Tổng thống Trump không hiểu Trung Đông

Đây là nội dung chính được Giáo sư ngành quan hệ quốc tế Mohammed Ayoob, từng làm việc tại Đại học bang Michigan, hiện đang công tác tại Trung tâm Chính sách Toàn cầu, đưa ra trong bài viết đăng trên trang mạng của tạp chí National Interest.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
trump khong hieu trung dong Bốn nước Ả rập liệt cá nhân, tổ chức liên quan Qatar vào danh sách khủng bố
trump khong hieu trung dong Mỹ hối thúc giải quyết bất đồng giữa các nước vùng Vịnh và Qatar

Phát ngôn nóng vội

Giáo sư Ayoob cho rằng ông Trump và các phụ tá bị ám ảnh bởi những di sản chưa hoàn thiện của người tiền nhiệm Barack Obama đối với khu vực và lo ngại những điều này sẽ làm xấu đi hình ảnh và vị thế của họ tại Trung Đông. Do đó, Chính quyền Trump đã vội vã có những quyết định nhằm bảo đảm địa vị mà quên mất rằng chúng cũng cần phải phù hợp với tình hình khu vực. Điều đó thể hiện qua những tuyên bố của ông Trump về chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo và Iran, cũng như việc ông hoan nghênh một vài trong số những lãnh đạo bị xem là độc tài và vi phạm nhân quyền hàng đầu thế giới như Tổng thống Ai Câp Abdel Fatah al-Sisi.

Không khí trong cuộc gặp của ông Trump với gia đình hoàng gia Saudi Arabia cùng lãnh đạo các nước Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC), hay giới chức các nước Hồi giáo hoàn toàn khác với những gì diễn ra trong cuộc gặp gần đây nhất giữa ông Obama và Quốc vương Saudi Arabia, khi ông Obama thể hiện rõ sự quan tâm đối với thỏa thuận hạt nhân Iran. Trong khi đó, những gì ông Trump nói với các nhà lãnh đạo Saudi Arabia trong cuộc gặp riêng và cả nội dung bài phát biểu công khai trước giới cầm quyền Hồi giáo đều được công luận Saudi Arabia nhiệt liệt đón nhận. 

trump khong hieu trung dong
Tổng thống Mỹ Donald Trump hội đàm với Quốc vương Saudi Arabia Salman ngày 20/5. (Nguồn: The New York Times)

Đáng chú ý nhất trong các tuyên bố của ông Trump tại Riyadh là lời kêu gọi các nhà lãnh đạo Hồi giáo trong cuộc chiến mà ông miêu tả là “giữa cái thiện và cái ác”. Ông cũng mô tả Iran là khởi nguồn của chủ nghĩa khủng bố, hay nhân tố chính gây bất ổn tại Trung Đông. Người đứng đầu Nhà Trắng nhấn mạnh rằng Mỹ và giới lãnh đạo Saudi Arabia cùng các đồng minh đang đứng cùng phía chiến tuyến trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố.

Tuy nhiên, tuyên bố này là một sai lầm lớn. Xét cho cùng, những kẻ khủng bố dù là các nhóm chân rết hay trực tiếp thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, al-Qaeda cùng nhiều nhóm khác, đều có hệ tư tưởng chung nguồn gốc với học thuyết Wahhabi mà giới cầm quyền Saudi Arabia tôn thờ. Karen Amstrong - tác giả nhiều cuốn sách nổi tiếng về tôn giáo - từng nói rằng dù giới tăng lữ Saudi Arabia mạnh mẽ lên án IS, song “nhiều thành phần trong giới cầm quyền tại đây… lại có cái nhìn khá thiện cảm với tổ chức này, thậm chí còn ủng hộ lập trường chống lại dòng Hồi giáo Shi’ite và sự mộ đạo với hệ tư tưởng cực đoan Salafi của chúng”.

Bên cạnh đó, Saudi Arabia còn nhiều lần bị cáo buộc là tài trợ cho những nhà truyền giáo Sunni cực đoan tại châu Âu và nhiều khu vực khác, những người góp phần không nhỏ trong việc truyền bá các tư tưởng thánh chiến. Những tuyên bố mập mờ về sự ủng hộ của Mỹ với Saudi Arabia đã tác động tiêu cực tới quan hệ nội khối GCC. Điều này càng khiến Riyadh tìm cách loại bỏ mọi ý kiến bất đồng trong nội bộ các nước GCC và chi phối khu vực để gia tăng ảnh hưởng của mình.

Vật thế thân

Qatar là nước đầu tiên cảm nhận được sức nóng này. 10 ngày sau khi ông Trump tới Saudi Arabia, Riyadh cùng Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE), Bahrain, Ai Cập và cả Yemen đều đột ngột cắt đứt quan hệ ngoại giao, thương mại và vận tải với Qatar do cho rằng quốc gia này hỗ trợ chủ nghĩa khủng bố - ám chỉ tổ chức Anh em Hồi giáo, lực lượng từng bị các quốc gia này cấm hoạt động sau khi Tổng thống Mohammed Morsi bị lật đổ năm 2013. 

trump khong hieu trung dong
Tập đoàn bưu chính Emirates Post Group của UAE tuyên bố ngừng toàn bộ các dịch vụ bưu chính viễn thông tới Qatar. (Nguồn: EPG)

Một lý do khác được các nước vùng Vịnh đưa ra cho căng thẳng ngoại giao này là mối quan hệ của Doha với Tehran, kẻ thù chính của Riyadh trong khu vực. Quyết định của Saudi Arabia và một số quốc gia này đã được Tổng thống Trump nhiệt liệt hưởng ứng, cho rằng “đây có thể là khởi nguồn của việc đặt dấu chấm hết cho nỗ khiếp sợ có tên chủ nghĩa khủng bố”.

Tuy nhiên, ông Trump dường như đang quên mất một thực tế là những rạn nứt này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới vai trò và khả năng của Mỹ trong việc thực hiện mục tiêu tại vùng Vịnh, nhất là việc kiềm chế sức ảnh hưởng của Iran. Qatar là nơi Mỹ đặt căn cứ không quân lớn nhất trong khu vực và trụ sở Bộ Chỉ huy Trung tâm, trong khi trụ sở Hạm đội 5 của Mỹ nằm tại Bahrain và 5 căn cứ không quân khác của Mỹ ở tại Saudi Arabia. Mâu thuẫn giữa các nước khu vực sẽ cản trở tới việc triển khai và phối hợp giữa các đơn vị quân sự này. 

Gạt bỏ bất đồng

Không chỉ có vậy, những bình luận chỉ trích Iran của Tổng thống Trump dường như không đúng với thực tế, nhất là khi cả Mỹ, châu Âu và Tehran đều đang đối mặt với một kẻ thù chung. Ngày 8/6, IS đã thừa nhận đứng đằng sau loạt vụ đánh bom nhằm vào tòa nhà Quốc hội và khu lăng mộ Đại Giáo chủ Khamenei, trong khi Iran cáo buộc chủ mưu là Saudi Arabia. Do đó, Mỹ và Iran cần hợp tác cùng nhau để vô hiệu hóa IS và những kẻ ủng hộ chúng, thay vì không ngừng cáo buộc lẫn nhau.

Có thể nói IS, al-Qaeda và các nhóm chân rết là sản phẩm của hệ tư tưởng thánh chiến Hồi giáo dòng Sunni, khởi nguồn từ Saudi Arabia, và thù địch với Iran theo dòng Hồi giáo Shi’ite. Thực tế cả Mỹ và Iran đều đang trong cuộc chiến chống lại IS tại Iraq và Syria. Dù có quan điểm khác nhau về chế độ Bashar al-Assad tại Syria, song Iran - không giống như Saudi Arabia hay Thổ Nhĩ Kỳ - chưa bao giờ bị cáo buộc là hậu thuẫn IS và những nhóm cực đoan Hồi giáo khác ở Syria. 

Việc Iran phản đối một số chính sách Trung Đông của Mỹ là bởi các tính toán về địa chiến lược, chứ không phải mâu thuẫn trong hệ tư tưởng. Bất đồng giữa họ hoàn toàn có thể giải quyết bằng con đường đàm phán (chẳng hạn như thỏa thuận hạt nhân Iran), trong khi những khác biệt về hệ tư tưởng giữa lực lượng thánh chiến Sunni và phương Tây có thể sẽ dẫn tới một cuộc chiến vô cùng khốc liệt mà không bên nào giành chiến thắng. 

trump khong hieu trung dong Để gỡ “quả bom” vùng Vịnh

Việc cắt đứt quan hệ với Qatar là động thái đầy toan tính của một số nước Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) nhằm ...

trump khong hieu trung dong Qatar bị “phong toả”, 1.800 lao động Việt Nam có bị ảnh hưởng?

Hàng loạt các nước Trung Đông đã chấm dứt quan hệ ngoại giao với Qatar, thậm chí “phong toả” đường biển, đường bộ, đường hàng ...

trump khong hieu trung dong Israel thất vọng vì Mỹ hoãn chuyển sứ quán tới Jerusalem

Ngày 1/6 vừa qua, chính quyền Israel và Palestine đã có những phản ứng trái chiều sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký quyết ...

Minh Quân (theo National Interest)

Đọc thêm

Doanh nghiệp Trung Quốc ở châu Âu bị đột kích, Bắc Kinh nói 'rất sốc và không hài lòng'

Doanh nghiệp Trung Quốc ở châu Âu bị đột kích, Bắc Kinh nói 'rất sốc và không hài lòng'

Ngày 23/4, lực lượng chức năng của EC đã đột kích các văn phòng ở Hà Lan và Ba Lan của một công ty thiết bị an ninh Trung Quốc.
EU đưa thông báo mới liên quan đến tài sản Nga; tiền của Moscow bị đóng băng tại Thụy Sỹ giảm - nước này có lối đi riêng?

EU đưa thông báo mới liên quan đến tài sản Nga; tiền của Moscow bị đóng băng tại Thụy Sỹ giảm - nước này có lối đi riêng?

EU này đã soạn thảo kế hoạch sử dụng lợi tức thu được từ tài sản của Nga bị phong tỏa ở phương Tây.
Bị thu hồi bằng lái xe do cho người khác mượn sẽ phải sát hạch lại từ ngày 1/6/2024

Bị thu hồi bằng lái xe do cho người khác mượn sẽ phải sát hạch lại từ ngày 1/6/2024

Tôi muốn hỏi có phải người bị thu hồi bằng lái xe do cho người khác mượn sẽ phải sát hạch lại từ ngày 1/6/2024 đúng không? – Độc giả ...
Trạm cứu hộ trái tim tập 21: Nghĩa chặn đánh tình cũ của vợ

Trạm cứu hộ trái tim tập 21: Nghĩa chặn đánh tình cũ của vợ

Trạm cứu hộ trái tim tập 21, Nghĩa nghi ngờ Vũ gian díu và có con với Hà nên chặn đánh tình cũ của vợ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4 ghi nhận đồng USD giảm mạnh, mất mốc 106 điểm.
Viên kim cương nhân tạo đầu tiên trên thế giới được tạo ra từ chiết xuất hoa mẫu đơn đỏ

Viên kim cương nhân tạo đầu tiên trên thế giới được tạo ra từ chiết xuất hoa mẫu đơn đỏ

Các nhà khoa học đến từ Trung Quốc đã tạo ra một viên kim cương 3 carat hoàn toàn từ nguyên tố carbon có nguồn gốc từ hoa mẫu đơn ...
Ấn Độ thử thành công tên lửa đạn đạo không đối đất tầm ngắn

Ấn Độ thử thành công tên lửa đạn đạo không đối đất tầm ngắn

Tên lửa đạn đạo không đối đất này có tên Crystal Maze 2, được Ấn Độ mua của Israel, còn được gọi là ROCKS.
Israel phát lệnh sơ tán khẩn ở Bắc Dải Gaza, chuẩn bị hành động dữ dội

Israel phát lệnh sơ tán khẩn ở Bắc Dải Gaza, chuẩn bị hành động dữ dội

Israel ra lệnh cho người dân thành phố Beit Lahia ở phía Bắc Dải Gaza sơ tán khẩn cấp trước một cuộc tấn công dữ dội mới của nước này.
NATO đổ bộ lực lượng 'khủng' gần biên giới Nga, một nước thành viên tiết lộ 'sốc' trong mối quan hệ Mỹ-NATO-EU

NATO đổ bộ lực lượng 'khủng' gần biên giới Nga, một nước thành viên tiết lộ 'sốc' trong mối quan hệ Mỹ-NATO-EU

Nhóm quân tăng cường của NATO gần biên giới Nga lên tới 33.000 người, khoảng 300 xe tăng và hơn 800 phương tiện chiến đấu bọc thép khác.
Điểm tin thế giới sáng 24/4: Quân tăng viện NATO ở biên giới Nga, Anh nâng chi tiêu quốc phòng, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm Iraq

Điểm tin thế giới sáng 24/4: Quân tăng viện NATO ở biên giới Nga, Anh nâng chi tiêu quốc phòng, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm Iraq

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 24/4.
Thúc đẩy giá trị Anh ở Trung Á và Mông Cổ

Thúc đẩy giá trị Anh ở Trung Á và Mông Cổ

Ngoại trưởng Anh David Cameron thăm Tajikistan, Kyrgyzstan, Uzbekistan, Turkmenistan, Kazakhstan và Mông Cổ để tăng cường gắn kết với khu vực then chốt này.
Quốc vương Qatar lần đầu tiên thăm Nepal

Quốc vương Qatar lần đầu tiên thăm Nepal

Đích thân Tổng thống Nepal Ramchandra Paudel chào đón Quốc vương Qatar Sheikh Tamim bin Hamad Al-Thani tại sân bay quốc tế Tribhuvan ở Kathmandu.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động