Vladivostok "lột xác" sau APEC

“Khi hội nghị qua đi, một di sản ở lại”, câu nói của Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev có lẽ là lời miêu tả chính xác về Vladivostok sau Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương 2012 (APEC 2012).
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
vladivostok lot xac sau apec Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Peru sẽ tập trung thảo luận về thương mại
vladivostok lot xac sau apec Việt Nam – Philippines: Hợp tác chặt chẽ và thiết thực

Vladivostok, địa danh thường được gọi là "San Francisco của phương Đông", nằm ở vùng Viễn Đông của nước Nga, cách thủ đô Moscow khoảng 6.500 km.

Với vẻ đẹp giao thoa giữa 2 nền văn hóa Đông - Tây, tiếp giáp Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, Vladivostok là cửa ngõ lý tưởng của Nga nối với châu Á. Được lựa chọn làm nơi diễn ra APEC 2012, Vladivostok đã có hành trình “lột xác” ngoạn mục.

vladivostok lot xac sau apec
Cây cầu bắc qua vịnh Sừng Vàng được xây dựng nhằm phục vụ Hội nghị APEC 2012 tại Vladivostok, Nga. (Nguồn: russiatrek.org)

Được thiên nhiên ưu đãi với bờ biển và các hòn đảo đẹp như tranh, núi rừng xanh ngắt và những con đường dốc tuyệt đẹp nhưng Vladivostok không có nhiều kinh nghiệm quản lý du lịch.

Từ thời Liên Xô, đây là khu quân cảng khép kín, đóng cửa đối với khách nước ngoài. Ngay cả công dân Liên Xô từ những vùng khác đến cũng cần giấy phép đặc biệt.

Vì vậy, khi quyết định chọn Vladivostok là nơi tổ chức APEC 2012, chính quyền phải bắt tay xây dựng mới ngành công nghiệp du lịch cho thành phố này. Dù tuyên bố đăng cai từ rất sớm (năm 2007), tới trước thời điểm diễn ra sự kiện, quá nhiều kế hoạch tưởng chừng không thể thực hiện được. Kinh phí thay đổi liên tục do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, có những lúc dự trù tăng đến 50%. Nhiều kế hoạch phải hủy bỏ, thậm chí có lúc nước chủ nhà tính tới phương án chuyển địa điểm sang St.Petersburg để đảm bảo yêu cầu về cơ sở hạ tầng.

Tuy nhiên, cuối cùng chính phủ Nga vẫn chọn tổ chức APEC 2012 tại Vladivostok, bởi đây là cơ hội kêu gọi đầu tư cho thành phố xa xôi của nước Nga với mong muốn phát triển khu vực này thành điểm nhấn quan trọng về văn hóa và kinh tế ở châu Á - Thái Bình Dương.

Sự đổi thay ngoạn mục

Chỉ trong thời gian ngắn, dấu ấn khu cảng quân sự khép kín của Hạm đội Thái Bình Dương một thuở đã thay đổi với những cây cầu “vắt ngang bầu trời”, trường đại học rộng lớn, các khách sạn 5 sao, hệ thống giao thông cùng các công trình văn hóa - y tế công cộng như nhà ga, nhà hát, sân bay hiện đại và đẹp mắt.

Để phục vụ cho việc xây dựng lại thành phố, gần 3.000 công nhân nước ngoài, phần lớn từ Uzbekistan, Tajikistan, Kyrgyzstan và Thổ Nhĩ Kỳ, cùng lực lượng địa phương đã dốc sức mình cho tới những ngày hè cuối cùng của năm 2012. Thời điểm ấy, khắp nơi trong thành phố là những tòa nhà mới, những con đường được trải lại nhựa, thảm cỏ cắt gọt tinh tươm, bãi biển sạch sẽ hơn, rác thải được thu gom gọn gàng…

Ba trong số những cây cầu lớn nhất thế giới được thông xe trước ngày khai mạc khoảng 2 tháng. Khu ký túc xá thuộc trường Đại học Viễn Đông có sức chứa 60.000 người trong khuôn viên đầy đủ hồ nước, công viên, nhà ở cho sinh viên và giảng viên được xây mới với trang thiết bị hiện đại.

Trong thời gian hội nghị, đây là một trong những địa điểm quan trọng để tổ chức các sự kiện lớn và là nơi cư trú cho quan khách. Kết thúc APEC 2012, ngành giáo dục ở vùng Viễn Đông được hưởng lợi lớn nhờ trường đại học quy mô tầm cỡ này. Các địa điểm tổ chức sự kiện khác cũng chuyển thành thư viện, trung tâm lưu trữ, trung tâm hội thảo...

Nhà hát Opera và Ballet Primorsky có 2.000 chỗ ngồi  được xây dựng trên một hòn đảo nổi. Với hệ thống sân khấu hiện đại, các chương trình nghệ thuật được dàn dựng và tổ chức theo hướng giao lưu đối thoại giữa các nền văn hóa Đông - Tây đúng với hình ảnh của thành phố được mệnh danh là “ô cửa sổ nhìn vào châu Á”.

Các trung tâm y tế phục vụ cho hội nghị sau đó được chuyển thành bệnh viện để đáp ứng thêm nhu cầu khám chữa bệnh của người dân địa phương và khách du lịch. Thành phố có hơn 50 địa điểm được xây mới, góp phần cải thiện đáng kể hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh.

Tiếng Anh là tiêu chuẩn hàng đầu

Để đảm bảo cho công tác truyền thông và xây dựng hình ảnh của thành phố, khoảng 1.000 tình nguyện viên phải trải qua quá trình tuyển chọn khắt khe mới có cơ hội được hướng dẫn và giúp đỡ các vị khách tham dự hội nghị. Tình nguyện viên khi ứng tuyển phải tham gia bài thi TOEIC.

Điều thú vị là sau vòng sơ tuyển, một số ứng viên dù bị loại vẫn cảm thấy hài lòng, bởi qua quá trình tuyển chọn, họ được học hỏi về kỹ năng giao tiếp và kinh nghiệm tổ chức sự kiện quy mô quốc tế. Ngoài ra, nhờ tham gia dự tuyển, ứng viên có thêm chứng chỉ ngoại ngữ uy tín được công nhận trên toàn cầu, rất thuận tiện cho công việc của họ sau này, nhất là khi các công ty quốc tế bắt đầu các dự án đầu tư tại Vladivostok sau khi APEC 2012 kết thúc.

Ngoài ra, 300 sinh viên đến từ nhiều thành phố như Moscow, St. Petersburg, Chita, Astrakhan, Chelyabinsk, Blagoveshchensk, Khabarovsk, và những khu vực xa xôi so với vùng Viễn Đông như Buryatia, Kazan và Sochi, cũng tham gia hỗ trợ báo chí quốc tế đưa tin về sự kiện.

Bằng cách thức tổ chức linh hoạt như vậy, APEC 2012 là cơ hội cho người dân địa phương cũng như  giới trẻ ở nhiều địa phương khác được tham dự vào sự kiện quốc tế lớn, từ đó có thêm kinh nghiệm quay trở về phục vụ cho địa phương của mình.

Hệ thống an ninh quân sự bậc nhất

Đoàn đại biểu của 21 nền kinh tế thành viên cùng các lãnh đạo cấp cao nhất của hơn 500 công ty lớn trên thế giới có mặt tại cùng một thời điểm. Đó là sức ép rất lớn đối với ban tổ chức về mặt an ninh. Tàu chiến, máy bay chiến đấu và hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 được huy động nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các nhà lãnh đạo chính trị và kinh tế hàng đầu. Cơ quan Hàng không Dân sự Nga hạn chế quyền tiếp cận khu vực không lưu quanh thành phố Vladivostok trong thời gian diễn ra sự kiện.

An ninh tại Hội nghị Thượng đỉnh đều do những lực lượng tinh nhuệ nhất của Quân khu miền Đông và các đơn vị chống máy bay đảm nhiệm, trong đó bao gồm hệ thống tên lửa S-400, các máy bay phản lực Sukhoi Su-27SM, Su-30, MiG-31 và các tàu chiến, tàu ngầm thuộc Hạm đội Thái Bình Dương.

Tàu du lịch làm nơi ăn nghỉ

Do chưa có kinh nghiệm phát triển du lịch, nhiều thứ tưởng như rất quen thuộc trên thế giới lại khá mới mẻ ở Vladivostok. Vì thế, mọi sự chuẩn bị đều được tính toán đến từng chi tiết. Các nhà hàng được khuyến khích mở cửa khuya hơn. Thực đơn được in bổ sung bằng tiếng Anh. Hệ thống thanh toán thẻ tín dụng nhanh chóng được cài đặt. Những nhà vệ sinh di động ở khu vực trung tâm trước đây trông rất chướng mắt vì sự thô kệch nay được trang trí lại bằng những hình ảnh ấn tượng về Vladivostok thời trước Cách mạng Tháng Mười.

Tuy nhiên, không phải việc gì cũng thuận buồm xuôi gió. Hệ thống khách sạn Hyatt không kịp hoàn thiện đúng tiến độ. Ba tàu cánh ngầm mới không sẵn sàng để phục vụ việc di chuyển giữa Vladivostok và đảo Russkiy. Điều đó có nghĩa là hơn 10.000 khách không có chỗ ăn ở và gặp nhiều khó khăn trong đi lại. Giải pháp được thay thế là sử dụng chính tàu du lịch làm nơi ăn nghỉ và hỗ trợ vận chuyển khách tham quan.

Một di sản ở lại

Với những nỗ lực của chính quyền cùng sự chung tay góp sức của người dân Vladivostok, sau khi Hội nghị APEC 2012 kết thúc, thành phố được kế thừa di sản hạ tầng, còn người dân có thêm kinh nghiệm phát triển du lịch. Bên cạnh đó, đội ngũ tình nguyện viên, sinh viên được giao lưu quốc tế và rèn luyện tiếng Anh, chuẩn bị những hành trang tốt nhất cho hội nhập kinh tế quốc tế của thành phố trong tương lai gần. Vì thế, dù chi phí tổ chức có tốn kém nhưng đây là sự đầu tư xứng đáng cho cửa ngõ giao thương của nước Nga ở khu vực Viễn Đông trong những năm đầu thế kỷ XXI.

vladivostok lot xac sau apec Nga xác định Trung Quốc là thị trường bán kim cương chính

Nhà sản xuất kim cương thô lớn nhất thế giới Alrosa (Nga) cho biết, họ chuẩn bị kế hoạch tăng gấp đôi doanh số bán ...

vladivostok lot xac sau apec Nga kỳ vọng thay đổi bộ mặt vùng Viễn Đông

Nhiều dự án được Nga gửi gắm tại  Diễn đàn Kinh tế Phương Đông lần thứ 2, sẽ diễn ra vào ngày 2 - 3/9 ...

vladivostok lot xac sau apec Sẽ xây tượng đài Bác Hồ tại Vladivostok

Thị trưởng thành phố Vladivostok (Nga) Igor Puskarov ngày 4/6 đã bày tỏ hoàn toàn nhất trí với đề xuất của Tổng lãnh sự quán ...

 

Kỳ An - Việt Hà

Xem nhiều

Đọc thêm

Kỳ bí chiếc mặt nạ cổ 600 năm tuổi của thần lửa Aztec

Kỳ bí chiếc mặt nạ cổ 600 năm tuổi của thần lửa Aztec

Chiếc mặt nạ Xiuhtecuhtli là một trong những cổ vật màu ngọc lam mà nhà chinh phục người Tây Ban Nha Hernán Cortés đã lấy từ Đế chế Aztec.
Chú hổ bộ lông đột biến màu vàng hút khách, trở thành hiện tượng trên mạng xã hội

Chú hổ bộ lông đột biến màu vàng hút khách, trở thành hiện tượng trên mạng xã hội

Một con hổ vàng 3 tuổi tại Thái Lan đã trở thành hiện tượng mạng xã hội, thu hút 34.000 lượt thích và 24.000 lượt chia sẻ chỉ trong hai ...
Chuyên gia Trung Quốc chia sẻ kinh nghiệm tích hợp giữa văn hóa và công nghệ

Chuyên gia Trung Quốc chia sẻ kinh nghiệm tích hợp giữa văn hóa và công nghệ

Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm 'Thực tiễn đổi mới thông qua sự tích hợp giữa văn hóa và công nghệ tại ...
Tìm về cội nguồn lịch sử dân tộc tại 'Thủ đô gió ngàn'

Tìm về cội nguồn lịch sử dân tộc tại 'Thủ đô gió ngàn'

Khu di tích lịch sử ATK Định Hóa nằm ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, là một trong những địa điểm quan trọng nhất của lịch sử cách mạng ...
Canada quyết tâm 'cán đích' mục tiêu chi 2% quốc phòng của NATO

Canada quyết tâm 'cán đích' mục tiêu chi 2% quốc phòng của NATO

Ngày 25/11, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho rằng nước này đang 'đi đúng hướng' để đạt được mục tiêu chi cho quốc phòng của NATO trong những năm tới.
Cơ hội nhận iPhone 16 và nhiều phần quà hấp dẫn khi mở Tài khoản Plus trên Agribank Plus

Cơ hội nhận iPhone 16 và nhiều phần quà hấp dẫn khi mở Tài khoản Plus trên Agribank Plus

Agribank triển khai chương trình khuyến mại hấp dẫn 'Mở Tài khoản Plus - Đón Vạn Đặc Quyền' với tổng giá trị giải thưởng lên tới 16,2 tỷ đồng.
Canada quyết tâm 'cán đích' mục tiêu chi 2% quốc phòng của NATO

Canada quyết tâm 'cán đích' mục tiêu chi 2% quốc phòng của NATO

Ngày 25/11, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho rằng nước này đang 'đi đúng hướng' để đạt được mục tiêu chi cho quốc phòng của NATO trong những năm tới.
NATO chuẩn bị 'kịch bản thời chiến', tính đến việc tấn công phòng ngừa vào Nga, Moscow nói chắc chưa đọc hết học thuyết hạt nhân

NATO chuẩn bị 'kịch bản thời chiến', tính đến việc tấn công phòng ngừa vào Nga, Moscow nói chắc chưa đọc hết học thuyết hạt nhân

NATO đang bắt đầu thảo luận về việc thực hiện các cuộc tấn công phòng ngừa vào lãnh thổ Nga bằng vũ khí có độ chính xác cao nếu xảy ra xung đột.
Tình hình Lebanon: Thủ tướng Israel cơ bản chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, các điều kiện là gì?

Tình hình Lebanon: Thủ tướng Israel cơ bản chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, các điều kiện là gì?

Dù Thủ tướng Israel đã tạm thời chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn ở Lebanon, song vẫn còn nhiều điểm bất đồng cần được thảo luận tiếp.
Mỹ thừa nhận 'cởi trói' cho Ukraine trong sử dụng vũ khí tầm xa, Nga tố vượt mọi ranh giới đỏ

Mỹ thừa nhận 'cởi trói' cho Ukraine trong sử dụng vũ khí tầm xa, Nga tố vượt mọi ranh giới đỏ

Mỹ đã hướng dẫn cho lực lượng vũ trang Ukraine về cách lựa chọn mục tiêu tấn công ở Nga bằng tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS.
Điểm tin thế giới sáng 26/11: Vũ khí hóa học Syria gây quan ngại, Moscow cân nhắc triển khai tên lửa ở châu Á

Điểm tin thế giới sáng 26/11: Vũ khí hóa học Syria gây quan ngại, Moscow cân nhắc triển khai tên lửa ở châu Á

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 26/11.
Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Báo Thế giới và Việt nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động