Giới phân tích nói về di sản đối ngoại của ông Obama

Trao đổi với AFP, các nhà phân tích trên khắp thế giới đã đề cập đến những thành công và thất bại của ông Obama.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
gioi phan tich noi ve di san doi ngoai cua ong obama Mỹ - Rủi ro khi tìm cách "xóa sổ" Obamacare
gioi phan tich noi ve di san doi ngoai cua ong obama Chuyển giao quyền lực Obama - Trump: Hợp tác và đấu tranh chính sách

Tổng thống Mỹ Barack Obama rời nhiệm sở sau khi đặt nền móng mới cho mối quan hệ Mỹ - Cuba và đạt được một thỏa thuận hạt nhân với Iran - thỏa thuận mà các nước phương Tây hy vọng sẽ ngăn được Tehran phát triển vũ khí hạt nhân.

Tuy nhiên, việc Aleppo thất thủ trước lực lượng quân đội Syria hồi tháng 12/2016 đã nêu bật một thực tế mà các nhà chỉ trích vẫn đề cập tới, đó là cách tiếp cận sai lầm của chính quyền Obama đối với cuộc xung đột Syria. Ngoài ra, ông Obama cũng phải đối mặt với những cáo buộc rằng ông hầu như không nỗ lực gì để thúc đẩy hòa bình giữa Israel và Palestine.

Trao đổi với AFP, các nhà phân tích trên khắp thế giới đã đề cập đến những thành công và thất bại của ông Obama.

gioi phan tich noi ve di san doi ngoai cua ong obama
"Nước mạnh hơn là nước đưa ra các ý tưởng và thuyết phục các nước khác đi theo ý tưởng đó. Và ông Obama đã làm được điều này...", nhà cải cách người Iran, ông Abbas Abadi, nói. (Nguồn: AFP)

Thỏa thuận hạt nhân với Iran

Thỏa thuận giữa Iran và Mỹ, Anh, Trung Quốc, Pháp, Đức, Nga (nhóm P5+1) - ký kết năm 2015, được ca ngợi là mang tính lịch sử bởi phương Tây từ lâu vẫn lo sợ nước Cộng hòa Hồi giáo có thể nắm trong tay vũ khí nguyên tử.

Abbas Abadi, một nhà cải cách nổi tiếng người Iran, cho rằng thỏa thuận này - kết quả của nhiều năm đàm phán - nêu bật khả năng thuyết phục người khác của ông Obama về giá trị của những ý tưởng mà ông đưa ra. Ông Abadi nói: "Đó là những kết quả của các chính sách mà Mỹ đưa ra và được Iran hưởng ứng một cách tích cực. Nước mạnh hơn là nước đưa ra các ý tưởng và thuyết phục các nước khác đi theo ý tưởng đó. Và ông Obama đã làm được điều này".

Tuy nhiên, thỏa thuận hạt nhân Iran đã khiến các đồng minh của Washington trong khu vực  - chủ yếu là Israel và Saudi Arabia - lo ngại. Hai nước này đã hoan nghênh cam kết của Tổng thống Donald Trump rằng ông sẽ hủy thỏa thuận mà ông gọi là "thảm họa" này.

Cuộc xung đột Israel - Palestine

Cũng giống như nhiều tổng thống Mỹ tiền nhiệm, ông Obama đã không thể giải quyết được cuộc xung đột vốn luôn là tâm điểm của khu vực Trung Đông này. Mối quan hệ của ông Obama với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã xấu đi rất nhiều, trong khi người dân Palestine cảm thấy họ bị bỏ rơi.

Samir Abdullah, giáo sư nghiên cứu chính trị của trường Đại học Birzeil ở Bờ Tây, nhận xét: "Ông Obama hoàn toàn không để lại di sản tích cực nào trong vấn đề xung đột Palestine-Israel kể từ ngày ông đắc cử đến khi mãn nhiệm".

Trong khi đó, Giáo sư Shmuel Sandler của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Begin-Sadat cho rằng ông Obama "chưa bao giờ tìm cách tạo lòng tin cho người Israel. Ông ấy coi các khu định cư của người Israel là vấn đề chính để phát động các cuộc hòa đàm, nhưng - theo quan điểm của người Israel - ông ấy lại không lên án mạnh mẽ các hành động khủng bố của người Palestine".

Thỏa thuận mới với Cuba

Năm 2016, ông Obama đã chấm dứt nhiều thập kỷ thù địch giữa Mỹ và quốc đảo Caribe, nơi chỉ cách Mỹ khoảng 90 dặm (145 km).

Michael Shifter, Chủ tịch Đối thoại Liên Mỹ - một Trung tâm nghiên cứu và chính sách ở Washington - nói: "Việc khôi phục quan hệ với Cuba được coi là di sản của ông Obama ở Mỹ Latin. Với hành động táo bạo đó, ông đã xóa bỏ một trong những 'cái gai' gây nhức nhối cho mối quan hệ Mỹ-Mỹ Latin kéo dài nhiều thập kỷ qua. Chính sự thay đổi chính sách đó (chính sách của Mỹ đối với Cuba) đã khiến khu vực cũng như chính trường thế giới có cái nhìn thiện cảm hơn đối với Tổng thống Obama".

Vấn đề Syria và "ranh giới đỏ"

Nhiều nhà phân tích coi cuộc xung đột ở Syria là một "vết nhơ" trong chính sách đối ngoại của ông Obama. Khi lực lượng chính phủ Syria bị buộc tội sử dụng vũ khí hóa học, ông Obama đã không thực hiện đến cùng lời đe dọa của mình rằng Mỹ sẽ hành động chống lại Tổng thống Bashar al-Assad vì ông ta đã vượt qua "ranh giới đỏ" này. Chính thái độ đó của ông Obama đã khiến Tổng thống Nga Vladimir Putin can thiệp vào Syria và đẩy cuộc chiến theo hướng có lợi cho Tổng thống Assad.

Noah Bonsey, nhà phân tích kỳ cựu của Nhóm Khủng hoảng Quốc tế, cho rằng cách tiếp cận của chính quyền Obama đối với vấn đề Syria là dựa trên một tính toán sai lầm ban đầu. Ông nói: "Chính quyền Obama quyết định hỗ trợ cuộc nổi dậy của dân chúng nhưng lại không có một con đường phi quân sự rõ ràng để dẫn tới thành công". Tuy nhiên, nhà phân tích này cho biết quân đội Mỹ vẫn can dự sâu vào "cuộc chiến đa phương diện" chống tổ chức "Nhà nước Hồi giáo", tổ chức đã gây hỗn loạn ở Syria.

Chính sách "xoay trục" sang châu Á

Ông Obama đã đầu tư nguồn lực và thời gian vào châu Á, coi đó là ưu tiên hàng đầu về ngoại giao và kinh tế của Mỹ nhằm chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.

Theo nhận định của Jia Qingguo, giáo sư Viện Quan hệ Quốc tế thuộc trường Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc), ban đầu, rất nhiều người lạc quan cho rằng ông Obama sẽ thúc đẩy một mối quan hệ tốt đẹp với Bắc Kinh, song cuối cùng thì sự lạc quan đó cũng tan biến. Ông Jia nói: "Đương nhiên, việc thiếu lòng tin với nhau đã gây ảnh hưởng tương đối lớn đến quan hệ hợp tác song phương trong nhiều vấn đề. Vì vậy, mối quan hệ này không hề suôn sẻ".

Tuy nhiên, ông Obama đã thành công khi thuyết phục được Trung Quốc ủng hộ Thỏa thuận Paris 2015 chống lại sự ấm lên toàn cầu. Đây là một điều vô cùng quan trọng.

Youshinobu Yamamoto, giáo sư chính trị quốc tế của trường Đại học Niigata Prefecture (Nhật Bản) cho rằng Tổng thống Obama cũng xứng đáng được ca ngợi do những nỗ lực bền bỉ của ông để kết thúc các cuộc đàm phán khó khăn về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Dầu vậy, vị giáo sư này lưu ý rằng trong bối cảnh ông Trump đe dọa hủy hiệp định này, những nỗ lực của ông Obama "cuối cùng cũng không đơm hoa kết quả".

gioi phan tich noi ve di san doi ngoai cua ong obama Nhìn lại di sản đối ngoại của Tổng thống Obama

Di sản chính sách đối ngoại của Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Barack Obama được xác định không chỉ ở những gì ông đã ...

gioi phan tich noi ve di san doi ngoai cua ong obama Nét sáng - tối trong di sản ngoại giao Obama

Không gắn tên tuổi với các “Học thuyết” an ninh, đối ngoại riêng như những người tiền nhiệm, Tổng thống Obama chỉ nói ngắn gọn ...

K.C (theo AFP)

Đọc thêm

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 49 năm thống nhất đất nước

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 49 năm thống nhất đất nước

Đoàn đại biểu bày tỏ lòng thành kính tưởng nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân ...
Báo chí quốc tế đưa tin đậm nét về Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024

Báo chí quốc tế đưa tin đậm nét về Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024

Báo chí quốc tế đưa tin đậm nét về Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 và vai trò của ASEAN trong việc thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh ...
Câu chuyện về chiếc đồng hồ vàng của hành khách giàu nhất từng có mặt trên tàu Titanic

Câu chuyện về chiếc đồng hồ vàng của hành khách giàu nhất từng có mặt trên tàu Titanic

Chiếc đồng hồ vàng được tìm thấy từ thi thể của người đàn ông giàu nhất thế giới từng có mặt trên con tàu bi kịch Titanic.
Australia hợp tác cùng Việt Nam phát triển ngành tài nguyên bền vững hơn

Australia hợp tác cùng Việt Nam phát triển ngành tài nguyên bền vững hơn

Australia có thể hỗ trợ nhiều hơn nữa để giúp Việt Nam đạt được mục tiêu phát triển các hoạt động khai thác mỏ bền vững hơn.
Cách thêm tài khoản Gmail trên iPhone đơn giản có thể bạn chưa biết

Cách thêm tài khoản Gmail trên iPhone đơn giản có thể bạn chưa biết

Biết cách thêm tài khoản Gmail trên iPhone, người dùng có thể đăng nhập vào không chỉ một mà nhiều tài khoản Gmial trên điện thoại từ đó dễ dàng ...
Review trên mạng xã hội thế nào là đúng?

Review trên mạng xã hội thế nào là đúng?

Những video review (giới thiệu) quán ăn, địa điểm vui chơi ngày càng phổ biến trên các nền tảng mạng xã hội và được đông đảo người dùng tham khảo.
Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Hamas sẽ chấp nhận một nhà nước Palestine có chủ quyền hoàn toàn ở Bờ Tây và Dải Gaza dọc theo đường biên giới trước năm 1967.
Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Nga và Trung Quốc đang xích lại gần nhau hơn nữa kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi tháng 2/2022.
Khủng hoảng Haiti: Thủ tướng Henry 'hạ cánh', Hội đồng chuyển tiếp tuyên thệ, kỷ nguyên chính trị mới có đưa quốc gia Caribbean 'đạp gió rẽ sóng'?

Khủng hoảng Haiti: Thủ tướng Henry 'hạ cánh', Hội đồng chuyển tiếp tuyên thệ, kỷ nguyên chính trị mới có đưa quốc gia Caribbean 'đạp gió rẽ sóng'?

Hội đồng chuyển tiếp Haiti tuyên thệ nhậm chức tại Cung điện quốc gia ở thủ đô Port-au-Prince, đánh dấu bước khởi đầu của quá trình chuyển đổi.
Tình hình Ukraine: Mỹ nói về việc cử 'cố vấn quân sự', một nước NATO khẳng định liên minh sắp thành 'bên tham gia tích cực trong xung đột'

Tình hình Ukraine: Mỹ nói về việc cử 'cố vấn quân sự', một nước NATO khẳng định liên minh sắp thành 'bên tham gia tích cực trong xung đột'

Mỹ không có ý định tiến hành các hoạt động chiến đấu bên trong Ukraine và các lực lượng này sẽ không có mặt ở bất kỳ đâu gần tiền tuyến.
Tin thế giới 25/4: Chủ tịch Quốc hội Bulgaria bị bãi nhiệm, Đức quyết không gửi tên lửa Taurus cho Ukraine, hơn 100 tù nhân Nigeria bỏ trốn

Tin thế giới 25/4: Chủ tịch Quốc hội Bulgaria bị bãi nhiệm, Đức quyết không gửi tên lửa Taurus cho Ukraine, hơn 100 tù nhân Nigeria bỏ trốn

Houthi lại tấn công tàu Mỹ và Israel, Meta bị kiện tại Nhật Bản, cháy khách sạn ở Ấn Độ, Mỹ cam kết hạt nhân với Nhật Bản và Hàn Quốc…
Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc cùng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribbean đã duy trì hợp tác không gian lâu dài, toàn diện và thực tiễn.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động