nhanh chóng lấy được đà tăng trưởng mà vẫn kiềm chế dịch bệnh tái bùng phát. Chiến dịch mang tên “Cuộc sống mới với Covid-19” kêu gọi mọi người ra ngoài, giao lưu, chi tiêu và hưởng thụ để thúc đẩy nền kinh tế.

Để thúc đẩy tiêu dùng trong nước, Chính phủ Hàn Quốc đã bơm 14 nghìn tỷ Won (tương đương 11,8 tỷ USD) vào nền kinh tế. Cuối tháng 5, hơn 200 bãi biển đã được mở cửa phục vụ du khách nghỉ hè. Đến tháng 7, Chính phủ đã cho phép các cuộc tụ tập tôn giáo được diễn ra.

Dịch Covid-19: Trung Quốc phát hiện gần 30 ca mắc mới, số ca dương tính với SARS-CoV-2 ở Hàn Quốc lại tăng

Dịch Covid-19: Trung Quốc phát hiện gần 30 ca mắc mới, số ca dương tính với SARS-CoV-2 ở Hàn Quốc lại tăng

TGVN. Ngày 20/6, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho biết đã nhận được các báo cáo về 27 ca mắc Covid-19 mới ...

Dịch Covid-19: Số ca mắc mới tại Hàn Quốc tăng trở lại, thêm một Tổng thống nhiễm bệnh

Dịch Covid-19: Số ca mắc mới tại Hàn Quốc tăng trở lại, thêm một Tổng thống nhiễm bệnh

TGVN. Ngày 17/6, giới chức y tế Hàn Quốc xác nhận số các ca mới mắc bệnh Covid-19 trong ngày đã vượt quá con số ...

Dịch Covid-19: Hàn Quốc có thể phải quay lại 'giãn cách xã hội', Pháp sẽ mở cửa tháp Eiffel trở lại

Dịch Covid-19: Hàn Quốc có thể phải quay lại 'giãn cách xã hội', Pháp sẽ mở cửa tháp Eiffel trở lại

TGVN. Ngày 10/6, số liệu thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) cho thấy, Hàn Quốc có thêm ...

(theo The New York Times)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Đọc thêm

XSMN 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu 19/4/2024. xổ số hôm nay 19/4

XSMN 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu 19/4/2024. xổ số hôm nay 19/4

XSMN 19/4 - kết quả xổ số ngày 19 tháng 4. trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 19/4/2024. xổ số hôm nay 19/4. xo so mien nam. SXMN ...
Giúp Bayern 'hất cẳng' Arsenal, Thomas Tuchel đi vào lịch sử Cúp C1

Giúp Bayern 'hất cẳng' Arsenal, Thomas Tuchel đi vào lịch sử Cúp C1

Sau khi giúp Bayern Munich loại Arsenal ở vòng tứ kết, HLV Thomas Tuchel cán mốc đặc biệt trong lịch sử Cúp C1.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát công trình văn hóa mới mang tính điểm nhấn của vùng Đất Tổ

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát công trình văn hóa mới mang tính điểm nhấn của vùng Đất Tổ

Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh đông đảo cán bộ, công nhân vẫn làm việc miệt mài trên công trường dự án ngay trong ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Sáng 18/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt đền Hùng nhân ngày Giỗ Tổ Hùng ...
Hội nghị thượng đỉnh EU: Rốt ráo về viện trợ Kiev nhưng chẳng có quyết định chính thức; Ukraine gọi, Đức trả lời

Hội nghị thượng đỉnh EU: Rốt ráo về viện trợ Kiev nhưng chẳng có quyết định chính thức; Ukraine gọi, Đức trả lời

Các nhà lãnh đạo EU ra tuyên bố chung kêu gọi khẩn trương chuyển các hệ thống phòng không và toàn bộ hỗ trợ quân sự cần thiết cho Ukraine.
Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy cho rằng, cuộc chiến chống lại tình trạng di cư bất thường đòi hỏi sự phát triển và đầu tư của các nước châu Phi.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động