TIN LIÊN QUAN | |
Bão lớn hoành hành tại một loạt nước châu Âu | |
Bulgaria đối mặt nhiều vấn đề nóng khi làm Chủ tịch luân phiên EU |
Tuy nhiên, theo tờ Financial Times ngày 2/1, thực tế năm qua cho thấy ở một chừng mực nào đấy, những mối đe dọa đến từ những lực lượng cấp tiến cánh hữu và những người theo chủ nghĩa dân túy đã bị kiềm chế hoặc bị đánh bại ở hầu hết các nước châu Âu có diễn ra tổng tuyển cử trong năm 2017. Còn hiện nay, vấn đề gây trở ngại cho việc xây đắp tình đoàn kết của Liên minh châu Âu (EU) trong năm 2018 là sự gia tăng mâu thuẫn giữa các nước Tây Âu và Đông Âu.
Cục diện mới
Những thách thức gay cấn nhất đối với trật tự chính trị đã được hình thành bấy lâu nay tại châu Âu thực tế đã không xảy ra như dự đoán ban đầu. Tin vui là sự nổi lên của nhà cải cách Pháp, Tổng thống Emmanuel Macron, đã gạt sang bên hệ thống đảng chính trị mục nát và bước vào Điện Elysée. Trong khi đó, điều không vui là phe ủng hộ Catalonia độc lập tuyên bố chiến thắng bầu cử nghị viện, hơn 1 tháng sau khi vùng này bị tước quyền tự trị. Sự kiện được xem như đòn đau giáng vào chính quyền Madrid (Tây Ban Nha).
Tại thời điểm đầu năm 2018, chưa thể chỉ ra ngay được chủ đề chính tại châu Âu năm nay là gì. Một số những người vốn tin rằng châu Âu thực sự đã sang bước ngoặt từ năm 2017 thì mong rằng năm nay các nước trong EU cần có những quyết định hướng tới xây dựng một liên minh gắn kết chặt chẽ hơn nữa. Họ cho rằng xuất phát từ quan điểm địa chính trị, châu Âu cần có những những bước tiến mang tính quyết định cần thiết trong năm 2018.
Châu Âu cần những bước tiến mang tính quyết định trong tương lai. (Nguồn: FT) |
Theo nhìn nhận hiện nay, Trung Quốc ở thế đi lên, Nga “hung hăng”, còn Bắc Phi và Trung Đông đang sôi sục. Thậm chí trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra chính sách đối ngoại của mình, tương lai của mối quan hệ Mỹ- châu Âu đã trở nên không để đoán định được. Do vậy, hội nhập là cần thiết để củng cố EU và nhằm đối trọng với những thế lực mạnh trên thế giới.
Tất cả những tham vọng này đều được hun đúc và thể hiện trong ý chí của Tổng thống Macron, người từng lên tiếng kêu gọi sự cần thiết để châu Âu trở thành "câu chuyện tự kể vĩ đại" và "một hình thái của chủ nghĩa anh hùng chính trị". Những lời kêu gọi của ông Macron dễ bị cho là câu chuyện mang tính phù phiếm, nhưng trong thời đại của ông Trump và Brexit (việc Anh rời khỏi EU), những lời kêu gọi này đáng được chú ý một cách nghiêm túc. Không gì minh họa một cách rõ ràng và nghiêm túc hơn bằng việc tháng 11/2017, sáng kiến an ninh và quốc phòng được biết dưới tên gọi thỏa thuận Hợp tác cấu trúc thường trực quốc phòng (PESCO) đặt mục tiêu thúc đẩy hợp tác quốc phòng trong EU và phát triển hệ thống vũ khí đã được 25 nước EU ký thông qua.
Con đường còn lắm chông gai
Người ta vẫn có nhiều căn cứ để kỳ vọng trong năm 2018 sẽ nhìn thấy được những tiến bộ trên lĩnh vực kinh tế và tài chính. 19 nước thuộc Khu vực đồng tiền chung châu Âu đã thảo luận để hoàn tất liên minh ngân hàng của EU và định hình lại cơ chế bình ổn châu Âu thành Quỹ tiền tệ châu Âu. Hiện nay, vấn đề đặt ra là liệu Đức và Pháp và các nước khác có nhất trí với nhau về các chi tiết cụ thể của Quỹ tiền tệ châu Âu hay không. Nhưng tất cả các mục tiêu đều là điều EU mong đợi và có thể đạt được. Ngoài ra, EU cần đảm bảo họ sẽ không sao nhãng nhiệm vụ của chính mình là tạo ra các thị trường vốn trong liên minh.
Các nhà hoạch định chính sách cần thực tế hơn khi đưa ra tầm nhìn về một EU hiệu quả và đoàn kết. Năm 2018 sẽ không có cuộc tổng tuyển cử nào có thể gây ra những kịch tính giống như các cuộc tổng tuyển cử tại Pháp, Đức năm 2017. Nhưng các cuộc tổng tuyển cử của Italy, Hungary và Thụy Điển dự kiến được tổ chức trong thời gian từ tháng 3-9/2018 có thể cho thấy sự nổi lên mạnh mẽ của những người theo trường phái dân tộc bảo thủ, những nhà dân túy chống nhập cư và các thế lực đi ngược lại những quy chuẩn mà EU vẫn lấy làm tôn chỉ mục đích cho sự phát triển của mình. Khắp châu Âu, những thế lực này sẽ liên kết với nhau để gây áp lực cho cuộc bầu cử quốc hội châu Âu vào năm 2019.
Con đường đi tới đoàn kết thống nhất của EU sẽ gặp một số cản trở. Các nước Bắc và Nam Âu có những quan điểm khác nhau về hội nhập EU. Đáng lo ngại là ngày các có những bất đồng gay gắt giữa các nước Tây và Đông Âu đối với vấn đề dân chủ, quy định luật lệ, và vấn đề nhập cư. Với việc nước Anh đang trên đường rời khỏi EU, các tranh luận này đang nổi lên như một rào cản to lớn, một thách thức cần vượt qua để các nước trong EU có thể xây dựng một liên minh gần gũi, đoàn kết và thống nhất hơn trong năm 2018.
Brexit: Cuộc "ly hôn" đầy sóng gió Anh và Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được nhiều tiến triển trong quá trình đàm phán hậu Brexit, nhưng từng đó là chưa ... |
28 nước EU không công nhận Jerusalem là thủ đô Israel Trong chuyến công du châu Âu vừa qua, Thủ tướng Israel đã vận động các nước Liên minh châu Âu (EU) công nhận Jerusalem là thủ ... |
Khủng hoảng từ trong lòng châu Âu Người ta thường cho rằng, mối đe dọa lớn nhất đối với sự nhất thể hóa châu Âu là những nước thành viên quyết định ... |