Bầu cử Mỹ và ảnh hưởng tới thế giới

Cựu Ngoại trưởng Ai Cập Nabil Fahmy cho rằng, Tổng thống tiếp theo của Mỹ cần quan tâm hơn tới vai trò của quốc gia này đối với thế giới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
bau cu my va anh huong toi the gioi Bầu cử Mỹ tác động lớn đến tình hình thế giới
bau cu my va anh huong toi the gioi Bầu cử Mỹ: Bất ngờ ở phía trước

Ông Nabil Fahmy nguyên là Ngoại trưởng Ai Cập, cựu Đại sứ Ai Cập ở Mỹ và Nhật Bản. Hiện ông là giáo sư tại Đại học American ở Cairo. Bài viết sau, được đăng tải trên trang Project Syndicate ngày 12/10, phản ánh quan điểm riêng của tác giả. TG&VN xin giới thiệu cùng bạn đọc.

Ứng viên tranh cử Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa, ông Donald Trump vốn không phải là lựa chọn số 1 của đảng này. Vì vậy, mặc dù đã cận kề ngày bầu cử chính thức 8/11 nhưng nhiều thành viên cấp cao trong đảng Cộng hòa vẫn kiên quyết không chấp nhận ông Trump. Thực tế, vị tỷ phú 70 tuổi này giành được vị trí đề cử chính thức bởi ông có được sự ủng hộ lớn từ những cử tri phổ thông (primary voters).

Trong khi đó, bà Hillary Clinton - ứng viên có tư tưởng ôn hòa của đảng Dân chủ - lại là một nhân vật được nhiều người trong đảng của mình đặt kỳ vọng và ủng hộ mạnh mẽ. Dù vậy, để giành được đề cử chính thức của đảng, bà Clinton vẫn phải cạnh tranh quyết liệt với nhiều đối thủ mạnh, chẳng hạn như Thượng nghị sĩ Bernie Sanders - một chính khách theo tư tưởng xã hội chủ nghĩa và nhận được sự ủng hộ lớn từ giới trẻ Mỹ.

Mỹ tiếp tục chi phối thế giới?

Trường hợp của ông Trump và ông Sanders cho thấy rằng, cử tri Mỹ dường như không còn bỏ phiếu theo khuynh hướng chính trị truyền thống. Theo các cuộc thăm dò dư luận gần đây, ông Trump và bà Clinton chỉ hơn kém nhau không quá 5% tỷ lệ ủng hộ và cả hai người đều có tỷ lệ cử tri phản đối cao kỷ lục trong lịch sử bầu cử Mỹ. Người dân Mỹ sẽ đi bầu ra vị Tổng thống tiếp theo vì họ thực sự yêu mến một trong hai người, chứ không phải là vì phản đối người còn lại.

Cho đến nay, cả hai ứng viên tỏ ra ít tập trung vào việc đề ra chính sách mà chủ yếu khai thác những điểm yếu của đối thủ. Chiến dịch tranh cử của bà Clinton chỉ trích ông Trump thiếu tâm lý bình tĩnh, thiếu kiến thức và kinh nghiệm chính trị để có thể trở thành Tổng thống. Ngược lại, đội ngũ của ông Trump lại ra sức mô tả bà cựu Ngoại trưởng như một kẻ cơ hội chính trị.

Chính những người dân Mỹ sẽ quyết định kết quả cuộc đua Trump – Clinton, nhưng họ cũng nên biết rằng, cả thế giới cũng đang theo dõi sát sao cuộc bầu cử này. Đối với các nhà quan sát quốc tế, vấn đề quan trọng không hẳn là việc ai sẽ trở thành Tổng thống Mỹ tiếp theo, mà là việc liệu Mỹ có tiếp tục là quốc gia chi phối thế giới trong những năm tới hay không?

bau cu my va anh huong toi the gioi
Ông Trump và bà Clinton tại phiên tranh luận trực tiếp lần 2, ngày 9/10. (Nguồn: Reuters)

Nhiều nước có cơ sở để lo ngại rằng, một chính quyền do ông Trump đứng đầu sẽ không ứng phó tốt với sự phức tạp của các vấn đề toàn cầu. Do đó, Mỹ có thể làm đổ vỡ các mối quan hệ đồng minh chiến lược. Nhiều nước lại sợ rằng nước Mỹ sẽ đánh mất tính linh hoạt và phản ứng nhanh. Liệu nước Mỹ có còn tập trung xử lý các cuộc khủng hoảng trên thế giới hay sẽ dành ưu tiên cho các vấn đề trong nước? Liệu Mỹ có tiếp tục theo đuổi cách tiếp cận toàn cầu mà nhiều nước mong đợi hay không?

Quan điểm “ưu tiên số 1 cho nước Mỹ” của ông Trump rõ ràng không phù hợp với vai trò lãnh đạo quốc tế của Mỹ và có thể đưa siêu cường này đi vào con đường biệt lập (isolationism). Trong khi đó, bà Clinton lại có quan điểm là sẽ dành những ưu tiên cho việc giải quyết các thách thức toàn cầu. Tuy nhiên, cả hai cách tiếp cận nói trên đều chưa đủ trong một thế giới đầy những bất ổn và xung đột đẫm máu, đặc biệt là tại Trung Đông – nơi có các cuộc chiến ở Syria, Libya hay mâu thuẫn Israel – Palestine.

Rất nhiều người Trung Đông căm ghét chính quyền Tổng thống George W. Bush, bởi đến nay, khu vực vẫn đang phải trả cái giá đắt cho chiến dịch quân sự thảm họa của Mỹ tại Iraq hồi năm 2003. Tuy nhiên, cũng chẳng mấy ai ở Trung Đông “ưa” ông Obama. Có thể thấy, di sản đối ngoại của Tổng thống Obama đối với khu vực chỉ hoàn thành một phần nhỏ mục tiêu được đề ra trong bài phát biểu nhậm chức hồi năm 2008, hay trong bài phát biểu tại Cairo (Ai Cập) tháng 6/2009.

Không nên thu mình

Vị Tổng thống Mỹ tiếp theo cần phải đưa ra những giải pháp không phải chỉ riêng cho Trung Đông, mà còn cho các vấn đề ảnh hưởng đến toàn bộ thế giới, bao gồm biến đổi khí hậu, đói nghèo, dịch bệnh, chủ nghĩa khủng bố, sự phát triển vũ khí hạt nhân, và các cuộc xung đột khu vực diễn ra ở khắp các châu lục…

Ông ta hay bà ta thậm chí cần phải tham gia cải cách các thể chế quốc tế, chẳng hạn như Liên hợp quốc (LHQ) – cơ quan đi đầu trong việc quản lý các vấn đề toàn cầu kể từ sau Thế chiến thứ Hai. Tuy nhiên, tân Tổng thống Mỹ có thể sẽ đối mặt với một trật tự thế giới mới mà ở đó, các nhân tố phi nhà nước có vai trò quan trọng không kém các quốc gia – dân tộc.

bau cu my va anh huong toi the gioi
Quang cảnh phiên họp toàn thể thứ 71 của Đại hội đồng LHQ, diễn ra vào tháng 9 năm nay. (Nguồn: CFR)

Tổng thống Mỹ tiếp theo sẽ có nhiều cơ hội để phát triển các công nghệ mới nhằm phục vụ lợi ích của người dân. Bởi lẽ, sự tiến bộ kỹ thuật và kinh tế chỉ bền vững nếu có sự tham gia tích cực của các cường quốc chủ chốt như Mỹ - vốn được dự báo sẽ tiếp tục là nền kinh tế lớn nhất cũng như sở hữu lực lượng quân sự hùng mạnh nhất thế giới.

Các nhà lãnh đạo thế giới tham dự phiên họp toàn thể lần thứ 71 của Đại hội đồng LHQ hồi tháng trước đã có cơ hội trao đổi với ông Trump và bà Clinton, cũng như với các cố vấn kỳ cựu của cả hai ứng viên này. Nhân dịp này, tôi đã cùng với Tổng thống của mình Abdel Fattah al-Sisi gặp riêng ông Trump và bà Clinton, và tôi cho rằng qua các cuộc gặp, các nhà lãnh đạo nước ngoài có lẽ bớt lo lắng hơn về nước Mỹ, nhưng trong lòng chưa hẳn đã yên tâm.

Để đối phó với các thách thức hiện tại và xây dựng một trật tự thế giới ổn định hơn, các thành viên của cộng đồng quốc tế cần hợp tác với nhau dù cho có mâu thuẫn trong một số vấn đề cụ thể. Đặc biệt, nước Mỹ không thể và không nên thu mình lại theo hướng biệt lập với thế giới, qua đó khiến cho các quyết định mang tính chiến lược toàn cầu bị lu mờ bởi những toan tính chính trị nội bộ.

bau cu my va anh huong toi the gioi Bầu cử Mỹ tác động thế nào tới quan hệ kinh tế Trung - Mỹ (Kỳ 1)

Khuynh hướng cánh hữu bảo thủ và chủ nghĩa biệt lập trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ hiện nay sẽ có những tác động ...

bau cu my va anh huong toi the gioi Tranh luận Clinton – Trump lần 2: Ai thắng ai?

Sau kết quả được xem là chiến thắng trong cuộc tranh luận lần 1 vào ngày 27/9, bước vào cuộc tranh luận lần 2 hôm nay ...

bau cu my va anh huong toi the gioi "Gót chân Achilles" của ông Trump và bà Clinton

Sau cuộc tranh luận đầu tiên đầy kịch tính, các chuyên gia đang dự báo về những mũi tấn công tiếp theo mà hai ứng ...

Quang Chinh (dịch)

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2016

Đọc thêm

Tìm kiếm sự thịnh vượng và ổn định ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Ngoại trưởng Philippines thăm Canada

Tìm kiếm sự thịnh vượng và ổn định ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Ngoại trưởng Philippines thăm Canada

Ngoại trưởng Philippines Enrique A. Manalo bắt đầu chuyến thăm 5 ngày tới Canada, sẽ lần lượt dừng chân tại Vancouver, Ottawa và Toronto.
Chuyển nhượng cầu thủ: Trung vệ Đỗ Duy Mạnh ở lại CLB Hà Nội thêm 3 năm

Chuyển nhượng cầu thủ: Trung vệ Đỗ Duy Mạnh ở lại CLB Hà Nội thêm 3 năm

Trung vệ Đỗ Duy Mạnh cho biết, anh quyết định gia hạn hợp đồng thêm 3 năm với CLB Hà Nội vì muốn được ở gần vợ con, gia đình.
Bật mí cách khắc phục lỗi Instagram không có filter đơn giản, hiệu quả

Bật mí cách khắc phục lỗi Instagram không có filter đơn giản, hiệu quả

Bạn đang gặp phải tình trạng Instagram không có filter nhưng chưa biết phải làm sao. Đừng quá lo lắng, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những ...
Châu Phi công bố Hiến chương về lĩnh vực y tế

Châu Phi công bố Hiến chương về lĩnh vực y tế

Namibia phối hợp với WHO công bố Hiến chương đầu tư lực lượng lao động y tế châu Phi tại một diễn đàn tổ chức tại thủ đô Windhoek.
Báo Hàn Quốc lo ngại HLV Park Hang Seo có thể ảnh hưởng đến HLV Kim Sang Sik

Báo Hàn Quốc lo ngại HLV Park Hang Seo có thể ảnh hưởng đến HLV Kim Sang Sik

Tờ Daum (Hàn Quốc) lo ngại rằng cái bóng của HLV Park Hang Seo có thể ảnh hưởng tới HLV Kim Sang Sik trong thời gian dẫn dắt đội tuyển ...
Trạm cứu hộ trái tim tập 26: Sự thật mối quan hệ của An Nhiên và người đàn ông bí ẩn kia?

Trạm cứu hộ trái tim tập 26: Sự thật mối quan hệ của An Nhiên và người đàn ông bí ẩn kia?

Trạm cứu hộ trái tim tập 26, An Nhiên bị người đàn ông bí mật nắm thóp vụ cướp trắng căn nhà của Hà...
Tìm kiếm sự thịnh vượng và ổn định ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Ngoại trưởng Philippines thăm Canada

Tìm kiếm sự thịnh vượng và ổn định ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Ngoại trưởng Philippines thăm Canada

Ngoại trưởng Philippines Enrique A. Manalo bắt đầu chuyến thăm 5 ngày tới Canada, sẽ lần lượt dừng chân tại Vancouver, Ottawa và Toronto.
Tấn công bằng dao ở bệnh viện Trung Quốc, 23 người thương vong

Tấn công bằng dao ở bệnh viện Trung Quốc, 23 người thương vong

Vào khoảng 13h20 ngày 7/5, giờ địa phương, đã xảy ra vụ tấn công bằng dao tại một bệnh viện ở tỉnh Vân Nam, Tây Nam Trung Quốc.
Tình hình Ukraine: Trung Quốc ủng hộ hội nghị hòa bình quốc tế, Mỹ vô tình để lộ việc xung đột sẽ không kết thúc năm nay

Tình hình Ukraine: Trung Quốc ủng hộ hội nghị hòa bình quốc tế, Mỹ vô tình để lộ việc xung đột sẽ không kết thúc năm nay

Mỹ cho rằng, Ukraine sẽ thực hiện một cuộc phản công mới vào năm 2025, sau khi nhận được khoản viện trợ quân sự trị giá 61 tỷ USD của Washington.
Nam Phi lật lại vụ hỏa hoạn kinh hoàng, hé lộ sự thật chấn động

Nam Phi lật lại vụ hỏa hoạn kinh hoàng, hé lộ sự thật chấn động

Chính quyền thành phố Johannesburg, Nam Phi phải chịu trách nhiệm về vụ cháy tòa nhà 5 tầng năm ngoái làm 76 người thiệt mạng và 85 người khác bị thương.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ bước vào giai đoạn 3

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ bước vào giai đoạn 3

Các cử tri sẽ bỏ phiếu để bầu ra 93 nghị sĩ trong số 1.331 ứng cử viên tham gia tranh cử trong giai đoạn 3 cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ năm nay.
Canada đề xuất dự luật chống sự can thiệp của nước ngoài

Canada đề xuất dự luật chống sự can thiệp của nước ngoài

Chính phủ Canada công bố một dự luật được mong đợi từ lâu nhằm hạn chế sự can thiệp của nước ngoài vào đời sống chính trị của quốc gia này.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Theo hãng thông tấn Cuba Prensa Latina, Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã ghi danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào biên niên sử quân sự đương thời.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Phiên bản di động