"Ván bài" định hình chuyển động địa chính trị khu vực Đông Bắc Á

Trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều ngày hôm nay (27/4), nhiều người tỏ ý nghi ngờ về kết quả cuộc gặp, song cũng có không ít người bày tỏ lạc quan thận trọng. Đây không chỉ đơn thuần là cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Triều Tiên và Hàn Quốc mà còn là ván bài định hình các chuyển động địa chính trị ở khu vực trong thời gian tới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
van bai dinh hinh chuyen dong dia chinh tri khu vuc dong bac a Hội nghị thượng đỉnh liên Triều: Nhà lãnh đạo Triều Tiên rời Bình Nhưỡng
van bai dinh hinh chuyen dong dia chinh tri khu vuc dong bac a ​Cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều: Hàn Quốc công bố chi tiết kế hoạch

Nước cờ chiến lược của Seoul

Theo bài phân tích trên trang CBC News của tác giả Sasa Petricic, khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đặt chân tới Khu phi quân sự (DMZ) để tham dự cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, mọi phương án đều đã được tính toán chi tiết trên tất cả các phương diện, từ công tác tổ chức, an ninh, hậu cần đến việc đưa tin và hình ảnh.

van bai dinh hinh chuyen dong dia chinh tri khu vuc dong bac a
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử, ngày 27/4. (Nguồn: Reuters)

Kể từ khi lên nắm quyền, ông Kim Jong-un chưa bao giờ đặt chân đến DMZ. Vì thế, trong suốt nhiều tuần qua, các quan chức hai nước đều đã rất tích cực phối hợp chuẩn bị và lên kế hoạch chi tiết cho cuộc gặp. Họ giám sát việc cải tạo “Nhà Hòa bình” để lắp đặt phòng họp và phòng tiệc; thống nhất về những nội dung được phát trực tiếp trên đài truyền hình Hàn Quốc và đang thảo luận về khả năng tiến hành cuộc họp báo chung sau hội đàm.

Ngay cả thực đơn cho bữa tối cũng được lên kế hoạch kỹ càng với món bánh bao và cá từ quê hương của một số nhà lãnh đạo Hàn Quốc, món mì lạnh từ một nhà hàng nổi tiếng ở thủ đô Bình Nhưỡng và món khoai tây rosti theo kiểu Thụy Sỹ - vốn là món ăn ưa thích của ông Kim Jong-un thời thơ ấu khi theo học nội trú tại đây.

Để có được bước tiến tới thời điểm này, Tổng thống Moon Jae-in đã đi nước cờ chiến lược đầu tiên khi ông chủ động mời Triều Tiên tham gia Thế vận hội mùa Đông hồi tháng Hai vừa qua và không nề hà gạt qua một bên nguyên tắc ngoại giao cứng nhắc để chủ động tiến tới bắt tay Kim Jong-un và các quan chức Triều Tiên. Chính những cử chỉ này đã đặt nền tảng cho một loạt đột phá sau đó trong vấn đề hạt nhân Triều Tiên nếu như so với bầu không khí căng thẳng trước đó chỉ vài tháng liên quan đến các cuộc thử nghiệm hạt nhân và tên lửa dồn dập của Bình Nhưỡng. Kết quả là một cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều diễn ra lần đầu tiên kể từ năm 2007.

Một cuộc gặp thượng đỉnh khác, cũng rất quan trọng, sẽ diễn ra trong nay mai giữa hai nhà lãnh đạo “khó đoán định” nhất thế giới là Tổng thống Mỹ Donald Trump và ông Kim Jong-un.

Theo thông báo, cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều đã được lên lịch vào cuối tháng Năm hoặc đầu tháng Sáu tới, dù chưa hoàn toàn chắc chắn 100% theo như tuyên bố mới nhất của Tổng thống Trump. Cuộc gặp - được tiến hành theo đề xuất của nhà lãnh đạo Kim Jong-un và diễn ra trong bối cảnh Bình Nhưỡng đã đồng ý ngừng mọi cuộc thử nghiệm hạt nhân và tên lửa, cũng như đóng cửa một bãi thử ở miền Bắc -  thể hiện rõ thiện chí của chính quyền họ Kim. Sau một thời gian dài căng thẳng, có lúc tưởng chừng cận kề xung đột, cuối cùng các bên cũng đã tìm được cơ hội đối thoại hoà bình.

Đương nhiên, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản và phương Tây không thể bỏ qua “Nhành Olive” của Bình Nhưỡng, vì đây có thể là chuyển động lớn để hướng tới mục tiêu lớn nhất là phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên.

Sẽ có tuyên bố hòa bình?

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là kết quả cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ là nhân tố quyết định việc có, hay không có, cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều, cuộc gặp được cho là cơ hội then chốt để tránh một cuộc xung đột quân sự. Vì thế, mọi ánh mắt giờ đây đang đổ dồn về làng Panmunjom, nơi đang chứng kiến cuộc gặp quyết định các chuyển động địa chính trị lớn ở khu vực trong thời gian tới. Theo các chuyên gia Hàn Quốc, đây sẽ là một cuộc gặp nghiêm túc chứ không phải chỉ là “màn trình diễn” như đã có ý kiến đưa ra.

Bình luận về cuộc gặp này, ông Jeung Young-tae, Giám đốc Viện nghiên cứu Triều Tiên, nói: “Nhà lãnh đạo Kim Jong-un muốn sử dụng cuộc gặp này để thiết lập vị thế lãnh đạo của một cường quốc hạt nhân trước cuộc gặp với Tổng thống Trump”. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un sẽ phải chứng minh rằng ông ấy thật sự nghiêm túc trong đối thoại về cắt giảm vũ khí, điều mà nhiều người vẫn còn nghi ngờ sau nhiều năm đàm phán thất bại dưới thời của bố và ông nội Kim Jong-un. Triều Tiên bị cáo buộc tìm cách kéo dài thời gian để phát triển chương trình vũ khí của mình.

van bai dinh hinh chuyen dong dia chinh tri khu vuc dong bac a
Người dân các thành phố lớn khác tại Hàn Quốc theo dõi cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều được truyền hình trực tiếp.

Trong khi đó, đối với Tổng thống Moon Jae-in, mục đích quan trọng nhất là phải ở lại trung tâm các cuộc đàm phán để bảo vệ lợi ích quốc gia. Theo một số nguồn nhận định khác, cả hai nhà lãnh đạo Triều Tiên và Hàn Quốc đều muốn sử dụng hội nghị hiện nay để đưa ra một tuyên bố hoà bình. Quan chức hai bên đã thảo luận về một thoả thuận chính thức chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên, vốn mới chỉ tạm dừng kể từ năm 1953. Tổng thống Moon Jae-in cũng muốn hiện thực hoá giấc mơ của mình về tái thống nhất Bắc – Nam, điều chắc chắn sẽ không thể xảy ra ngay ngày mai hay trong tương lai gần. Rất nhiều người Hàn Quốc đang dần từ bỏ hy vọng  hai miền Triều Tiên “về chung một nhà”, đặc biệt là giới trẻ.

Tuy nhiên, các cuộc đàm phán hiện nay đang làm nhen nhóm tia hy vọng về một tương lai hoà bình và thống nhất toàn diện. “Sự hoà hợp hiện tại giữa hai miền Triều Tiên mang lại hy vọng rằng các bạn trẻ sẽ nhận ra tầm quan trọng của việc đem lại hoà bình cho cuộc sống hàng ngày của họ”, Giám đốc nghiên cứu của Viện Thống nhất Quốc gia Hàn Quốc Min Tae-eun, nói.

Nhưng để thực sự nắm bắt được cơ hội “hiếm hoi” hiện nay, Hàn Quốc đang phải đi những bước đi rất thận trọng. Tổng thống Moon Jae-in đã chỉ đạo không đề cập đến vấn đề nhân quyền trong thời điểm này, cũng như làm bất kỳ điều gì ảnh hưởng đến mối quan hệ Bắc - Nam. Các chương trình phát thanh chỉ trích Triều Tiên ở khu vực biên giới đã được dỡ bỏ. Mọi tuyên bố đưa ra cũng được cân nhắc kỹ từng câu từ.

Tổng thống Moon Jae-in cần phải đảm bảo rằng sẽ tạo ra được không khí thực sự thoải mái để hai bên có thể đi vào thảo luận những vấn đề cốt yếu nhất vì một tương lai thống nhất, hoà bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên.

van bai dinh hinh chuyen dong dia chinh tri khu vuc dong bac a Nhà Trắng: Triều Tiên "đang đi đúng hướng"

Người phát ngôn Nhà Trắng Sarah Sanders ngày 25/4 cho rằng, Triều Tiên "đang đi đúng hướng" trong vấn đề phi hạt nhân hóa Bán ...

van bai dinh hinh chuyen dong dia chinh tri khu vuc dong bac a Hội nghị thượng đỉnh liên Triều: Hoàn tất công tác chuẩn bị cuối cùng

Ngày 24/4, Phủ Tổng thống Hàn Quốc thông báo công tác chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều lịch sử sắp tới đã ...

van bai dinh hinh chuyen dong dia chinh tri khu vuc dong bac a Thượng đỉnh liên Triều, Mỹ - Triều: Đầu có xuôi, đuôi mới lọt

Triều Tiên đã bày tỏ cam kết “hoàn tất phi hạt nhân hóa” trên bán đảo Triều Tiên không đi kèm với các điều kiện ...

(theo CBC News, TTXVN)

Xem nhiều

Đọc thêm

TRỰC TIẾP bầu cử Mỹ 2024: Trận đấu cuối cùng giữa ứng viên Trump - Harris bắt đầu

TRỰC TIẾP bầu cử Mỹ 2024: Trận đấu cuối cùng giữa ứng viên Trump - Harris bắt đầu

Báo Thế giới và Việt Nam liên tục cập nhật diễn biến và kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 ngày 5/11.
Hoa hậu Kỳ Duyên tâm sự về chuyện làm đẹp tại Miss Universe 2024

Hoa hậu Kỳ Duyên tâm sự về chuyện làm đẹp tại Miss Universe 2024

Hoa hậu Kỳ Duyên cho biết, để xuất hiện tự tin trước ống kính ở Miss Universe 2024, mỗi ngày cô thường dậy từ 4h sáng.
Bầu cử Mỹ 2024: Một lần 'tất tay' của tỷ phú Elon Musk hay toan tính lợi cả đôi đường của người giàu nhất hành tinh?

Bầu cử Mỹ 2024: Một lần 'tất tay' của tỷ phú Elon Musk hay toan tính lợi cả đôi đường của người giàu nhất hành tinh?

Bầu cử Mỹ 2024 sắp có kết quả, tính toán của tỷ phú Elon Musk đối với cựu Tổng thống Trump liệu có kết quả? Nếu Phó Tổng thống Harris ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Khu di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Khu di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc

Chiều ngày 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm Khu di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Vân Nam.
Công ty TNHH đóng tàu HD Huyndai Việt Nam: Từng bước khẳng định thương hiệu riêng

Công ty TNHH đóng tàu HD Huyndai Việt Nam: Từng bước khẳng định thương hiệu riêng

Công ty TNHH Đóng tàu HD Hyundai Việt Nam (HVS) được thành lập năm 1996.
Phấn đấu đưa Khu kinh tế Vân Phong trở thành trung tâm kinh tế năng động, thông minh, bền vững, bản sắc

Phấn đấu đưa Khu kinh tế Vân Phong trở thành trung tâm kinh tế năng động, thông minh, bền vững, bản sắc

Khu kinh tế (KKT) Vân Phong được đánh giá là 'địa chỉ đỏ' về thu hút đầu tư tại duyên hải Nam Trung Bộ.
TRỰC TIẾP bầu cử Mỹ 2024: Trận đấu cuối cùng giữa ứng viên Trump - Harris bắt đầu

TRỰC TIẾP bầu cử Mỹ 2024: Trận đấu cuối cùng giữa ứng viên Trump - Harris bắt đầu

Báo Thế giới và Việt Nam liên tục cập nhật diễn biến và kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 ngày 5/11.
Bầu cử Mỹ 2024: Tuyên bố trước 'giờ G' của một cử tri Mỹ giàu kinh nghiệm

Bầu cử Mỹ 2024: Tuyên bố trước 'giờ G' của một cử tri Mỹ giàu kinh nghiệm

Tôi hỏi là ông sẽ bỏ phiếu cho ai? Kamala Harris, ông trả lời tôi với giọng nhỏ nhẹ nhưng dứt khoát.
'Họa vô đơn chí' có thể đẩy chính phủ 'đèn giao thông' của Đức tới nguy cơ sụp đổ

'Họa vô đơn chí' có thể đẩy chính phủ 'đèn giao thông' của Đức tới nguy cơ sụp đổ

Đây là thời điểm tồi tệ nhất có thể dẫn tới chính phủ sụp đổ, xét theo những gì đang xảy ra ở Ukraine và tình hình kinh tế ở Đức.
Syria lên án cuộc không kích của Israel nhằm vào các địa điểm dân sự gần Damascus

Syria lên án cuộc không kích của Israel nhằm vào các địa điểm dân sự gần Damascus

Bộ Ngoại giao Syria kêu gọi Liên hợp quốc (LHQ) hành động khẩn cấp để ngăn chặn các động thái quân sự của Israel nhằm vào dân thường.
Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 bắt đầu, hai ứng viên hòa nhau tại điểm đầu tiên, kịch bản nào để tới con số quyền lực?

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 bắt đầu, hai ứng viên hòa nhau tại điểm đầu tiên, kịch bản nào để tới con số quyền lực?

Nếu các cuộc thăm dò trước bầu cử tổng thống Mỹ 2024 là chính xác, cuộc đua năm nay cần theo dõi sát 7 tiểu bang chiến địa.
Tình hình Trung Đông: 'Pháo đài bay' của Mỹ làm Iran 'nóng mặt', Hamas lại khiến Washington thất vọng

Tình hình Trung Đông: 'Pháo đài bay' của Mỹ làm Iran 'nóng mặt', Hamas lại khiến Washington thất vọng

Mỹ điều động một nhóm máy bay B-52 tới Trung Đông nhằm hỗ trợ Israel trước nguy cơ bị tấn công trả đũa từ Iran.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động