5 năm sau khi Mỹ rút quân khỏi Iraq: Thách thức an ninh vẫn còn

Cách đây 5 năm, ngày 18/12/2011, những binh sỹ Mỹ cuối cùng tại Iraq đã rút khỏi nước này, kết thúc chiến dịch quân sự của Mỹ tại đây sau gần 9 năm, kể từ năm 2003. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
5 nam sau khi my rut quan khoi iraq thach thuc an ninh van con Cảnh sát Iraq sẵn sàng tham gia chiến dịch ở Mosul
5 nam sau khi my rut quan khoi iraq thach thuc an ninh van con Iraq: Nhiều dân thường mắc kẹt và chết trong sa mạc

Mặc dù chính quyền Mỹ cho rằng mình đã giành thắng lợi và hoàn thành “sứ mệnh” song trên thực tế, đến nay, họ đã để lại đằng sau một cuộc chiến còn dang dở.

Nhiều biến động

Sau cú sốc ngày 11/9/2001, Mỹ một mực khẳng định rằng Iraq đang sở hữu và phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt (gồm vũ khí hạt nhân, hóa học và sinh học), đồng thời có liên hệ với tổ chức khủng bố al Qaeda. Dù không nhận được nghị quyết phê chuẩn của Liên hợp quốc và vấp phải sự phản đối của nhiều nước, Tổng thống Mỹ George W. Bush vẫn phát động cuộc chiến Iraq dựa trên các cáo buộc của mình. Những quả bom đầu tiên đã phát nổ ở Baghdad, Iraq vào tháng 3/2003 và sau đó hơn 1 triệu người Mỹ đã được điều động để phục vụ cho cuộc chiến tại Iraq.

5 nam sau khi my rut quan khoi iraq thach thuc an ninh van con
Lính Mỹ đứng gác gần một căn cứ quân đội Iraq ở ngoại ô thành phố Mosul, vào ngày 23/11. (Nguồn: AFP)

Sau 9 năm diễn ra một cuộc chiến mà người Mỹ không nghĩ sẽ phải kéo dài đến vậy để đạt được những mục tiêu đề ra là lật đổ chế độ Saddam Hussein; tiêu diệt các lực lượng khủng bố; thiết lập nền dân chủ mới… Thế nhưng mục tiêu duy nhất Mỹ đạt được chỉ là bắt giữ, xét xử và hành quyết Tổng thống Saddam Hussein.

Hơn thế, cuộc chiến kéo dài trên lãnh địa Hồi giáo này đã hủy hoại hình ảnh của nước Mỹ trước thế giới cùng chi phí khổng lồ cho quân sự đã góp phần đẩy ngân sách của đất nước đến bờ vực thẳm.

Theo con số thống kê do Lầu Năm Góc đưa ra, trong cuộc chiến tại Iraq, con số thiệt hại của binh sĩ Mỹ là 6.000 binh sĩ bị thiệt mạng và 32.000 binh sĩ bị thương. Trong khi đó, chi phí cho hoạt động quân sự ở Iraq cũng lên tới hàng trăm tỷ USD. Một chiến dịch quân sự tốn kém nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ II. Chưa hết, một nước Mỹ sẽ phải lo toan cho một thế hệ cựu binh tham chiến tại Iraq với vết thương tinh thần và thể xác khó có thể hàn gắn một sớm một chiều.

Trong khi đó tại Iraq, người ra chỉ thấy một nước Iraq kiệt quệ do chiến tranh, hàng chục ngàn người dân Iraq đã thiệt mạng, tỷ lệ thất nghiệp tới 15%, hơn 34% người dân sống dưới mức nghèo đói, 35% trẻ em mồ côi cha mẹ, mâu thuẫn bè phái, nguy cơ chia cắt, bạo lực và khủng bố xảy ra hàng ngày thì ai ai cũng biết.

Kể từ sự can thiệp của Mỹ vào Iraq, những người Shiite chiếm đa số ở Iraq đã liên tiếp nắm quyền lãnh đạo các chính phủ ở Iraq những năm sau đó. Những người Hồi giáo dòng Sunni thiểu số vì thế ngày càng tỏ ra bất mãn với các chính sách của chính quyền vì cho rằng chính quyền do người Shiite lãnh đạo đã chèn ép và phân biệt đối xử với họ. Từ đó, các tay súng người Sunni đã mở nhiều cuộc tiến công vào lực lượng quân đội và cảnh sát. Bạo lực cứ thế bao trùm Iraq trong hơn một thập kỷ qua.

Các nhà phân tích cho rằng, đặc trưng của đất nước Iraq kể từ sau sự xuất hiện và ra đi của quân Mỹ trong hơn một thập kỷ qua, đó chính là các cuộc nổi dậy, các vụ ám sát và đặc biệt là các vụ đánh bom liều chết với tần suất và mức độ tàn bạo chưa từng có tiền lệ, không hề thua kém ở Palestine, Afghanistan hay Pakistan.

Đỉnh điểm, năm 2015, LHQ ước tính có hơn 22.300 người thiệt mạng hoặc bị thương trong các cuộc xung đột có vũ trang tại Iraq. Năm 2014, Iraq là nước có số người thương vong cao nhất thế giới với gần 10.000 dân thường thiệt mạng, tăng gấp đôi so với năm 2013 và tăng gấp 4 lần so với năm 2012.

Vẫn còn dang dở

Khi lên nắm quyền, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã chủ trương sớm rút quân khỏi hai chiến trường Afghanistan và Iraq. Sau nhiều lần trì hoãn, cuối cùng, ngày 18/12/2011, những binh sỹ Mỹ cuối cùng tại Iraq đã rút khỏi nước này, kết thúc chiến dịch quân sự của Mỹ tại Iraq sau gần 9 năm.

Việc rút quân sớm khỏi Iraq tuy giúp Mỹ giảm gánh nặng nhưng đã làm cho chính quyền Iraq không kịp chuẩn bị đối phó với các thách thức an ninh mới. Một khoảng trống quyền lực đã xuất hiện khi Mỹ rút khỏi Iraq, tạo điều kiện cho tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng nhanh chóng mở rộng địa bàn, sức mạnh và ảnh hưởng tại cả Iraq, Syria, Lebanon...

Với giấc mơ thành lập một đế chế Hồi giáo Sunni từ hai phía đường biên giới giáp Iraq và Syria, IS từ khi ra đời luôn là một thách thức lớn đối với lực lượng an ninh non trẻ ở Iraq và đặt các nước lớn vào thế buộc phải bắt đầu một cuộc chiến đầy cam go đương đầu với khủng bố.

5 nam sau khi my rut quan khoi iraq thach thuc an ninh van con
Khoảng trống quyền lực đã xuất hiện khi Mỹ rút khỏi Iraq, tạo điều kiện cho IS phát triển. (Nguồn: BBC)

Kể từ tháng 4/2014, IS bắt đầu đẩy mạnh hoạt động, đã tấn công và kiểm soát được khá nhiều khu vực ở Iraq, nhất là các vùng lãnh thổ của người Hồi giáo dòng Sunni.

Trước sự vươn dài của IS, một lần nữa, chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama buộc phải quyết định tăng quân Mỹ để huấn luyện cho quân đội Iraq. Trong 2 năm qua, với sự hỗ trợ của liên quân do Mỹ dẫn đầu, các lực lượng vũ trang tại Iraq đã không ngừng nỗ lực giành lại lãnh thổ bị IS kiểm soát. Đây là một cuộc chiến khó khăn với không ít hy sinh. Theo thống kê, gần 15.000 người đã thiệt mạng trong những chiến dịch quân sự. Nhưng đổi lại, họ đã giải phóng được hơn 90% diện tích lãnh thổ Iraq khỏi sự kiểm soát của IS.

Mới đây, ngày 17/10, quân đội Iraq đã phát động chiến dịch tái chiếm Mosul, một trong những trận chiến cam go và có ý nghĩa quyết định. Mosul được xem là “thành trì cuối cùng” của IS, là thành phố lớn thứ hai của Iraq, cách thủ đô Baghdad khoảng 400km và có vị trí địa chiến lược hết sức quan trọng, kết nối phía Bắc Iraq và phía Đông Syria. Dù chiến dịch tái chiếm Mosul đã đạt được những bước tiến nhất định trên thực địa, lực lượng Iraq đã kiểm soát được gần 1/4 trong tổng số 50 quận ở phía Đông Mosul.

Tuy nhiên, việc IS sử dụng hệ thống đường hầm xung quanh thành phố Mosul để thực hiện các cuộc phục kích, tấn công bất ngờ gây khó khăn cho quân đội và các lực lượng của Iraq. Nhiều khu vực sau khi nằm dưới sự kiểm soát của quân đội IS lại bị IS tấn công quyết liệt đoạt lại nên phải mất thêm nhiều thời gian nữa để tái chiếm.

Chưa hết, 1,5 triệu dân thường vẫn đang sinh sống tại Mosul là một thách thức lớn đối với quân đội Iraq trong việc tấn công IS. Trong khi đó, người ta cho rằng, tội ác của IS không chỉ dừng ở các cuộc đánh bom.

Một báo cáo mới đây của LHQ cho biết, IS có thể đang tàng trữ cũng như thực hiện các vụ tấn công hóa học tại khu vực xung quanh thành phố Mosul. Những thách thức đó cho thấy cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ vẫn chưa đi đến hồi kết.

5 nam sau khi my rut quan khoi iraq thach thuc an ninh van con Iraq thông qua luật hợp pháp hóa lực lượng bán quân sự Hashd Shaabi

Ngày 26/11, Quốc hội Iraq đã thông qua một dự thảo luật hợp pháp hóa lực lượng bán quân sự Hashd Shaabi của người Shi'ite, ...

5 nam sau khi my rut quan khoi iraq thach thuc an ninh van con Iran muốn hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ giải quyết vấn đề Iraq và Syria

Ngày 26/11, Tổng thống Iran Hassan Rouhani kêu gọi sự hợp tác lớn hơn giữa nước này và Thổ Nhĩ Kỳ nhằm giúp thiết lập ...

5 nam sau khi my rut quan khoi iraq thach thuc an ninh van con Iraq: Chiến dịch giải phóng Mosul gặp nhiều thách thức

Dù giành được nhiều thắng lợi quan trọng khi kiểm soát nhiều khu vực ở Đông Mosul, quân đội Iraq khó có thể tiến sâu ...

Hồng Ngân (theo RT, National Interest)

Bài viết cùng chủ đề

Châu Phi - Trung Đông

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024, Giá vàng bất ngờ quay đầu giảm mạnh. Hai yếu tố gây sức ép lên kim loại quý. Giá vàng nhẫn, vàng miếng thuận đà ...
Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 140.000 đồng/kg.
Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Ban tổ chức đã vinh danh 22 tác phẩm xuất sắc nhất của cuộc thi tham gia cuộc thi ảnh nghệ thuật 'Tự hào một dải biên cương'.
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề ‘Kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam’

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề ‘Kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam’

Một số nhận thức cơ bản về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Tổng Bí thư nhấn mạnh, đó là kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên ...
Tập đoàn Ericsson mong muốn nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, công nghệ mới tại Việt Nam

Tập đoàn Ericsson mong muốn nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, công nghệ mới tại Việt Nam

Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Ericsson đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam, không chỉ mở rộng thương mại mà còn hợp tác theo chiều sâu, mang tính chiến ...
Bế giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIV

Bế giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIV

Tại Lễ bế giảng, 49 học viên là cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV được trao chứng nhận tốt nghiệp.
Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Báo Thế giới và Việt nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Đại sứ Israel tại Mỹ 'thắp lên hy vọng' về tương lai lệnh ngừng bắn với Hezbollah

Đại sứ Israel tại Mỹ 'thắp lên hy vọng' về tương lai lệnh ngừng bắn với Hezbollah

Đại sứ Israel tại Washington tuyên bố, một thỏa thuận ngừng bắn nhằm chấm dứt giao tranh giữa Tel Aviv và Hezbollah có thể được đạt được trong vài ngày tới.
Biểu tình bùng phát ở Pakistan, yêu cầu trả tự do cho cựu Thủ tướng Imran Khan

Biểu tình bùng phát ở Pakistan, yêu cầu trả tự do cho cựu Thủ tướng Imran Khan

Vào ngày 25/11, hàng trăm người Pakistan đã tham gia cuộc tuần hành đòi trả tự do cho cựu Thủ tướng bị giam giữ Imran Khan.
Tình hình Lebanon: Beirut tố Israel gửi 'thông điệp đẫm máu' từ chối hòa giải, Mỹ dọa rút khỏi đàm phán ngừng bắn

Tình hình Lebanon: Beirut tố Israel gửi 'thông điệp đẫm máu' từ chối hòa giải, Mỹ dọa rút khỏi đàm phán ngừng bắn

Ngày 24/11, Thủ tướng lâm thời của Lebanon Najib Mikati cáo buộc rằng, Israel từ chối giải pháp chính trị cho xung đột với lực lượng Hezbollah.
Thủ tướng Malaysia công du Hàn Quốc: Cùng xây dựng quan hệ Đối tác chiến lược, hợp tác quốc phòng là biểu tượng của lòng tin

Thủ tướng Malaysia công du Hàn Quốc: Cùng xây dựng quan hệ Đối tác chiến lược, hợp tác quốc phòng là biểu tượng của lòng tin

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim đang có chuyến công du tới Hàn Quốc từ ngày 24-26/11, theo lời mời của Tổng thống nước chủ nhà Yoon Suk Yeol.
Hezbollah dội 250 tên lửa vào Israel, nỗ lực ngừng bắn gặp trở ngại

Hezbollah dội 250 tên lửa vào Israel, nỗ lực ngừng bắn gặp trở ngại

Lực lượng Hezbollah ngày 24/11 đã bắn khoảng 250 tên lửa và các loại đạn pháo khác vào Israel.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động