Vị thế mới của ngoại giao đa phương

Những năm qua, chúng ta đã và đang được chứng kiến những chuyển biến vô cùng to lớn của cục diện thế giới và khu vực. Quan hệ giữa các nước lớn diễn biến rất phức tạp, đan xen giữa hợp tác và đấu tranh gay gắt. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
vi the moi cua ngoai giao da phuong Ngoại giao đa phương Việt Nam: Từ ASEAN nhìn ra toàn cầu
vi the moi cua ngoai giao da phuong Ngoại giao đa phương: Vũ khí sắc bén thời hội nhập

Cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu đã dẫn tới những thay đổi sâu sắc trong quan hệ quốc tế cũng như trong nhiều thể chế quốc tế. Các vấn đề an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, an ninh mạng, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, dịch bệnh… ngày càng nghiêm trọng cả về quy mô và cường độ, đòi hỏi các nước phải đẩy mạnh hợp tác nhằm giải quyết có hiệu quả các thách thức này. Trong thế giới ngày nay, không một quốc gia nào có thể tự mình giải quyết được các thách thức đặt ra, mà đòi hỏi phải có sự hợp tác, nhất là hợp tác đa phương. Do đó, ngoại giao đa phương tại các tổ chức, diễn đàn hợp tác quốc tế và khu vực ngày càng được coi trọng.

Trong bối cảnh đó, ngoại giao đa phương của Việt Nam không ngừng được đổi mới toàn diện; được mở rộng và đi vào chiều sâu ở tất cả các kênh, từ ngoại giao Nhà nước tới đối ngoại Đảng, đối ngoại Quốc hội và ngoại giao nhân dân.

Với vị thế và tầm vóc mới, ngoại giao đa phương đang và sẽ có đóng góp thiết thực, góp phần làm cho bức tranh ngoại giao Việt Nam thêm đa dạng, phong phú, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Đóng góp thiết thực

Khoảng 10 năm trở lại đây, ngoại giao đa phương liên tiếp gặt hái được nhiều thành tựu đáng kể, có những đóng góp thiết thực, dấu ấn đậm nét trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Có thể khái quát những thành tựu của ngoại giao đa phương Việt Nam những năm qua ở 4 góc độ chính sau:

Một là,góp phần tranh thủ được nhiều nguồn lực to lớn cho phát triển kinh tế - xã hội.

Việc gia nhập WTO là bước đi rất quan trọng, góp phần giúp nền kinh tế nước ta tiếp cận được với các thị trường rộng lớn của hơn 150 quốc gia, vùng lãnh thổ; từ đó làm cho dòng thương mại của Việt Nam không ngừng gia tăng, đầu tư nước ngoài cũng tăng trưởng mạnh mẽ. Trong những năm qua, Việt Nam đã đồng thời đàm phán, ký kết nhiều FTA quan trọng như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định FTA Việt Nam – EU (EVFTA)… Với triển vọng triển khai và hoàn tất 17 FTA các loại đến năm 2020, Việt Nam sẽ trở thành một trọng điểm FTA của khu vực với mạng lưới gồm 58 đối tác, trong đó có 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và chiếm trên 80% GDP toàn cầu.

vi the moi cua ngoai giao da phuong
Thứ trưởng Hà Kim Ngọc phát biểu tại Hội nghị Cấp cao khóa 31 Hội đồng nhân  quyền của LHQ, tháng 3/2016.

Ngoại giao đa phương đã tận dụng tốt sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế phục vụ cho các ưu tiên phát triển như chuyển đổi mô hình tăng trưởng, xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách phát triển, tăng cường kết nối… Vấn đề phát triển tiểu vùng, bảo vệ nguồn nước… đã được chú trọng. Các cơ chế tiểu vùng, liên vùng đã được phát huy để thúc đẩy hợp tác phát triển tiểu vùng, nhất là tiểu vùng sông Mê-công, tăng cường tiếng nói của Việt Nam trong các vấn đề có ý nghĩa quan trọng và thiết thực đối với đất nước.

Hai là, góp phần nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế. Những năm qua, chúng ta đã lần lượt đảm nhiệm thành công nhiều sự kiện ngoại giao đa phương lớn, có ý nghĩa quan trọng như nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc (2008 – 2009), vai trò Chủ tịch luân phiên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) năm 2010.

Hàng loạt sự kiện đa phương khác ghi dấu ấn đậm nét của Việt Nam như Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc (2008), Đại hội đồng liên Nghị viện ASEAN lần thứ 31 (2010), Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Đông Á lần thứ 19 (2010), Đại hội UNESCO thế giới lần thứ 8 (2011), Đại hội đồng Liên minh nghị viện thế giới (IPU) lần thứ 132 (2015), Hội đồng thống đốc Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) nhiệm kỳ 2013 – 2015, Hội đồng nhân quyền nhiệm kỳ 2014 – 2016…

Bên cạnh đó, chúng ta còn có nhiều đóng góp thực chất cho các diễn đàn khu vực, liên khu vực như Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS), Diễn đàn Hợp tác Á – Âu (ASEM), Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), Hội nghị COP về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc, Cuộc họp lần thứ 19 Ủy ban thường trực Hội nghị quốc tế các chính đảng châu Á (ICAPP) năm 2013… Từ các hoạt động như vậy, không ít chuẩn mực quốc tế đã ra đời và vị thế đất nước không ngừng được nâng cao.

Ba là, là công cụ hữu hiệu, góp phần giúp đất nước triển khai hiệu quả chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, là thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

vi the moi cua ngoai giao da phuong
Hội nghị Cấp cao khóa 31 Hội đồng nhân quyền của LHQ, tháng 3/2016.

Từ năm 2014 đến nay, Việt Nam từng bước tham gia, đóng góp ngày càng lớn cho các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Việt Nam cũng đã tham gia và phê chuẩn 7/9 công ước chủ chốt của Liên hợp quốc về quyền con người. Việt Nam cũng đang đẩy mạnh pháp điển hóa các quy định pháp lý cho phù hợp với thông lệ quốc tế, như các quy định của Công ước chống tra tấn, trong việc bảo vệ quyền của các dân tộc thiểu số hoặc các nhóm dễ bị tổn thương trong xã hội. Việt Nam cũng đóng góp tích cực cho các chương trình nghị sự phát triển toàn cầu và là một trong số ít quốc gia hoàn thành trước hạn nhiều mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc.

Ở khu vực, dù trình độ phát triển còn hạn chế, nhưng Việt Nam đã và đang đi đầu trong việc cùng các nước xây dựng Cộng đồng ASEAN và củng cố vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình...

Bốn là, góp phần quảng bá về đất nước, con người, tiềm năng văn hóa, du lịch… của Việt Nam, khẳng định với bạn bè thế giới về một dân tộc Việt Nam yêu chuộng hòa bình, đất nước Việt Nam không ngừng đổi mới, năng động và phát triển.

Chủ động và tích cực

Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng chủ trương triển khai đồng bộ, toàn diện trên tất cả các kênh đối ngoại, cả song phương và đa phương, dựa trên sự phối hợp chặt chẽ giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại Quốc hội và đối ngoại nhân dân. Chủ trương “chủ động, tích cực hội nhập quốc tế” được cụ thể hóa bằng Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị và Chiến lược Hội nhập của chính phủ, trong đó xác định “chủ động và tích cực tham gia các thể chế đa phương, góp phần xây dựng trật tự chính trị và kinh tế công bằng, dân chủ, ngăn ngừa chiến tranh, xung đột, củng cố hòa bình, đẩy mạnh hợp tác cùng có lợi.”

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII tháng 1/2016 vừa qua, Đảng ta tiếp tục xác định chủ trương đẩy mạnh hoạt động ngoại giao đa phương nhằm bảo đảm tốt hơn lợi ích quốc gia - dân tộc, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

vi the moi cua ngoai giao da phuong
Đại lễ Phật Đản Liên hợp quốc lần thứ 11.

Việt Nam chủ động và tích cực đóng góp xây dựng, định hình các thể chế đa phương; phát huy vai trò tại các cơ chế đa phương, đặc biệt là ASEAN và Liên hợp quốc; chủ động, tích cực tham gia các cơ chế đa phương về quốc phòng, an ninh, trong đó có việc tham gia các hoạt động hợp tác ở mức cao hơn như hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc, diễn tập về an ninh phi truyền thống và các hoạt động khác…

Đây là cơ sở rất quan trọng, cùng với thế và lực mới của đất nước sau 30 năm Đổi mới, đối ngoại đa phương Việt Nam thực sự được nâng lên một tầm cao mới, góp phần giúp Việt Nam khẳng định được uy tín, vị thế của mình trên trường quốc tế, nhất là trong quan hệ với các nước lớn.

Tiên phong trong thế kỷ XXI

Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế tín nhiệm bầu với số phiếu rất cao vào các cơ quan quan trọng của Hội đồng Nhân quyền (nhiệm kỳ 2014-2016), Hội đồng Kinh tế-Xã hội (ECOSOC) nhiệm kỳ 2016-2018, Ủy ban Di sản Thế giới (nhiệm kỳ 2013-2017) và Hội đồng Chấp hành UNESCO (nhiệm kỳ 2015-2019).

Ở cấp độ toàn cầu, không phải ngẫu nhiên mà khi thăm Việt Nam tháng 5/2015, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã từng khẳng định Việt Nam “có thể là người đi tiên phong thực sự của Liên hợp quốc.”

Ở cấp độ khu vực, hầu hết các nước khu vực đều kỳ vọng Việt Nam sẽ có những đóng góp và tiếng nói lớn hơn, thậm chí là vai trò dẫn dắt trong các hoạt động đa phương khu vực, nhất là trong phạm vi ASEAN.

Với khuôn khổ chính sách ngày càng được nới rộng, với đội ngũ cán bộ làm công tác đa phương trẻ, năng động, tâm huyết, giỏi cả chuyên môn và ngoại ngữ... với uy tín đất nước ngày càng gia tăng, ngoại giao đa phương được kỳ vọng sẽ trở thành một lực lượng tiên phong trong thế kỷ XXI.

vi the moi cua ngoai giao da phuong Tạo dựng chỗ đứng của Việt Nam

Nhân dịp Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 và Ngoại vụ 18, phóng viên Báo TG&VN đã cuộc trao đổi với nguyên Phó Thủ ...

vi the moi cua ngoai giao da phuong Luôn có những “lần đầu tiên” trong công tác đối ngoại

“Đến hẹn lại lên”, mỗi kỳ Hội nghị Ngoại giao (HNNG), ngành Ngoại giao đều bàn về vấn đề đẩy mạnh công tác xây dựng ...

vi the moi cua ngoai giao da phuong [Infographics] Các kỳ Hội nghị Ngoại giao từ năm 1957 đến 2016

Cùng Báo TG&VN nhìn lại các kỳ Hội nghị Ngoại giao từ năm 1957 đến 2016.

TS. Trần Việt Thái

Xem nhiều

Đọc thêm

Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Những nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống trên thế giới xuất hiện rất nhiều ở Việt Nam với tác hại vô cùng nghiêm trọng, đặt ra yêu ...
Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Các vòng trừng phạt Nga, có thể ít tác động tới chủ thể, nhưng một cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây đã khiến toàn thế giới ...
Tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam

Tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam

Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam, Thường trực Hội đã có nhiều cách làm sáng tạo đem lại hiệu quả thiết ...
Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế Healthy Connections nhằm giải quyết những thách thức trong việc tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản của cư dân vùng hẻo lánh ở phía ...
Trung Quốc 'ra đòn' mới, căng thẳng với EU đã tiến đến sản phẩm sữa

Trung Quốc 'ra đòn' mới, căng thẳng với EU đã tiến đến sản phẩm sữa

Ngày 22/11, Trung Quốc thông báo mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU).
Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Tuyến đường bao biển nối Hạ Long và Cẩm Phả (Quảng Ninh) được đánh giá là một tuyến đường ven biển đẹp nhất Việt Nam bởi có sự kết hợp ...
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam-Venezuela

Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam-Venezuela

Hợp tác giáo dục góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân hai nước Venezuela-Việt Nam.
Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Đôi dòng chia sẻ về quan hệ hữu nghị Việt Nam-Bulgaria nhân dịp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam.
Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Hành trình ra đời của Tạp chí Quan hệ Quốc tế là ấp ủ, quyết tâm của Lãnh đạo Bộ Ngoại giao 35 năm về trước.
Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Theo Đại sứ Đỗ Hoàng Long, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev diễn ra khi Việt Nam-Bulgaria có nhiều bước phát triển quan trọng
Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Đại sứ quán Việt Nam tại Venezuela đã tổ chức buổi tọa đàm 'Quân đội nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành'.
Tích lũy đủ 'chất và lượng', cùng nhau hướng tới tầng nấc mới trong quan hệ Việt Nam-Malaysia

Tích lũy đủ 'chất và lượng', cùng nhau hướng tới tầng nấc mới trong quan hệ Việt Nam-Malaysia

Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm có ý nghĩa quan trọng, là bước triển khai cụ thể đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XIII.
Phiên bản di động