TIN LIÊN QUAN | |
Biểu tình ở Mỹ: Bộ trưởng Quốc phòng 'đối đầu' Tổng thống Trump, tuyên bố điều tra việc sử dụng trực thăng uy hiếp | |
Bạo động tại Mỹ: Đốm lửa nhỏ, ngọn lửa lớn |
Đoàn người biểu tình tại thành phố London, Anh. (Nguồn: The Independent) |
Người ta nói rằng nước Mỹ thường là khởi đầu của các biến động lớn trên thế giới. Hàng chuỗi sự kiện biểu tình, bạo động từ cuối tháng Năm là minh chứng rõ nét cho thực tế đó. Nước Mỹ gọi, và các quốc gia khác trả lời.
Nhiều dư âm…
Tại Quảng trường Quốc hội (Anh) ngày 6/6, hàng chục nghìn người đã xuống đường biểu tình, hô vang tên George Floyd và danh tính của những người da màu từng ngã xuống vì bị đối xử bất bình đẳng bởi lực lượng chấp pháp cùng khẩu ngữ “Mạng sống của người da đen cũng đáng giá”, đồng thời liên tục có động tác quỳ một chân, thể hiện sự phản kháng. Xa hơn, ngày 7/6, đoàn người biểu tình tại Bristol đã xô đổ bức tượng người buôn nô lệ Edward Colston.
Tại Pháp, đoàn người biểu tình tưởng nhớ Adama Traore, một thanh niên người Pháp gốc Mali đã qua đời sau khi bị cảnh sát bắt giữ năm 2016.
Tại Brazil, biểu tình đã nổ ra trên toàn quốc, phản đối Tổng thống Jair Bolsonaro và hành vi bạo lực của cảnh sát đối với người da đen, khiến một thiếu niên 14 tuổi thiệt mạng ngày 18/5 tại Rio de Janeiro.
Với nhiều quốc gia, cái chết của George Floyd đã trở thành lời cảnh tỉnh mạnh mẽ về sự phân biệt đối xử của lực lượng chấp pháp đối với không chỉ riêng người da màu, mà còn với bộ phận người thiểu số khác trong xã hội.
Người Palestine nhìn thấy trong số phận bạc ấy hình bóng của Iyad Halak, một thanh niên người Palestine 32 tuổi mắc chứng tự kỷ đã ngã xuống dưới nòng súng của cảnh sát tại Jerusalem ngày 30/5 chỉ vì bị nhầm với người khác.
Tại Australia, các nhà hoạt động vì quyền con người Aboriginal chỉ ra rằng hơn 400 người bản địa đã chết trong quá trình bị giam giữ kể từ năm 1991.
… dễ hóa tâm địa chấn
Tin liên quan |
Biểu tình lan rộng sau vụ George Floyd: Lo ngại về sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc? |
Đáng ngại hơn, những cuộc biểu tình trên, dù nhỏ, song có thể bùng cháy thành những ngọn lửa lớn một khi không được giải quyết và đối phó một cách kịp thời.
Thứ nhất, biểu tình có thể tác động sâu sắc tới chính trị nội bộ của các quốc gia, đặc biệt là trước thềm bầu cử, buộc các chính phủ xem xét lại chính sách đối với cộng đồng người thiểu số hoặc yếu thế trong xã hội.
Tại tòa nhà Capitol Hill, đảng Dân chủ, đứng đầu là Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, đã khéo léo xây dựng hình ảnh khi quỳ một chân trong 8 phút 46 giây - thời gian mà George Floyd bị áp chế trước khi tử vong.
Quan trọng hơn, việc Washington một lần nữa tỏ ra bối rối trong cách tiếp cận và giải quyết vấn đề, từ Covid-19 tới biểu tình, đã tác động tiêu cực tới uy tín của Tổng thống Donald Trump.
Trong khảo sát hai ngày 6-7/6 của Morning Consult trên 1.992 người, tỷ lệ ủng hộ ông chủ Nhà Trắng chỉ còn 39%, trong khi tỷ lệ phản đối áp đảo với 58%. Trên đường đua trở lại chiếc ghế Tổng thống, ông Trump đang bị ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden dẫn trung bình 8 điểm.
Song đây không chỉ là vấn đề mà Mỹ phải đối mặt. Tại Anh, ngày 9/6, Thị trưởng thành phố London Sadiq Khan đã dỡ bỏ bức tượng người buôn nô lệ khác là Robert Milligan, đồng thời thông báo rằng sẽ tiến hành điều tra lai lịch và nguồn gốc của các bức tượng và khu phố trong thành phố. Theo đó tất cả những gì có liên hệ với lịch sử buôn bán nô lệ sẽ bị gỡ bỏ.
Thứ hai, các cuộc biểu tình đang được nhiều bên sử dụng như những đòn tấn công chính trị nhằm vào quốc gia sở tại. Mỹ có lẽ là nạn nhân lớn nhất. Trung Quốc gọi những hành động nhằm trấn áp đoàn người biểu tình là “đạo đức giả”. Iran, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, thậm chí là Thổ Nhĩ Kỳ cũng không bỏ qua cơ hội lên tiếng chỉ trích xứ cờ hoa.
Thứ ba, các cuộc biểu tình có nguy cơ bùng phát rộng hơn thành bạo lực một khi không được xử lý đúng mức, để lại hệ quả nghiêm trọng về chính trị và kinh tế.
Ngày 8/6, trong đụng độ với đoàn người biểu tình tại thành phố Buffalo, bang New York (Mỹ), hai cảnh sát được cho là đã xô ngã một người đàn ông 75 tuổi, khiến người này đập đầu vào vệ đường và chảy máu, song không nhận được sự giúp đỡ. Sự việc này, cộng với phản ứng được đánh giá là thiếu trách nhiệm của Washington, đã làm dấy lên một làn sóng phẫn nộ mới trên mạng xã hội Mỹ.
Thứ tư, các cuộc biểu tình có thể khiến đại dịch Covid-19 tiếp tục lây lan mạnh trở lại, đặc biệt khi đeo mặt nạ là không đủ để ngăn chặn sự phát tán virus giữa đoàn người biểu tình đông đúc.
Khi đại dịch Covid-19 có dấu hiệu thoái trào tại một số quốc gia, phong trào biểu tình toàn cầu đang trở lại, với điểm đến đầu tiên là Mỹ. Tìm kiếm giải pháp, kiểm soát tình hình, khôi phục ổn định chính trị nhằm toàn tâm đối phó đại dịch sẽ là ưu tiên hàng đầu của các quốc gia ở thời điểm này.
| Biểu tình ở Mỹ : Cao ủy nhân quyền LHQ lên tiếng, EU 'sốc kinh hoàng', Anh báo động TGVN. Cao ủy Liên hợp quốc về nhân quyền Michelle Bachelet cho rằng, các cuộc biểu tình ở Mỹ, xuất phát từ cái chết của ... |
| Bạo loạn ở Mỹ: Tổng thống Trump xuống hầm trú ẩn và thực hư về hệ thống hầm ngầm trong Nhà Trắng TGVN. Bên dưới Nhà Trắng được cho là có hệ thống hầm ngầm trú ẩn kiên cố dành cho gia đình Tổng thống và các quan ... |
| Biểu tình bạo động khắp nước Mỹ, lực lượng vệ binh được huy động TGVN. Trong bối cảnh nhiều thành phố và bang của Mỹ đang chìm trong biểu tình và bạo động, giới chức địa phương tại nhiều thành ... |