TIN LIÊN QUAN | |
IS nhận trách nhiệm tấn công chợ Giáng sinh tại Đức | |
Các nước Trung Đông-Bắc Phi lên án vụ sát hại Đại sứ Nga |
Vào lúc 20 giờ ngày 19/12 (theo giờ địa phương, tức 2 giờ sáng ngày 20/12 theo giờ Hà Nội), một vụ tấn công bằng xe tải đã xảy ra tại chợ Giáng sinh Breitscheidplatz, nằm ở khu vực sầm uất nhất của Berlin, làm ít nhất 12 người thiệt mạng, khoảng 50 người khác bị thương.
Vụ tấn công lần này sử dụng chiến thuật tương tự như nhiều vụ tấn công trước đây của IS, đó là sử dụng xe tải lao vào đám đông các nước phương Tây và gây ra thiệt hại lớn. Trong bối cảnh IS đang thất thủ và mất dần lãnh thổ ở hai khu vực quan trọng là Iraq và Syria bởi các cuộc không kích của liên quân quốc tế, châu Âu đang đứng trước mối đe dọa trả thù của tổ chức khủng bố lớn mạnh này.
Quang cảnh đổ nát của khu chợ sau vụ việc kinh hoàng. (Nguồn: Reuters) |
Dưới đây là một số vụ khủng bố đẫm máu ở châu Âu trong những năm gần đây.
1. Ngày 11/3/2004, tại Tây Ban Nha, một loạt bom bi được cài sẵn trên 4 chuyến tàu hỏa đang trên đường hướng về nhà ga Atocha, của thủ đô Madrid (Tây Ban Nha) phát nổ đã cướp đi sinh mạng của 191 người và làm khoảng 2.000 người khác bị thương. Tổ chức khủng bố Al-Qaeda đã đứng ra nhận trách nhiệm và tuyên bố hành động này nhằm đáp trả việc Tây Ban Nha tham gia vào chiến dịch chống khủng bố do Mỹ phát động tại Iraq. Bảy nghi phạm của vụ tấn công trên đã tự sát bằng bom trong một căn hộ gần thủ đô Madrid ngày 3/4/2004, khiến 1 cảnh sát thiệt mạng.
2. Ngày 7/7/2005, tại Anh, bốn vụ tấn công khủng bố đã diễn ra trên 3 tàu điện ngầm và 1 xe buýt trong giờ cao điểm buổi sáng tại thủ đô London, làm 56 người thiệt mạng và 700 người khác bị thương. Tổ chức khủng bố Al-Qaeda đã nhận trách nhiệm là thủ phạm đứng sau vụ tấn công này.
3. Ngày 22/7/2011, tại Na Uy, một kẻ cực đoan cánh hữu tên là Anders Behring Breivik đánh bom bên ngoài một tòa nhà chính quyền ở thủ đô Oslo, làm tám người thiệt mạng. Sau đó, tên này còn xả súng bắn chết 69 người khác (phần lớn là thanh thiếu niên) đang tham gia hội trại Labour Youth trên đảo Utoya. Tòa án Na Uy kết án Anders Behring Breivik 21 năm tù giam.
4. Ngày 7 đến 9/1/2015, tại Pháp, khoảng 11 giờ 30 phút sáng ngày 7/1, hai kẻ khủng bố mang theo vũ khí đã xả súng liên tiếp vào văn phòng của tờ tạp chí châm biếm Charlie Hebdo, số 10 phố Nicolas-Appert, ngay giữa trung tâm thủ đô Paris. Các vụ xả súng đã làm 12 người thiệt mạng, trong đó có 8 họa sĩ và nhà báo, cùng 2 sĩ quan cảnh sát.
Một ngày sau đó, một nữ cảnh sát đã thiệt mạng khi đang điều tra vụ xả súng này tại ngoại ô Paris. Cùng ngày, một tay súng đã bắt một số con tin tại một siêu thị của người Do Thái. Bốn trong số các con tin đã bị bắn chết. Những kẻ tấn công tòa báo Charlie Hebdo và bắt giữ con tin sau đó đã bị cảnh sát bắn chết.
5. Ngày 13/11/2015, tại Pháp, một loạt 7 vụ tấn công khủng bố đẫm máu đã xảy ra tại thủ đô Paris, khiến 129 người thiệt mạng, hơn 200 người khác bị thương. IS đã nhận trách nhiệm dàn dựng và thực hiện các vụ tấn công khủng bố đẫm máu này, nhằm đáp trả việc Pháp "báng bổ nhà tiên tri của đạo Hồi" và không kích "trên lãnh thổ IS". Đây là vụ khủng bố có quy mô và thiệt hại về người lớn nhất trong 40 năm trở lại đây ở châu Âu.
Nhà hát Bataclan, nơi vụ tấn công và bắt giữ con tin đêm 13/11/2015. (Nguồn: Reuters) |
6. Ngày 22/3/2016 đã trở thành "ngày đen tối" không chỉ với Bỉ mà với cả châu Âu, sau ba vụ tấn công khủng bố tại sân bay Zaventem và ga tầu điện ngầm Maelbeel ở thủ đô Brussels, làm 35 người thiệt mạng và hơn 200 người khác bị thương. Ba kẻ thực hiện loạt vụ tấn công khủng bố ở sân bay Zaventem là Najim Laachraoui cùng hai anh em Khalid và Ibrahim El Bakraoui. Đây được xem là một trong 9 vụ tấn công khủng bố đẫm máu ở châu Âu trong vòng 25 năm qua, khiến cho cả châu lục này luôn có những ám ảnh kinh hoàng.
7. Ngày 14/7/2016, một người gốc Tunisia đã lái xe tải 19 tấn lao vào đám đông đang tụ tập ở thành phố Nice, miền Nam nước Pháp để xem pháo hoa khiến 86 người thiệt mạng và hơn 200 người bị thương. Tổ chức IS sau đó cũng lên tiếng nhận trách nhiệm vụ tấn công này.
Chiếc xe tải gây tai nạn trong vụ khủng bố ở Nice, Pháp hồi tháng Bảy. (Nguồn: ABC News) |
8. Ngày 18/7/2016 tại Đức, một nam thanh niên tị nạn người Afghanistan đã dùng rìu và dao tấn công vào hành khách trên tàu hỏa làm 5 hành khách bị thương trong đó có 3 người bị thương nặng. Sau đó thanh niên này đã bị cảnh sát bắn chết.
Tiếp sau vụ trên, ngày 22/7, một thanh niên 18 tuổi mang hai quốc tịch Đức và Iran đã gây ra vụ nổ súng kinh hoàng tại một siêu thị ở Munich, thuộc bang Bavaria, khiến 9 người thiệt mạng, trong đó có nhiều trẻ em và có cả chính hung thủ, 20 người khác bị thương.
Ngày 24/7/2016, lại tiếp tục một vụ nổ bom lớn xảy ra tại nhà khách Eugens Weinstube trên đường Pfarrstraße ở thành phố Ansbach, bang Bayern, Đông Nam nước Đức, trong khi đang diễn ra lễ hội âm nhạc Ansbach Open. Vụ nổ đã khiến thủ phạm tử vong tại chỗ và làm ít nhất 12 người bị thương, trong đó có 4 người bị thương nặng. IS tuyên bố thừa nhận một chiến binh IS đã tiến hành vụ đánh bom liều chết này.
Cũng trong ngày 24/7, một thanh niên 21 tuổi, cũng là người Syria nhập cư và xin tị nạn, đã dùng rìu tấn công giết chết một phụ nữ mang thai và làm 5 người khác bị thương ở Reutlingen, bang Baden-Wurttemberg.
Loạt tấn công liên tiếp kể trên cho thấy hung thủ đều là những người nhập cử từ Trung Đông, đặt ra thách thức lớn cho chính quyền Đức nói riêng và châu Âu nói chung về việc đảm bảo an ninh trước làn sóng người nhập cư đang ồ ạt đổ vào châu Âu.
5 năm sau khi Mỹ rút quân khỏi Iraq: Thách thức an ninh vẫn còn Cách đây 5 năm, ngày 18/12/2011, những binh sỹ Mỹ cuối cùng tại Iraq đã rút khỏi nước này, kết thúc chiến dịch quân sự ... |
IS “cài bẫy” châu Âu Các cuộc tấn công tại Brussels tuần trước cho thấy IS đang tập trung vào chiến lược chia rẽ xã hội châu Âu. |
Châu Âu cần làm gì để đối phó với khủng bố? Những vụ khủng bố liên tiếp xảy ra nhắm vào những thành phố lớn của châu Âu bất chấp các biện pháp an ninh phòng ... |