TIN LIÊN QUAN | |
Những cơ hội và thách thức nổi bật của châu Âu năm 2018 | |
Người dân Anh không còn thiết tha rời khỏi EU |
Ngay sau khi các nước vùng Baltic và các nước phía Bắc Nam Tư tuyên bố họ là các nước Trung Âu, nhiều quốc gia cộng sản nhỏ tại châu Âu đã tự hào tuyên bố chủ quyền và quay trở lại với nền tảng truyền thống dân chủ từ năm 1945. Kết quả của việc quay trở lại quỹ đạo của châu Âu là việc các quốc gia này gia nhập Liên minh châu Âu (EU) vào những năm 2000.
Tuy nhiên, ngày nay ranh giới của một khối phía Đông mới đang trở nên rõ ràng hơn: một liên minh lỏng lẻo giữa các nền dân chủ theo hướng độc tài và dân tộc chủ nghĩa có ý định cạnh tranh với các nền dân chủ phương Tây. Khác với nước Anh, họ không muốn rời khỏi EU mà muốn sửa đổi khối này theo ý tưởng của mình.
Châu Âu cần những bước ngoặt mang tính quyết định trong tương lai. (Nguồn: FT) |
Sự trỗi dậy của tư tưởng bài ngoại
Theo một phân tích về 22 quốc gia châu Âu được Bloomberg tiến hành, các chính đảng cực hữu có tư tưởng bài ngoại tại châu Âu đã phát triển mạnh mẽ trên toàn khu vực. Tính trung bình lực lượng này chiếm tới 16% số nghị sỹ tại một quốc gia và 15% nghị viện châu Âu.
Bất chấp những khác biệt, có rất nhiều yếu tố gắn kết các công dân tại khối phía Đông mới này, trong đó phải kể đến quan điểm về vấn đề an ninh quốc gia theo tâm lý phản đối làn sóng nhập cư và tị nạn, bài Hồi giáo, ủng hộ các biện pháp tăng cường quân sự và củng cố an ninh biên giới...
Các lực lượng dân tộc chủ nghĩa không còn muốn rời bỏ EU như Anh đã làm hay như những gì đảng Tự do Áo vẫn ủng hộ trong suốt nhiều năm qua. Giờ họ muốn gây ảnh hưởng và cải tổ châu Âu theo hướng đề cao các giá trị dân tộc. Tại châu Âu này, các chính phủ dân tộc sẽ theo đuổi các mục tiêu chủ quyền của mình, không chịu ảnh hưởng từ Brussels hay Berlin, và xây dựng một khu vực thương mại tự do song không cần hội nhập.
Trụ sở Nghị viện châu Âu ở Strasbourg, Pháp. (Nguồn: AFP) |
Đề cao chủ nghĩa dân tộc
Khái niệm cốt lõi của một châu Âu theo hướng đi này là đề cao chủ nghĩa dân tộc với quan điểm cho rằng các chủng tộc thuần chủng có quyền lợi đặc biệt cũng như số phận thiêng liêng liên quan đến nguồn gốc, lịch sử và lãnh thổ. Đây là một khái niệm hoàn toàn khác với những gì mà EU hiện nay hướng đến, một EU đề cao quyền lợi quốc gia chứ không phải nhân quyền.
Thực tế kể cả các chính phủ dân túy thiên hữu của khối phía Đông cũng như những người ủng hộ các chính đảng dân tộc cấp tiến chưa đủ sức mạnh để hiện thực hóa mục tiêu của mình, song đây là một xu thế đáng lo ngại và nó đang tác động đến sự vận hành của EU, cản trở các hoạt động của khối bằng việc phản đối chủ trương hội nhập châu Âu trong nhiều vấn đề, từ nhập cư cho tới năng lượng.
Với tuyên bố hồi cuối tháng 12 vừa qua về việc chính thức trừng phạt Ba Lan vì những cải cách tư pháp bị xem là vi phạm các giá trị chung của liên minh, khiến hệ thống tư pháp của quốc gia này mất đi tính độc lập và chịu sự chi phối của chính quyền - một quyết định chưa từng có tiền lệ trong lịch sử khối này, EU đã khép lại năm 2017 với những dự cảm không lành cho năm mới.
Nếu những rạn nứt trong nội bộ ngăn EU tiến hành những cải cách quan trọng đã đề ra cho năm 2018, xu thế châu Âu phát triển theo hướng dân tộc chủ nghĩa và vị kỷ sẽ ngày càng trở nên đáng lo ngại hơn.
Số người di cư đến châu Âu qua đường biển giảm đáng kể trong năm 2017 Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), công bố ngày 5/1, cho biết số người di cư đến châu Âu bằng đường biển trong năm ... |
Pháp lên kế hoạch thiết lập tuyến thương mại châu Âu - Nga - Trung Quốc Pháp đang lập một dự án xây dựng một "con đường thương mại" từ châu Âu qua Nga sang Trung Quốc, nhằm bù đắp cho ... |
Nước Đức một năm nhìn lại 2017 là một năm đầy biến động đối với thế giới, châu Âu nói chung và nước Đức nói riêng. |