B.1.617: Biến thể Covid-19 xuất hiện lần đầu tiên tại Ấn Độ nguy hiểm ra sao?

Quang Thảo
Biến thể B.1.617 của căn bệnh Covid-19 đã tấn công nhiều quốc gia. Vậy, biến thể này đột biến như nào và nguy hiểm ra sao?
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Ấn Độ đã ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 tăng đột biến trong tháng này. Số ca nhiễm mới nhiều nhất thế giới, tình trạng hết giường bệnh, hết oxy cho bệnh nhân và thuốc men... tiếp tục kéo dài ngay tại các thành phố lớn như New Delhi và Mumbai.

B.1.617: Biến thể Covid-19 xuất hiện tại Ấn Độ nguy hiểm ra sao?. (Nguồn: Pixabay)
B.1.617: Biến thể Covid-19 xuất hiện tại Ấn Độ nguy hiểm ra sao?. (Nguồn: Pixabay)

Các nhà khoa học sau khi gấp rút tiến hành nghiên cứu đã phát hiện ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng dịch bệnh bùng phát bất ngờ này là do một biến thể của virus corona chủng mới, được phát hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ. Biến thể này được đặt tên là B.1.617.

Biến thể B.1.617 có gì khác biệt?

Biến thể B.1.617 chứa hai đột biến chính với tên gọi E484Q và L452R. Cả hai đều đã được phát hiện có trong nhiều biến thể virus corona khác, nhưng đây là lần đầu tiên chúng được ghi nhận xuất hiện cùng nhau.

Đột biến E484Q giống như đột biến E484K trong biến thể Brazil, biến thể Nam Phi và một số chủng biến thể ở Anh. Các nghiên cứu cho rằng, đột biến này làm giảm hiệu quả của các kháng thể được tạo ra bởi các bệnh truyền nhiễm hoặc tiêm chủng trước đó.

Đột biến thứ hai, L452R, trước đây đã được phát hiện trong biến thể California. Tiến sĩ Anurag Agrawal, Giám đốc CSIR-IGIB ở Ấn Độ, cho biết, đột biến này làm tăng khả năng lây truyền virus lên khoảng 20% ​​và làm giảm hiệu quả của kháng thể lên hơn 50%.

Chính vì vậy, B.1.617 được gọi là “đột biến kép”. Nhưng trên thực tế, nó chứa 13 đột biến khác nhau với các biến thể SARS-CoV-2 trước đây.

Mô hình sơ bộ của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy, B.1.617 có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với các biến thể khác ở Ấn Độ, khiến cho tốc độ lây lanh nhanh hơn.

Khi biến thể này mới xuất hiện, WHO mô tả B.1.617 là một "biến thể cần được quan tâm" nhưng không phải là “biến thể đáng quan ngại”. Tuy nhiên, ngày 10/5, WHO đã phân loại B.1.617 ở mức “biến thể đáng quan ngại” cấp độ toàn cầu.

Đáng lo ngại hơn, B.1.617 được phát hiện mang 3 dạng khác nhau, được đánh số thứ tự là B.1.617.1, B.1.617.2, B.1.617.3. Biến thể số 2 hiện đã được phát hiện tại Anh.

Làn sóng Covid-19 thứ hai đã khiến Ấn Độ rơi vào trạng thái 'khủng hoảng'.
Làn sóng Covid-19 thứ hai đã khiến Ấn Độ rơi vào trạng thái 'khủng hoảng'.

Lây lan toàn thế giới

Đợt bùng phát Covid-19 diễn ra gần đây tại Ấn Độ đã tăng lên mức nguy hiểm và một trong những nguyên nhân gây ra làn sóng dịch mới này được xác định là biến thể B.1.617.

Biến thể B.1.617 lần đầu tiên được đăng ký trong cơ sở dữ liệu bộ gen virus toàn cầu vào đầu tháng 10/2020, chỉ hai tuần sau khi phát hiện biến thể B.1.1.7 ở Anh.

B.1.617 hiện đã lây lan ra toàn cầu, xuất hiện ở hàng loạt các quốc gia như Đức, Bỉ, Anh, Thuỵ Sỹ, Mỹ, Singapore, Fiji và Việt Nam. Theo CNN đưa tin ngày 12/5, biến thể này đã xuất hiện ở 44 quốc gia trên thế giới. Nguồn lây nhiễm chủ yếu đến từ các du khách Ấn Độ.

Hiện tại, biến thể này đang là biến thể thống trị ở bang Maharashtra, nơi có nhiều ca nhiễm Covid-19 nhất của nước này.

Chưa dừng lại ở đó, Ấn Độ không chỉ chịu ảnh hưởng của 1 biến thể duy nhất. Biến thể lần đầu xuất hiện ở Anh mang tên B.117 cũng đang hoành hành ở một số vùng.

Còn một kẻ thù không kém phần nguy hiểm đó là một biến thể khác, B.1.618, đang thịnh hành ở Tây Bengal. B.1.618 cũng cũng được gọi là đột biến ba, do có "sức mạnh hủy diệt" cao gấp ba lần.

Biến thể này hiện vẫn đang được nghiên cứu. Nó thậm chí còn không được phân loại là “biến thể đáng lo ngại”, vì nó không cho thấy bất kỳ khả năng lây lan nhanh hơn hoặc tấn công gây chết người nhanh hơn so với hai bộ ba Maharashtra và Bengal.

Chris Murray, chuyên gia về bệnh dịch đến từ Đại học Washington (Mỹ) cho biết, dữ liệu giải trình từ gen ở Ấn Độ vẫn đang rất thưa thớt và nhiều ca nhiễm cũng được ghi nhận là do các biến thể khác ở Anh và Nam Phi gây ra. Vậy nên, chưa thể kết luận rằng, B.1.617 là nguyên nhân chính gây nên làn sóng dịch mới ở Ấn Độ.

Vaccine liệu có hiệu quả?

Các nghiên cứu ban đầu cho thấy, phác đồ điều trị và các loại vaccine hiện nay có thể hoạt động hiệu quả chống lại B.1.617. Điều này là do các đột biến chỉ xảy ra ở một điểm cụ thể, còn vaccine lại nhắm vào một số điểm quan trọng.

Vì vậy, ngay cả khi một vị trí cụ thể có dấu hiệu “thoát khỏi miễn dịch” như trong điều kiện phòng thí nghiệm, thì vaccine vẫn có thể nhắm mục tiêu virus và đạt hiệu quả cao.

Đầu tuần này, cố vấn y tế Nhà Trắng Anthony Fauci cho biết, bằng chứng sơ bộ từ các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy Covaxin, một loại vaccine được phát triển ở Ấn Độ, có khả năng vô hiệu hóa biến thể này.

Ngày 16/5, hãng dược phẩm Bharat Biotech của Ấn Độ tuyên bố, vaccine Covaxin phòng bệnh Covid-19 của hãng này có hiệu quả đối với các biến thể của virus SARS-CoV-2. Covaxin có hiệu quả với cả biến thể B.1.617 được phát hiện lần đầu tại Ấn Độ và B.1.1.7 phát hiện tại Anh.

Tổ chức Y tế Công cộng Anh đã và đang làm việc với các đối tác quốc tế, nhưng hiện vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy biến thể Ấn Độ và hai biến thể liên quan là tác nhân khiến tình trạng bệnh nặng hơn hoặc làm cho các loại vaccine đang được triển khai kém hiệu quả hơn.

Chính vì vậy, vaccine vẫn là một công cụ mạnh để chống Covid-19. Nhưng kèm với đó, để bảo vệ cho chính mình, người dân vẫn cần phải thực hiện các biện pháp phòng dịch cơ bản như hạn chế tụ tập đông người, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường và rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn thường xuyên.

TIN LIÊN QUAN
Thông báo khẩn tìm người liên quan đến 2 ca mắc Covid-19 chưa rõ nguồn lây ở Điện Biên
Thông tin về lô vaccine Covid-19 thứ 2 từ cơ chế COVAX
Cảnh báo Covid-19: Một nước ở Đông Nam Á đối mặt nguy cơ bùng phát biến thể 'siêu lây nhiễm'
TIN VUI! Vaccine ngừa Covid-19 của Ấn Độ hiệu quả đối với các biến thể nguy hiểm
Phát hiện 'tử huyệt' của SARS-CoV-2

(theo ABC)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Đọc thêm

Ngoại trưởng Nhật Bản chuẩn bị công du một nước Đông Nam Á

Ngoại trưởng Nhật Bản chuẩn bị công du một nước Đông Nam Á

Ngoại trưởng Nhật Bản Takeshi Iwaya sẽ thăm Philippines vào ngày 14-15/1 nhằm củng cố quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.
Nhìn lại Năm Chủ tịch ASEAN 2024 của Lào: Lan toả tinh thần kết nối và sức mạnh tự cường

Nhìn lại Năm Chủ tịch ASEAN 2024 của Lào: Lan toả tinh thần kết nối và sức mạnh tự cường

Với việc tổ chức thành công năm ASEAN 2024 trên cương vị Chủ tịch, Lào đã truyền tải hình ảnh một đất nước tự tin, là thành viên tích cực, ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 11/1/2025: Song Tử được nâng đỡ sự nghiệp

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 11/1/2025: Song Tử được nâng đỡ sự nghiệp

Tử vi hôm nay 11/1/2025 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Giá cà phê hôm nay 10/1/2025: Giá cà phê trong nước 'lao dốc', tiếp tục giảm trong năm 2025; cà phê rang xay có thể là động lực mới cho xuất khẩu

Giá cà phê hôm nay 10/1/2025: Giá cà phê trong nước 'lao dốc', tiếp tục giảm trong năm 2025; cà phê rang xay có thể là động lực mới cho xuất khẩu

Giá cà phê hôm nay 10/1/2025: Giá cà phê trong nước 'lao dốc', tiếp tục giảm trong năm 2025; Dự báo về thị trường xuất khẩu của hàng Việt?
Lan Phương đọ sắc cùng Bảo Thanh; NSƯT Quách Thu Phương khoe dáng mảnh mai

Lan Phương đọ sắc cùng Bảo Thanh; NSƯT Quách Thu Phương khoe dáng mảnh mai

Bảo Thanh đọ sắc cùng "chị gái" Lan Phương; NSƯT Quách Thu Phương khoe vóc dáng mảnh mai; Hoa hậu Mai Phương Thúy mặc gợi cảm.
Một điểm yếu của Mỹ lại chính là 'quân bài mạnh' với Trung Quốc, ông Trump trở lại có lợi hại hơn?

Một điểm yếu của Mỹ lại chính là 'quân bài mạnh' với Trung Quốc, ông Trump trở lại có lợi hại hơn?

Đất hiếm là một trong những nguồn tài nguyên dự kiến ​​bị cuốn vào chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Quốc.
Ngoại trưởng Nhật Bản chuẩn bị công du một nước Đông Nam Á

Ngoại trưởng Nhật Bản chuẩn bị công du một nước Đông Nam Á

Ngoại trưởng Nhật Bản Takeshi Iwaya sẽ thăm Philippines vào ngày 14-15/1 nhằm củng cố quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.
'Anh cả' châu Âu phản pháo đòi hỏi của ông Trump với NATO song thừa nhận phải làm một điều

'Anh cả' châu Âu phản pháo đòi hỏi của ông Trump với NATO song thừa nhận phải làm một điều

Đức cho rằng, mức chi 5%GDP cho quốc phòng mà ông Trump đang yêu cầu ở các nước thành viên NATO là rất lớn.
Miền Bắc Benin chìm trong bạo lực, IS và Al-Qaeda bị gọi tên

Miền Bắc Benin chìm trong bạo lực, IS và Al-Qaeda bị gọi tên

Ngày 9/1, ít nhất 28 binh sĩ thiệt mạng trong một cuộc tấn công tại miền Bắc Benin.
Malaysia kích hoạt 'vũ khí' AI bảo vệ an ninh hàng hải

Malaysia kích hoạt 'vũ khí' AI bảo vệ an ninh hàng hải

Cơ quan thực thi hàng hải Malaysia trở thành một trong những cơ quan của Bộ Nội vụ Malaysia tiên phong sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo.
Phản ứng của cộng đồng quốc tế với tân Tổng thống Lebanon

Phản ứng của cộng đồng quốc tế với tân Tổng thống Lebanon

Các nhà lãnh đạo quốc tế đã gửi lời chúc mừng tới Tổng thống mới của Lebanon.
Một quốc gia EU 'dọa' trừng phạt Ukraine vì triệt đường mua bán khí Nga, Mỹ cùng loạt nước rót viện trợ cho Kiev

Một quốc gia EU 'dọa' trừng phạt Ukraine vì triệt đường mua bán khí Nga, Mỹ cùng loạt nước rót viện trợ cho Kiev

Slovakia, thành viên thuộc cả EU và NATO, tuyên bố sẽ áp dụng các biện pháp đáp trả Ukraine về việc ngừng trung chuyển khí đốt Nga.
Thủ tướng Justin Trudeau: Từ ‘con cưng’ hóa người dưng

Thủ tướng Justin Trudeau: Từ ‘con cưng’ hóa người dưng

Từng là một trong những nhà lãnh đạo có tỷ lệ ủng hộ cao nhất lịch sử Canada, Thủ tướng Justin Trudeau đã đánh mất sự tín nhiệm.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Trong thời điểm chính trị nội bộ Hàn Quốc rối ren, chuyến thăm của ông Blinken rất được chính quyền đương nhiệm tại Seoul trông đợi.
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Chiến thắng 7/1 đã mang lại cho người dân Campuchia các quyền và tự do bị tước đoạt dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, chấm dứt thời kỳ đen tối nhất ở đất nước ...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Nút thắt Syria sẽ là nhân tố chính quyết định cục diện Trung Đông. Tương lai Trung Đông phần nhiều phụ thuộc vào các tính toán chính sách của Mỹ.
Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Máy bay không người lái FPV xuất phát từ một thứ mới lạ rồi ngày càng phổ biến và trở thành loại vũ khí quan trọng thay đổi xung đột Nga-Ukraine.
Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Việc Ukraine phản công tại Kursk có thể phục vụ một số mục đích, nhưng trên hết là gửi thông điệp tới ông Trump về việc ủng hộ Kiev.
Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Sự ổn định của Syria, quốc gia nằm tại trung tâm Trung Đông, là lợi ích của tất cả các bên.
Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia ca ngợi tinh thần đoàn kết với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1 (1979-2025) giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot
Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Theo một số phân tích của các học giả, tổ chức quốc tế, một cuộc xung đột Nga-Ukraine trong tầm kiểm soát mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Phiên bản di động