Nhỏ Bình thường Lớn

Yếu tố nào giúp Trung Quốc tự tin 'vượt mặt' Mỹ tại Đông Nam Á?

TGVN. Chiến lược 'ngoại giao vaccine Covid-19' đang được Trung Quốc vận dụng khéo léo tại khu vực Đông Nam Á.
Yếu tố nào giúp Trung Quốc tự tin 'vượt mặt' Mỹ tại Đông Nam Á?
Trung Quốc đang có lợi thế hơn Mỹ tại Đông Nam Á với chiến lược 'ngoại giao vaccine Covid-19'. (Nguồn: Financial Times)

Trung Quốc "ghi điểm"

Trong một nỗ lực mới nhất nhằm thu hút sự ủng hộ của khu vực để chống lại Trung Quốc, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo vừa có chuyến công du tới các quốc gia Đông Nam Á chủ chốt trước thềm cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.

Tuy nhiên, các nỗ lực của người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ hầu như đã thất bại tại Indonesia, quốc gia vốn có ác cảm với các liên minh chiến lược và vẫn duy trì chính sách trước đây với Trung Quốc, trong đó có cả vấn đề vaccine phòng bệnh Covid-19.

Trong khi Mỹ tìm cách xây dựng một liên minh chống Trung Quốc tại Biển Đông, Bắc Kinh đang tận dụng lợi thế người đi đầu trong cuộc khủng hoảng y tế này bằng chiến dịch “ngoại giao vaccine”. Nỗ lực y tế của Bắc Kinh dường như đang nhận được sự hưởng ứng tại các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong khu vực.

Tin liên quan
Ngoại trưởng Trung Quốc công du Đông Nam Á: Những trọng tâm mới thời hậu Covid? Ngoại trưởng Trung Quốc công du Đông Nam Á: Những trọng tâm mới thời hậu Covid?

Trong tháng 10/2020, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã có chuyến công du khu vực với các điểm dừng chân tại Thái Lan và Malaysia nhằm quảng cáo độ tin cậy của vaccine Trung Quốc.

Ba công ty Trung Quốc đã cam kết cung cấp 250 triệu liều vaccine cho Indonesia, quốc gia lớn nhất Đông Nam Á và có lẽ cũng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch.

Ngược lại, ông Pompeo "tay không" đến Jakarta và cũng "tay trắng" trở về.

Theo truyền thông, các quan chức Mỹ đã không thể thuyết phục được Indonesia cấp phép hạ cánh và tiếp nhiên liệu cho các đơn vị do thám hoạt động của Trung Quốc tại các vùng biển lân cận bằng máy bay P-8 Poseidon.

Ông Dino Patti Djalal, nhà ngoại giao kỳ cựu, từng là Đại sứ Indonesia tại Washington, nói: “Trung Quốc đang tận dụng cuộc khủng hoảng Covid-19 một cách thông minh và có chiến lược nhằm thúc đẩy các mối quan hệ trong khu vực”.

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ David Stillwell mới đây thông báo rằng Washington đã tặng 1.000 máy thở trong gói viện trợ trị giá 12,5 triệu USD giúp Indonesia ứng phó với dịch Covid-19.

Tuy nhiên, các nỗ lực của Mỹ dường như chỉ là “muối bỏ bể” đối với một quốc gia đã ghi nhận hơn 400.000 ca lây nhiễm và đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ những năm 1990.

Trong khi đó, các công ty Trung Quốc do nhà nước hậu thuẫn đã bắt đầu thử nghiệm vaccine giai đoạn 3 trong quý II và III, trong đó có các cuộc thử nghiệm trên các quan chức và binh sĩ. Hiện họ đang cùng phát triển vaccine với các nước láng giềng, trong đó có Indonesia, một trung tâm tiềm năng để sản xuất và phân phối vaccine trong khu vực.

Mỹ đang lép vế?

Mặt khác, Mỹ có vẻ như là một đối tác y tế cộng đồng kém tin cậy hơn. Mỹ đang phải đối mặt với làn sóng lây nhiễm thứ hai với số ca nhiễm mới trong ngày đạt kỷ lục 88.521 ca hôm 29/10. Cuộc chiến kiên cường chống Covid-19 của Mỹ với việc áp đặt các lệnh phong tỏa hiệu quả và tuân thủ các biện pháp giãn cách xã hội cơ bản đã gây nhiều thiệt hại cho danh tiếng của nước này.

Các nhà lãnh đạo nổi bật nhất Đông Nam Á, trong đó có Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và Tổng thống Indonesia Joko Widodo, đều đang mong chờ sự xuất hiện sớm của các loại vaccine từ Trung Quốc nhằm giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng kép về kinh tế và y tế.

Tổng thống Philippines đã nhiều lần coi Trung Quốc (cùng với Nga) là nguồn cung cấp vaccine chính, trong đó các lô hàng vaccine dự kiến sẽ được bàn giao trước cuối năm nay. Đồng thời, ông Duterte cũng lên tiếng chỉ trích các quốc gia phương Tây là thiếu hành động và thiếu độ tin cậy.

Trong thông điệp quốc gia mới đây, Tổng thống Duterte khẳng định: “Chúng tôi sẽ ưu tiên Nga và Trung Quốc với điều kiện là vaccine của họ tốt như bất kỳ loại vaccine nào khác trên thị trường”, đồng thời nhấn mạnh cam kết mua vaccine càng sớm càng tốt.

Ngoại trưởng Pompeo: Các đồng minh của Mỹ sẽ đoàn kết chống sự gây hấn chính trị và kinh tế từ Trung Quốc

Ngoại trưởng Pompeo: Các đồng minh của Mỹ sẽ đoàn kết chống sự gây hấn chính trị và kinh tế từ Trung Quốc

TGVN. Ngoại trưởng Mike Pompeo ngày 1/9 tuyên bố, Hàn Quốc và các đồng minh khác của Mỹ sẽ tham gia vào những nỗ lực ...

Ông ca ngợi Trung Quốc về các điều khoản hào phóng, trong đó có việc không đòi thanh toán trước và “tiền cọc” như các quốc gia khác. Phàn nàn về các nhà sản xuất vaccine phương Tây, nhà lãnh đạo Philippines nói: “Họ muốn bạn tài trợ cho nghiên cứu của họ và hoàn thiện vaccine... Họ muốn ứng tiền mặt trước khi giao vaccine. Nếu đúng như vậy, tất cả chúng ta sẽ chết”.

Tương tự, Tổng thống Indonesia Widodo cũng "đặt cược" vào vaccine Trung Quốc và thúc đẩy việc đặt mua vaccine nhanh bằng cách ban hành Quy định Tổng thống số 99/2020. Hiện Bộ Nghiên cứu và Công nghệ Indonesia đang giám sát nỗ lực chung của các cơ quan nghiên cứu hàng đầu trong nước nhằm phát triển loại vaccine Covid-19 nội địa mang tên “Merah Putih”.

Các doanh nghiệp nhà nước như Bio Farma và Kimia Farma được cho là có thể sản xuất tới 123 triệu liều trong tổng số 352 triệu liều cần thiết để tiêm chủng cho toàn bộ người dân của quốc gia đông dân thứ 4 thế giới này, trong đó Bio Farma đang hợp tác phát triển một loại vaccine ngừa Covid-19 với Sinovac Biotech của Trung Quốc.

Các cuộc thử nghiệm trên người cũng đang được tiến hành tại huyện Bandung của tỉnh Tây Java trong khuôn khổ kế hoạch thăm dò hợp tác khác giữa chính phủ Indonesia với hai nhà sản xuất vaccine Sinopharm và CanSino Biologics của Trung Quốc.

Ngay từ cuối tháng 6/2020, công ty dược phẩm CanSino Biologics có trụ sở tại Thiên Tân đã phối hợp cùng Học viện Khoa học Quân y của Trung Quốc để bắt đầu tiến hành các thử nghiệm trên người. Trong khi đó, SinoPharm đã ký thỏa thuận cung cấp 300 triệu liều vaccine cho Indonesia trước cuối năm 2021.

Vấn đề nhận thức có ý nghĩa quan trọng trong cuộc chạy đua vaccine toàn cầu. Tại Vũ Hán, tâm chấn ban đầu của đại dịch, các sự kiện quy mô lớn trong đó có buổi hòa nhạc được phát rộng rãi trên mạng internet đã dẫn đến đồn đoán về thành công của cuộc thử nghiệm vaccine hàng loạt tại thành phố này của Trung Quốc.

Dù vậy, Mỹ cũng đang tiến hành thử nghiệm và chịu sự giám sát chặt chẽ của pháp luật để phát triển ít nhất 3 loại vaccine ngừa Covid-19 trong những tháng tới. Không giống như Trung Quốc, các công ty dược phẩm của Mỹ được tín nhiệm và tin tưởng trên toàn thế giới, kể cả tại Đông Nam Á, nơi họ đã có hàng chục năm kinh nghiệm.

Cạnh tranh Mỹ-Trung: Trung Quốc đã sẵn sàng tung con 'át chủ bài'?

Cạnh tranh Mỹ-Trung: Trung Quốc đã sẵn sàng tung con 'át chủ bài'?

TGVN. Trong khi Washington đang ngăn chặn việc sử dụng thiết bị của các hãng Trung Quốc với nghi ngờ đe dọa an ninh quốc ...

'Chính trị bản sắc' làm trầm trọng thêm căng thẳng Mỹ-Trung Quốc ?

'Chính trị bản sắc' làm trầm trọng thêm căng thẳng Mỹ-Trung Quốc ?

TGVN. Học giả Wang Jisi - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) mới đây có ...

Phân tách Mỹ-Trung Quốc: Một hành tinh, hai thế giới

Phân tách Mỹ-Trung Quốc: Một hành tinh, hai thế giới

TGVN. Mỹ-Trung Quốc phân tách, xung khắc và cạnh tranh chiến lược khốc liệt là thực tế hiện nay. Học giả nhận diện và lý ...

(theo Asia Times)