Ung Văn Khiêm - vị Bộ trưởng kiên trung, nhân hậu

Võ Anh Tuấn (*)
TGVN. Là một trong những người tham gia gieo mầm cách mạng vô sản ở Việt Nam từ giữa những năm 20 của thế kỷ XX, Bộ trưởng Ung Văn Khiêm thuộc lớp người “khai sơn phá thạch” cho con đường cách mạng đầy gai góc của dân tộc Việt Nam. Trở thành học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông đã có những đóng góp lớn lao cho sự nghiệp của Đảng, dân tộc nói chung và cho công tác xây dựng ngành Ngoại giao nói riêng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
ung van khiem vi bo truong kien trung nhan hau Dấu ấn cố Bộ trưởng Ngoại giao Ung Văn Khiêm
ung van khiem vi bo truong kien trung nhan hau Kỷ niệm về ông Ung Văn Khiêm
ung van khiem vi bo truong kien trung nhan hau
Bộ trưởng Ung Văn Khiêm trong phòng làm việc tại Bộ Ngoại giao (1961).

Bộ trưởng Ung Văn Khiêm, mà anh em chúng tôi quen gọi bằng cái tên thân thương “anh Ba” hoặc “anh Ba Khiêm”, sinh năm 1910 tại một vùng đất địa linh nhân kiệt, với những cù lao (đảo) phù sa trù phú của tỉnh An Giang, nơi sản sinh nhiều bậc hiền tài.

Hào khí Cửu Long và truyền thống gia đình là tiền đề đưa anh thanh niên Ung Văn Khiêm sớm đến với tư tưởng yêu nước, cách mạng của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Bị đuổi khỏi trường trung học Cần Thơ vì bênh vực một bạn học bị tên giám thị người Pháp ức hiếp, đặc biệt là do hành vi tổ chức bãi khóa để tang nhà chí sĩ Phan Chu Trinh, năm 1927, Ung Văn Khiêm tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội. Đến năm 1928, ông bí mật sang Quảng Châu (Trung Quốc) dự lớp “huấn luyện chính trị đặc biệt” do Nguyễn Ái Quốc tổ chức. Trở về nước, anh Ba Khiêm đã ra sức du nhập và truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ.

Tự vô sản hóa để làm Cách mạng

Trong 18 năm hoạt động bí mật và chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp, anh Ba Khiêm đảm nhiệm nhiều trọng trách như: Bí thư đặc khu An Nam cộng sản Đảng khu vực các tỉnh Hậu Giang, Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ, Ủy viên Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ phụ trách nội vụ, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương cục miền Nam, Bí thư Tỉnh ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Bạc Liêu - căn cứ địa của toàn Nam Bộ… Dù ở bất cứ cương vị, hoàn cảnh nào, anh Ba Khiêm luôn thể hiện bản lĩnh của một người lãnh đạo kiên trung, năng động, sáng tạo, kết hợp nhuần nhuyễn nhiệt tình với tri thức cách mạng, lý luận với thực tiễn, đặc biệt có tấm lòng nhân hậu.

Anh Ba Khiêm bắt đầu cuộc đời làm Cách mạng bằng cách đi “vô sản hóa”, tự nguyện làm phu xe kéo để thông cảm với nỗi nhọc nhằn của những người lao động. Năm 1931, bị địch bắt giam vào Khám lớn Sài Gòn. Tháng 3/1933, Tòa đại hình Sài Gòn xử một “vụ án khổng lồ”, gồm 121 lãnh đạo Cộng sản, trong đó có anh Ba Khiêm. Bị đày ra Côn Đảo, anh Ba Khiêm kết nối với nhiều nhà lãnh đạo khác của Đảng, nhất là anh Hai Thắng (tức Chủ tịch Tôn Đức Thắng sau này), vừa là đồng chí chiến đấu, vừa là đồng hương.

Năm 1936, mãn hạn tù, anh Ba Khiêm về đất liền hoạt động công khai trong tổ chức Mặt trận bình dân các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Ba năm sau, anh lại bị bắt và giam tại nhà tù tỉnh Long Xuyên, sau đó bị đưa đi trại tập trung Tà Lài (tỉnh Đồng Nai), nhưng nhờ mưu trí, anh đã trốn thoát.

Khí tiết người Cộng sản

Đối diện với quân thù, anh Ba Khiêm chẳng những giữ khí tiết bất khuất của người cộng sản, mà còn có cách ứng xử lịch sự, thông minh, làm chúng phải kính nể. Cho tới tận bây giờ, bà con Cù lao Giêng vẫn còn trầm trồ khen ngợi cách ăn mặc “bảnh bao” và cuộc đối đáp thú vị giữa anh Ba với tên quận trưởng Chợ Mới lúc anh đến trình diện khi ra tù. Hôm ấy, anh Ba Khiêm mặc bộ comple tussor, áo sơ mi trắng, mang cà vạt đỏ, đầu đội nón nỉ hiệu Flécher đắt tiền. Tên Quận trưởng bị bất ngờ, trừng mắt, nhưng vẫn nói với giọng “nắn gân”:

- Chú còn trẻ quá. Tôi có thể giúp chú một chỗ làm xứng đáng. Nếu chú chịu cộng tác với nhà nước Pháp, thì… tôi sẵn sàng giúp đỡ.

Anh Ba Khiêm cười dễ thương, đáp: Cảm ơn tấm lòng tốt của ông. Có lẽ ông lầm tôi với một người khác nào đó… Để khỏi mất thì giờ của ông và của tôi, tôi xin phép cáo từ để về Cù lao Giêng thăm gia đình. Tôi là người trọng pháp luật nên đến đây vì trong công văn phóng thích có ghi rõ: “phải trình diện ngay chính quyền địa phương khi về tới nguyên quán”.

Trong những năm kháng chiến chống Pháp, là người phụ trách công việc nội vụ, anh Ba Khiêm đề xuất nhiều chủ trương chính sách về chính trị, kinh tế, văn hóa sáng tạo, sát thực tế, hợp lòng dân, có sức mạnh tăng cường lực lượng kháng chiến và khối đại đoàn kết dân tộc. Hưởng ứng Chỉ thị số 4/NV năm 1947 nổi tiếng, do Ủy viên nội vụ Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ Ung Văn Khiêm ký tên, hàng ngàn công/tư chức, bao gồm nhiều giáo sư, bác sĩ, đốc phủ sứ nổi tiếng… đã bỏ hàng ngũ địch, ra bưng biền tham gia kháng chiến.

Phong trào vận động địa chủ hiến điền của các tỉnh miền Tây Nam Bộ (Cần Thơ, Sóc Trăng, Rạch Giá, Bạc Liêu…) thu được nhiều trăm ngàn héc-ta ruộng để “tạm cấp” (trong thực tế là cấp vĩnh viễn) cho dân cày. Nhiều địa chủ kháng chiến như cụ Cao Triều Phát, ông Huỳnh Thiện Lộc… hiến hàng chục ngàn héc-ta ruộng. Nhờ vậy, chủ trương “người cày có ruộng” sớm được thực hiện bằng cách vận động địa chủ “khai minh” hiến điền, mà không cần “đấu tố”.

Nỗ lực xây dựng Ngành

Sau Hiệp định Geneva năm 1954 về Việt Nam chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết, anh Ba Khiêm chuyển sang lãnh đạo một mặt trận đấu tranh mới, đó là mặt trận ngoại giao.

Hồi ấy, cơ ngơi Bộ Ngoại giao chỉ gồm một tòa nhà nhiều mái, tọa lạc tại số 1 đường Tôn Thất Đàm (Hà Nội). Ngoài việc quan tâm, gần gũi với anh em cán bộ như người thân trong gia đình, anh Ba rất quan tâm tới sự tiến bộ của cán bộ trẻ, chủ động cho anh chị em được đi học văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ trong và ngoài nước. Trong hơn 10 năm giữ cương vị Thứ trưởng, rồi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Trưởng Ban đối ngoại Đảng, anh Ba Khiêm luôn chú trọng công tác xây dựng ngành, đào tạo cán bộ về chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ để triển khai thực hiện thắng lợi chính sách đối ngoại nhiều hướng của Đảng và Nhà nước.

Thời gian làm Trưởng Đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tham dự Hội nghị Geneva về Lào (năm 1961-1962) là thời cơ thích hợp để Bộ trưởng Ung Văn Khiêm tiếp xúc với một số chính khách tiêu biểu của miền Nam lưu vong tại Pháp như cựu Thủ hiến Nam phần Việt Nam Trần Văn Hữu, để tranh thủ sự đồng tình đối với một giải pháp “theo kiểu Lào” đối với miền Nam Việt Nam. Tuy kế hoạch không thực hiện được do Ngô Đình Diệm phát động chiến dịch báo chí bôi nhọ Trần Văn Hữu, chống lại mọi giải pháp hòa bình, trung lập, nhưng thiện chí của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được dư luận quốc tế đồng tình ủng hộ.

Một đời vì Đảng, vì dân

Thuộc lứa học trò đầu của nhà yêu nước Nguyễn Ái Quốc, sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông Ung Văn Khiêm đã tiếp thu sâu sắc tính nhân văn, tính quần chúng... của vị lãnh tụ của dân tộc Việt Nam. Ông không những trở thành một người Cộng sản trung kiên và tiêu biểu, mà trong cuộc sống, ông luôn gần gũi với mọi người, giàu lòng nhân ái, cởi mở, khoáng đạt, với tấm lòng độ lượng, vị tha…

“Nếu có một người có quyền mà không thích sử dụng quyền, phải nói đó là đồng chí Ung Văn Khiêm” - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt đã thay mặt Đảng và Nhà nước, nhận xét về Bộ trưởng Ung Văn Khiêm như vậy trong điếu văn vĩnh biệt ông ngày 22/3/1991.

Đó cũng là tấm lòng của chúng tôi, lớp đàn em và học trò của anh Ba, là sự tiếc thương vô hạn của đồng bào, đồng chí, đối với một người lãnh đạo, người đồng chí kiên trung và nhân hậu.

(*) Đại sứ Võ Anh Tuấn, còn gọi là Nguyễn Văn An, nguyên Thư ký Bộ trưởng Ung Văn Khiêm, Đại sứ Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tại Cuba, Đại sứ - Trưởng phái đoàn Đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh LHQ tại Geneva, Đại sứ Việt Nam tại Zimbabwe, Nam Tư, kiêm nhiệm Zambia, Hy Lạp, Vụ trưởng, Cố vấn Bộ Ngoại giao.

ung van khiem vi bo truong kien trung nhan hau

Sở Ngoại vụ TP. Hồ Chí Minh thăm gia đình cố Bộ trưởng Ngoại giao Ung Văn Khiêm

TGVN. Nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh cố Bộ trưởng Ngoại giao Ung Văn Khiêm (13/2/1910 – 13/2/2020), đoàn lãnh đạo Sở Ngoại vụ ...

ung van khiem vi bo truong kien trung nhan hau

Chân dung 5 cố Bộ trưởng Ngoại giao

TGVN. Nhân Quốc khánh 2/9 và ngày thành lập Ngành Ngoại giao Việt Nam (28/8), Báo Thế giới & Việt Nam xin trân trọng nhớ lại ...

Bài viết cùng chủ đề

75 năm Ngoại giao Việt Nam

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi hôm nay 23/12/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 23/12. Lịch âm 23/12/2024? Âm lịch hôm nay 23/12. Lịch vạn niên 23/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

Sự kiện diễn ra vào ngày 20/12 có sự tham dự và chia sẻ của các diễn giả đã và đang công tác tại Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, ...
Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thông qua Triển lãm Quốc phòng, người dân có thêm hiểu biết về nền công nghiệp quốc phòng quốc gia, tin tưởng vào sức mạnh của Quân đội.
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, 'điểm rơi' của Bitcoin là năm 2025?
Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cập nhật một số thông tin liên quan đến vụ việc công dân người Việt bị sát hại tại Singapore.
Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria sáng 8/12 cảnh báo công dân Việt Nam không nên đến Syria vào thời điểm này.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Những trận đánh lịch sử trong ký ức Tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (kỳ II): Ý chí trong thương đau nuôi lớn các anh hùng

Những trận đánh lịch sử trong ký ức Tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (kỳ II): Ý chí trong thương đau nuôi lớn các anh hùng

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu không bao giờ quên những đêm hành quân trong khói lửa mịt mùng.
Những trận đánh lịch sử trong ký ức Tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (kỳ I): Từ các câu 'thần chú' khớp lệnh đến lời dặn cầm quân khắc cốt ghi tâm

Những trận đánh lịch sử trong ký ức Tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (kỳ I): Từ các câu 'thần chú' khớp lệnh đến lời dặn cầm quân khắc cốt ghi tâm

Tướng của Quân đội nhân dân Việt Nam - Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu nhớ như in những trận đánh lịch sử đã từng tham gia.
Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Dấu ấn Việt Nam từ góc nhìn của Đại sứ nước ngoài

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Dấu ấn Việt Nam từ góc nhìn của Đại sứ nước ngoài

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024 gây ấn tượng mạnh với các nhà ngoại giao quốc tế đang làm việc tại Việt Nam.
Cao ủy Thương mại Martin Kent: Xây dựng liên kết mạnh mẽ hơn trong hợp tác quốc phòng Việt Nam-Anh

Cao ủy Thương mại Martin Kent: Xây dựng liên kết mạnh mẽ hơn trong hợp tác quốc phòng Việt Nam-Anh

Cao uỷ Thương mại Anh tại châu Á-Thái Bình Dương Martin Kent trả lời phỏng vấn Báo Thế giới và Việt Nam bên lề Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024.
Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 mở ra kỷ nguyên hợp tác mới

Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 mở ra kỷ nguyên hợp tác mới

Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Việt Nam Korhan Kemik đã có cuộc phỏng vấn với Báo Thế giới và Việt Nam trước thềm Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024.
Doanh nhân Mỹ gốc Việt và sứ mệnh thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển công nghệ tại Việt Nam

Doanh nhân Mỹ gốc Việt và sứ mệnh thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển công nghệ tại Việt Nam

Việt Nam mong muốn cộng đồng doanh nhân Mỹ gốc Việt đồng hành để xây dựng một Việt Nam hiện đại và mang lại giá trị lâu dài cho tương lai.
Phiên bản di động