Bắc Phi: "Mùa xuân Arab" 2019 hay bước lùi, trở về với hỗn loạn?

Mùa xuân Arab 2019 đang trở thành “từ khóa” nóng. 8 năm đã trôi qua kể từ lần đầu tiên nó được nhắc đến. Trong những tháng ngày tới đây, “mùa Xuân” có còn đồng nghĩa với “tốt lành” hay chỉ là “hỗn loạn” như ngần ấy năm vừa qua? Quan sát và nhận định từ Algiers. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
bac phi mua xuan arab 2019 hay buoc lui ve voi hon loan Chính trường Algeria: Đằng sau sự ra đi của Tổng thống A. Bouteflika
bac phi mua xuan arab 2019 hay buoc lui ve voi hon loan Thấy gì qua Thông điệp 7 điểm của Tổng thống Algeria?

MAI THỊ TUYẾT (từ Algiers, Algeria)

Những người ủng hộ các cuộc cách mạng cho rằng “Mùa xuân Arab” cuối cùng cũng sẽ thành công sau khi họ rút ra được bài học kinh nghiệm từ những thất bại trong quá khứ.

Các cuộc tuần hành, biểu tình của đông đảo người dân đã phế truất hai nhà lãnh đạo cai trị lâu năm, và đây được gọi là “làn sóng thứ hai của Mùa xuân Arab” - 8 năm sau khi làn sóng đầu tiên của phong trào này tràn qua các nước Trung Đông, Bắc Phi. Tổng thống Algeria Abdelaziz Bouteflika và Tổng thống Sudan Omar al-Bashir cuối cùng đã chịu chung số phận với các nhà lãnh đạo Zine El Abidine Ben Ali của Tunisia, Hosni Mubarak của Ai Cập, Ali Abdullah Saleh của Yemen và Muammar Gaddafi của Libya - những người bị lật đổ vì phong trào nhân dân hoặc các cuộc đảo chính hồi năm 2011.

Tổng thống Syria Bashar al-Assad là nhà lãnh đạo duy nhất còn sót lại của kỷ nguyên “Mùa xuân Arab” đầu tiên, nhưng không phải vì chính phủ của ông đã tự chuyển đổi để xây dựng một nền dân chủ mới, mà là vì ông đã nhận được sự giúp đỡ của các đồng minh Nga và Iran.

bac phi mua xuan arab 2019 hay buoc lui ve voi hon loan
Người dân Algeria trong một cuộc tuần hành phản đối Tổng thống Abdelaziz Bouteflika. (Nguồn: AFP)

Thay đổi dân chủ - hy vọng mong manh

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, làn sóng “Mùa xuân Arab” thứ hai là hệ quả tất yếu của sự đình trệ chính trị và những khó khăn kinh tế khó có thể được giải quyết trong ngắn hạn tại nhiều nước Arab. Tại những nước này, chính quyền đã thực hiện thay đổi thể chế nhưng thất bại trong chuyển đổi dân chủ hoặc bằng một cách nào đó đã thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng hồi năm 2011 nhưng lại không có biện pháp hữu hiệu đưa nền kinh tế - xã hội tiến lên. Tuy nhiên, một câu hỏi vẫn còn dai dẳng là liệu các cuộc nổi dậy trong năm 2019 có thể mang lại sự thay đổi dân chủ - vốn được chờ đợi từ quá lâu - tại một khu vực được coi là điển hình của nghĩa độc tài hay không?

Đến nay, giới quan sát hoàn toàn có thể kết luận rằng làn sóng “Mùa xuân Arab” đầu tiên không mang lại kết quả như mong đợi. Có một thực tế rõ ràng là không thể lật đổ một nhà độc tài và xây dựng một xã hội mới tốt hơn chỉ trong một thời gian ngắn, nhất là trong bối cảnh những bề bộn, hỗn loạn mà xã hội một nước phải giải quyết sau cuộc cách mạng.

Việc quân sự hóa các cuộc biểu tình ở Syria và Libya đã cho thấy sự nguy hiểm của tình trạng nước ngoài can thiệp và gây căng thẳng giáo phái, bộ lạc. Tại Libya, những người ăn mừng sự sụp đổ của nhà độc tài Gaddafi đã quên mất một thực tế là họ có được sự thay đổi đó thông qua sự can thiệp quân sự của Pháp, Anh và Mỹ, dưới cái cớ bảo vệ thường dân. Các thế lực bên ngoài muốn nhà độc tài Gaddafi bị phế truất bất chấp cái giá mà Libya phải trả, đó là “những người cầm vũ khí chống Gaddafi sẽ quay súng chống lại nhau sau khi nhà độc tài này sụp đổ”. Các cường quốc đã đưa ra những lời hứa suông với người Libya rằng quốc gia Bắc Phi này sẽ nhận được sự hỗ trợ chuyển đổi giai đoạn hậu Gaddafi. Việc họ không thực hiện lời hứa chứng tỏ họ không hề muốn Libya thực sự khôi phục an ninh và ổn định. Bên cạnh đó, vụ ám sát Gaddafi khi ông đang bị quân đội kiểm soát là một ví dụ điển hình về hướng đi mà Libya đang tiến tới. Đó là tình trạng vô pháp luật, các nhóm dân quân hành động tùy tiện và chính phủ không có bất cứ quyền hành gì.

Trong trường hợp của Ai Cập năm 2011, Algeria và Sudan hiện tại, các nhà phân tích nhận định không nên khuyến khích sự can thiệp của quân đội để lật đổ người đứng đầu đất nước, trong khi chính quân đội là thế lực đứng sau giúp vị tổng thống đó duy trì sự cai trị trong nhiều thập kỷ. Khi quân đội làm như vậy, động lực rõ ràng và duy nhất là giành lấy quyền kiểm soát đất nước, thay vì đồng hành cùng phong trào biểu tình của những người đang cố gắng đưa đất nước tiến theo con đường dân chủ hơn.

Thách thức vẫn tiếp nối

Với làn sóng “Mùa xuân Arab” và những hậu quả của nó, các phong trào phản kháng đều không đạt được mục tiêu cuối cùng (ngoại trừ Tunisia), nước này đã có được sự khởi đầu đầy hứa hẹn. Hiện nay, Tunisia rõ ràng trở nên tự do hơn nhưng nước này cũng đang phải đương đầu với rất nhiều thách thức về chính trị cũng như kinh tế, là mối đe dọa hiện hữu đối với nền dân chủ còn đang non trẻ. Tại Ai Cập, quân đội là lực lượng đã chống lại người biểu tình hồi năm 2011 và hiện họ vẫn nắm quyền.

bac phi mua xuan arab 2019 hay buoc lui ve voi hon loan
Những người biểu tình và một người lính ủng hộ "Chiến dịch Phẩm giá" (Operation Dignity) ở Benghazi tại Tripoli. (Nguồn: Reuters)

Tại Libya, ông Gaddafi đã bị sát hại nhưng nước này vẫn đang chìm trong hỗn loạn và một cuộc nội chiến đang diễn ra. Người dân Libya đang hồi tưởng và tiếc nuối những gì họ được hưởng dưới chế độ của nhà độc tài Gaddafi. Syria đang là một chiến trường có sự hiện diện của các lực lượng khu vực, quốc tế cũng như các nhóm vũ trang với tư tưởng dân tộc hoặc tôn giáo. Yemen thậm chí còn bi đát hơn khi trở thành hiện trường của một cuộc chiến ủy nhiệm giữa hai cường quốc hàng đầu trong khu vực Trung Đông là Iran và Saudi Arabia. Những gì mà người dân Yemen nhận được sau “Mùa xuân Arab” là một quốc gia đang phải đối mặt với thảm họa nhân đạo tồi tệ nhất trong thế giới hiện đại. Tuy Morocco vẫn đang duy trì được nền quân chủ nhưng chưa trở thành một quốc gia thực sự dân chủ như những người biểu tình mong đợi.

Vậy các cuộc tuần hành hay làn sóng “Mùa xuân Arab” thứ hai sẽ là một bước tiến mới của lịch sử hay lại đưa các quốc gia này trở lại thời kỳ hỗn loạn? Những người ủng hộ các cuộc cách mạng cho rằng phong trào phản kháng của người Algeria hiện tại là một nguồn hy vọng. Người biểu tình tiếp tục xuống đường đòi thay đổi triệt để chế độ, thành lập một chính phủ mới, tạo điều kiện nhiều hơn cho những người trẻ và đất nước cần phải mở cửa hơn nữa. Tuy nhiên, có một vấn đề đặt ra là cho dù Bouteflika đã từ chức, những người thân cận của ông có thể buộc phải rời bỏ quyền lực nhưng vẫn còn quân đội quốc gia - lực lượng có vai trò chi phối trong đời sống chính trị tại Algeria. Chừng nào quân đội còn giữ vai trò to lớn như vậy, có lẽ Algeria sẽ không thể xây dựng được một nền dân chủ.

Tại Sudan, phe đối lập cũng đang đòi hỏi xây dựng một chính quyền chuyển tiếp dân sự kỷ nguyên hậu al-Bashir, thay vì để quân đội nắm quyền trong hai năm tới. Tuy nhiên, yêu sách này khó có thể được đáp ứng và dư luận đang thiên về khả năng quân đội sẽ không trao quyền lại cho người dân sau giai đoạn chuyển tiếp mà họ sẽ tiếp tục cai trị đất nước.

Tại Ai Cập, sau khi lật đổ được Mubarak, quân đội đã ngay lập tức “từ bỏ” Tổng thống dân sự đầu tiên là Mohammed Morsi. Đến nay, người đứng đầu đất nước là cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Tướng Abdel Fattah el-Sissi. Nhiều người Ai Cập trước đây từng ủng hộ “Mùa xuân Arab” đang kêu gọi người dân Algeria và Sudan nhìn vào tấm gương của nước họ và nên duy trì nguyên trạng.

Thời gian tới đây, làn sóng thứ hai của “Mùa xuân Arab” sẽ tiếp tục bùng phát mạnh mẽ tại Algeria và một số nước khác. Tuy nhiên, không ai dám chắc rằng đó sẽ là một bước tiến đến dân chủ hay đó sẽ là hai bước lùi về giai đoạn hỗn loạn.

bac phi mua xuan arab 2019 hay buoc lui ve voi hon loan

Hy vọng của “Mùa xuân Arập” đã tiêu tan?

Các cuộc nổi dậy mang tên “Mùa xuân Arập” từng làm rung chuyển Bắc Phi và Trung Đông năm 2011 cuối cùng chỉ mang đến ...

bac phi mua xuan arab 2019 hay buoc lui ve voi hon loan

Trung Đông và Bắc Phi: Gần 1 triệu trẻ em đối mặt mùa Đông “khốc liệt”

UNICEF cảnh báo rằng gần một triệu trẻ em ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi có thể “bị cảm lạnh” trong mùa Đông ...

bac phi mua xuan arab 2019 hay buoc lui ve voi hon loan

Tổng thống Pháp tới Bắc Phi

Ngày 14/6, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã bắt đầu chuyến thăm 2 ngày tới Morocco nhằm tăng cường quan hệ hợp tác song phương ...

Đọc thêm

Phân công Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

Phân công Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ...
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Vương Đình Huệ.
OECD: Việt Nam- Croatia thúc đẩy hợp tác kinh tế; đàm phán và ký Hiệp định về hợp tác giáo dục, lao động

OECD: Việt Nam- Croatia thúc đẩy hợp tác kinh tế; đàm phán và ký Hiệp định về hợp tác giáo dục, lao động

Bên lề Hội nghị OECD, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gặp Bộ trưởng Ngoại giao và Các vấn đề châu Âu Croatia Gordon Grlic Radman.
Huyền thoại bóng đá Diego Maradona tử vong có thể liên quan tới cocaine

Huyền thoại bóng đá Diego Maradona tử vong có thể liên quan tới cocaine

Một báo cáo y tế được đưa ra hôm đầu tuần cho biết, cái chết của huyền thoại bóng đá Diego Maradona có thể liên quan tới cocaine.
Meta ra mắt phiên bản nâng cấp kính thông minh Ray-Ban Stories

Meta ra mắt phiên bản nâng cấp kính thông minh Ray-Ban Stories

Meta, công ty mẹ của Facebook vừa ra mắt phiên bản nâng cấp của chiếc kính thông minh Ray-Ban Stories do hãng phát triển với nhiều tính năng mới hữu ...
OECD: Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Lào Saleumxay Kommasith

OECD: Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Lào Saleumxay Kommasith

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị Lào phối hợp trong thúc đẩy quan hệ OECD-ASEAN và Chương trình Đông Nam Á (SEARP) của OECD
Indonesia - Malaysia thúc đẩy hợp tác quốc phòng

Indonesia - Malaysia thúc đẩy hợp tác quốc phòng

Indonesia-Malaysia đã hợp tác chặt chẽ trong nhiều lĩnh vực như đào tạo học viên và sĩ quan, tình báo, thương mại, công nghiệp quốc phòng...
Ukraine cách chức một quan chức an ninh cấp cao, tìm cách phong tỏa thông tin về lãnh thổ

Ukraine cách chức một quan chức an ninh cấp cao, tìm cách phong tỏa thông tin về lãnh thổ

Tổng thống Ukraine ký sắc lệnh cách chức người đứng đầu cơ quan an ninh mạng Illia Vituyk, thuộc Cơ quan an ninh nước này (SBU).
Tăng năng lực ứng phó Triều Tiên, Hàn Quốc tăng mạnh một loại thiết bị

Tăng năng lực ứng phó Triều Tiên, Hàn Quốc tăng mạnh một loại thiết bị

Quân đội Hàn Quốc sẽ tăng số lượng thiết bị bay không người lái (UAV) lên gấp đôi hoặc nhiều hơn vào năm 2026.
Thêm 2 quốc gia bắt đầu tiến trình đàm phán gia nhập OECD

Thêm 2 quốc gia bắt đầu tiến trình đàm phán gia nhập OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) hiện đang chính thức tiến hành đàm phán gia nhập với Argentina và Indonesia.
ECOWAS tìm cách 'níu kéo' Burkina Faso, Niger, Mali

ECOWAS tìm cách 'níu kéo' Burkina Faso, Niger, Mali

Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) đã hối thúc Burkina Faso, Mali và Niger xem xét lại việc rút khỏi tổ chức khu vực này.
Khủng hoảng chính sách đối ngoại hết lần này đến lần khác, cử tri Mỹ cho thấy thế nào là một tổng thống 'hấp dẫn'

Khủng hoảng chính sách đối ngoại hết lần này đến lần khác, cử tri Mỹ cho thấy thế nào là một tổng thống 'hấp dẫn'

Việc nổi lên nhiều câu hỏi lớn về chính sách đối ngoại của Mỹ có liên quan đến cuộc bầu cử hiếm khi là một tin tốt cho tổng thống đương nhiệm.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động