Châu Phi tìm tiếng nói chung cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu

Nhất Phong
Nhằm củng cố, có tiếng nói và hành động thống nhất hơn trong cuộc chiến ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, Hội nghị Thượng đỉnh về khí hậu đầu tiên của châu Phi đã được tổ chức từ ngày 4-6/9, tại thủ đô Nairobi của Kenya.
Theo dõi TGVN trên
Châu Phi tìm tiếng nói chung cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu
Hội nghị Thượng đỉnh về khí hậu lần đâu tiên do châu Phi tổ chức tại Nairobi, Kenya. (Nguồn: un.org)

Hội nghị đã ra Tuyên bố chung củng cố hành động ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu thông qua các giải pháp tài chính. Tuyên bố đánh dấu lần đầu tiên các nước châu Phi cùng tuyên chiến với biến đổi khí hậu bằng một tinh thần thống nhất, một tiếng nói chung.

Hội nghị Thượng đỉnh về khí hậu châu Phi (ACS) tại Nairobi quy tụ các nhà lãnh đạo toàn cầu, các tổ chức liên chính phủ, Cộng đồng kinh tế khu vực, các cơ quan của Liên hợp quốc, khu vực kinh tế tư nhân, các tổ chức xã hội dân sự và giới học thuật để thảo luận về các thách thức và giải pháp bền vững để châu Phi đương đầu với tác động khốc liệt của biến đổi khí hậu toàn cầu.

Tin liên quan
Liên hợp quốc: Trẻ em châu Phi đặc biệt dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu Liên hợp quốc: Trẻ em châu Phi đặc biệt dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu

Các nhà lãnh đạo tham dự Thượng đỉnh bày tỏ lo ngại trước thực tế nhiều quốc gia châu Phi đang phải đối mặt với gánh nặng và rủi ro không cân xứng từ các hiện tượng thời tiết khó lường liên quan đến biến đổi khí hậu. Các tác động bao gồm hạn hán kéo dài, lũ lụt tàn khốc, cháy rừng… là nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn với những tác động bất lợi đến nền kinh tế, y tế, giáo dục, hòa bình và an ninh, cùng các rủi ro khác…

Khu vực dễ tổn thương nhất

Châu Phi với 1,4 tỷ dân, là khu vực được cho là thải ra lượng carbon thấp nhất nhưng lại bị ảnh hưởng nặng nề bởi hạn hán, lũ lụt, bão và sóng nhiệt... Theo số liệu của Liên hợp quốc (LHQ), các nước châu Phi chỉ chiếm 10% lượng khí thải carbon toàn cầu nhưng ngày càng phải đối mặt với tác động của thời tiết khắc nghiệt liên quan đến biến đổi khí hậu.

Ngày 5/9, một báo cáo chung của LHQ và Liên minh châu Phi (AU) cho biết, châu Phi đang nóng lên với tốc độ nhanh hơn so với phần còn lại của hành tinh và phải hứng chịu những thảm họa về khí hậu và thời tiết khắc nghiệt. Biến đổi khí hậu đã tác động đáng kể đến hệ sinh thái, sinh kế, xã hội của người dân châu Phi. Biến đổi khí hậu cũng “bào mòn” những tiến bộ phát triển kinh tế của châu Phi.

Châu Phi đang mất 5% đến 15% GDP hàng năm do tác động lan rộng của biến đổi khí hậu. Hạn hán liên tiếp từ năm 2020 đến 2022, đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 40 năm ở vùng Sừng châu Phi khiến 5.000 người thiệt mạng và gây thiệt hại kinh tế hơn 8,5 tỷ USD. Năm ngoái, Lục địa này đã phải hứng chịu 80 mối nguy hiểm về thời tiết và khí hậu cực đoan. Trong năm nay, 1,8 triệu người dân châu Phi đã phải di dời do đợt hạn hán kéo dài.

Chương trình Lương thực thế giới ước tính do hạn hán kéo dài, 23 triệu người ở vùng Sừng châu Phi không được bảo đảm an ninh lương thực, với hơn 5 triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng. Hạn hán và nạn đói đã ảnh hưởng nặng nề đến phụ nữ và trẻ em, đồng thời làm leo thang xung đột giữa các cộng đồng chăn nuôi.

Báo cáo mới đây của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cũng cho biết, trẻ em ở 48 trong số 49 quốc gia châu Phi được đánh giá có nguy cơ cao hoặc cực cao trước tác động của biến đổi khí hậu. Các em dễ bị phơi nhiễm và dễ bị tổn thương trước lốc xoáy, sóng nhiệt và các cú sốc về khí hậu và môi trường khác, cũng như khả năng tiếp cận với các dịch vụ thiết yếu. Trong số đó, các em sống ở Cộng hòa Trung Phi, Chad, Nigeria, Guinea, Somalia và Guinea-Bissau có nguy cơ cao nhất.

Châu Phi tìm tiếng nói chung cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu đang gây áp lực ngày càng lớn lên cư dân và hệ sinh thái của châu Phi. (Nguồn: un.org)

Trong khi đó, khu vực phía nam châu Phi lại đối mặt những trận bão nguy hiểm với tần suất ngày càng tăng. Bão Freddy - Một trong những cơn bão mạnh nhất đổ vào châu Phi trong năm nay đã gây thiệt hại nặng nề cho Malawi và Mozambique. Những thảm họa thiên nhiên tàn khốc này dự kiến sẽ trở nên tồi tệ hơn khi nhiệt độ trái đất tăng lên.

Khó khăn về tài chính cũng là thách thức với châu Phi trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Châu Phi đang phải hứng chịu một số tác động nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu, song lục địa này chỉ nhận được khoảng 12% ngân sách cần thiết để đối phó với thiên tai.

Trong khi đó, trong nỗ lực đóng góp vào nỗ lực chung toàn cầu về chống biến đổi khí hậu, một số nền kinh tế lớn ở châu Phi đã đầu tư mạnh vào năng lượng tái tạo, với các siêu dự án như Trạm năng lượng Mặt trời Ourzazate của Morocco, Nhà máy năng lượng Mặt trời Kom Ombo của Ai Cập, Nhà máy địa nhiệt Menengai của Kenya, trang trại gió ở Hồ Turkana và Nhà máy năng lượng Mặt trời Jasper ở Nam Phi.

Tuy vậy chính phủ các nước châu Phi lại phải đối mặt với mức nợ và lãi suất cao, gây cản trở đầu tư vào năng lượng tái tạo. Trong thập niên qua, châu Phi chỉ thu hút được 2% tổng số vốn đầu tư cho năng lượng tái tạo.

Tiếng nói đoàn kết

Nhằm củng cố hành động ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu thông qua các giải pháp tài chính, Hội nghị đã đề xuất một cơ cấu tài chính mới đáp ứng nhu cầu của Châu Phi bao gồm cơ cấu lại hoặc giãn các khoản nợ cũng như xây dựng Hiến chương Tài chính Khí hậu toàn cầu mới thông qua Đại hội đồng Liên hợp quốc và các quy trình COP vào năm 2025.

Hội nghị đã ra tuyên bố chung, trong đó nêu bật yêu cầu thay đổi toàn diện hệ thống tài chính toàn cầu và hối thúc cộng đồng quốc tế ủng hộ thúc đẩy năng lượng tái tạo. Tuyên bố chung Nairobi có đoạn nêu rõ, châu Phi có những tiềm năng và tham vọng trở thành một phần quan trọng trong giải pháp toàn cầu ứng phó với biến đổi khí hậu. Tuyên bố Nairobi được thông qua làm cơ sở cho lập trường chung của Châu Phi trong tiến trình biến đổi khí hậu toàn cầu cho tới COP 28 và các diễn đàn về biến đổi khí hậu khác.

TIN LIÊN QUAN
Những số liệu cảnh báo về biến đổi khí hậu

Dù vậy, để giải phóng tiềm năng tăng trưởng xanh trên toàn châu lục ở mức độ có thể tạo ra những đóng góp ý nghĩa cho quá trình phi carbon hóa nền kinh tế toàn cầu, cần phải mở rộng hoạt động cấp vốn quy mô lớn. Các nước châu Phi kêu gọi cộng đồng quốc tế giảm gánh nặng nợ cho các nước này và cải cách hệ thống tài chính toàn cầu để mở đường cho hoạt động đầu tư vào năng lượng sạch.

Theo tuyên bố chung, châu lục này cần số vốn khoảng 600 tỷ USD để đầu tư cho năng lượng tái tạo trong 7 năm tới, qua đó đạt mục tiêu nâng sản lượng năng lượng tái tạo từ 56 GW trong năm 2022 lên tối thiểu 300 GW vào năm 2030.

Đồng minh mạnh trong cuộc chiến toàn cầu

Dù châu Phi đặc biệt dễ chịu tác động ngày càng nghiêm trọng của tình trạng biến đổi khí hậu, nhưng lãnh đạo các nước châu lục không muốn lục địa này được biết đến như nạn nhân mà thay vào đó là một đồng minh mạnh trong cuộc chiến toàn cầu chống biến đổi khí hậu.

Đứng trước những khoản nợ chồng chất trong khi thiếu vốn trầm trọng, các nước châu Phi kêu gọi cải cách toàn bộ cấu trúc tài chính toàn cầu, gia tăng áp lực với Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB) mở đường cho hoạt động đầu tư và tài chính khí hậu.

Tuyên bố chung Nairobi kêu gọi kiên quyết thực hiện các cải cách cần thiết giúp tạo ra cấu trúc tài chính mới, đáp ứng nhu cầu đầu tư của châu Phi, trong đó có các biện pháp tái cấu trúc và giãn nợ cho các nước này. Châu Phi cần một sân chơi công bằng để tiếp cận đầu tư cần thiết giúp giải phóng tiềm năng và kiến tạo cơ hội cho châu lục này. Trong tuyên bố Nairobi, các nước châu Phi cho biết nhận được cam kết về khoản đầu tư 23 tỷ USD từ nhiều bên liên quan.

TIN LIÊN QUAN
Tác động của biến đổi khí hậu đang gia tăng tại châu Á

Các nhà lãnh đạo châu Phi cũng hối thúc các nước phát triển, vốn là những nước xả thải khí gây hiệu ứng nhà kính nhiều nhất, tôn trọng các cam kết đã đưa ra, trong đó có việc cung cấp 100 tỷ USD/năm cho năng lượng sạch và hỗ trợ các nước nghèo ứng phó với biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, tuyên bố chung kêu gọi các lãnh đạo trên thế giới ủng hộ đề xuất cơ chế đánh thuế carbon toàn cầu trong đó có thuế carbon với hoạt động giao thương nhiên liệu hóa thạch, vận tải biển và hàng không.

Những tuyên bố tại hội nghị đã củng cố quan điểm của châu Phi trên con đường tiến tới hành động vì khí hậu và các nguyên tắc cơ bản mà cộng đồng quốc tế phải tuân theo để xây dựng lộ trình giải quyết thảm họa khí hậu thông qua tài chính khí hậu. Giới phân tích cho rằng việc các nước châu Phi có được tiếng nói đoàn kết sẽ tạo động lực cho nhiều hội nghị quốc tế quan trọng, trong đó có hội nghị G20 ở Ấn Độ trong cuối tuần này và hội nghị COP28 tại Dubai (UAE) vào tháng 11 tới.

Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu

Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu

“Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu đòi hỏi các quốc gia trong khu vực ASEAN phải hợp tác với nhau vì lợi ích chung”.

Việt Nam quyết tâm thực hiện các cam kết tại COP26: Một mục tiêu không trì hoãn - một quyết tâm không ngừng nghỉ

Việt Nam quyết tâm thực hiện các cam kết tại COP26: Một mục tiêu không trì hoãn - một quyết tâm không ngừng nghỉ

Chuyến đi của Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà dự Hội nghị Bộ trưởng “Cộng ...

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Góp phần hiện thực hóa mục tiêu Net Zezo vào năm 2050

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Góp phần hiện thực hóa mục tiêu Net Zezo vào năm 2050

Giải thưởng báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một trong những hoạt động truyền thông thuộc ...

Câu chuyện an ninh lương thực

Câu chuyện an ninh lương thực

Biến đổi khí hậu, xung đột và bất ổn chính trị đang tạo ra nguy cơ đối với an ninh lương thực toàn cầu. Trong ...

Biến đổi khí hậu, nhiệt độ tăng ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống loài thực vật lâu đời nhất thế giới

Biến đổi khí hậu, nhiệt độ tăng ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống loài thực vật lâu đời nhất thế giới

Loài thực vật mệnh danh "hóa thạch sống" đã vượt qua những điều kiện khắc nghiệt trong hơn 165 triệu năm, nhưng lại đang gặp ...

Đọc thêm

XSMB 3/12, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay Chủ Nhật 3/12/2023. dự đoán XSMB 3/12/2023

XSMB 3/12, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay Chủ Nhật 3/12/2023. dự đoán XSMB 3/12/2023

XSMB 3/12 - trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc 3/12/2023. kết quả xổ số ngày 3 tháng 12. xổ số hôm nay 3/12. dự đoán xổ số miền ...
XSMN 3/12, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay Chủ nhật ngày 3/12/2023. xổ số hôm nay 3/12/2023

XSMN 3/12, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay Chủ nhật ngày 3/12/2023. xổ số hôm nay 3/12/2023

XSMN 3/12 - xổ số hôm nay 3/12. kết quả xổ số miền Nam 3/12/2023. kết quả xổ số ngày 3 tháng 12. xổ số miền Nam chủ nhật. SXMN ...
XSDL 3/12, trực tiếp kết quả xổ số Đà Lạt hôm nay 3/12/2023 - KQXSDL chủ nhật

XSDL 3/12, trực tiếp kết quả xổ số Đà Lạt hôm nay 3/12/2023 - KQXSDL chủ nhật

XSDL 3/12 - Trực tiếp kết quả xổ số Đà Lạt hôm nay - XSDL 3/12/2023. Ket qua xo so Da Lat. KQXSDL Chủ nhật. kết quả xổ số Đà ...
XSKG 3/12, trực tiếp kết quả xổ số Kiên Giang hôm nay 3/12/2023. KQXSKG chủ nhật

XSKG 3/12, trực tiếp kết quả xổ số Kiên Giang hôm nay 3/12/2023. KQXSKG chủ nhật

XSKG 3/12 - Trực tiếp kết quả xổ số Kiên Giang hôm nay - XSKG 3/12/2023. KQXSKG chủ Nhật. xo so Kien Giang. xổ số Kiên Giang ngày 3 tháng ...
XSMT 3/12, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ Nhật ngày 3/12/2023. SXMT 3/12/2023

XSMT 3/12, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ Nhật ngày 3/12/2023. SXMT 3/12/2023

XSMT 3/12 - trực tiếp xổ số miền Trung 3/12/2023. kết quả xổ số miền Trung hôm nay. xổ số miền Trung chủ nhật. xổ số hôm nay 3/12. SXMT ...
XSTG 3/12, Trực tiếp kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay 3/12/2023 - KQXSTG chủ nhật

XSTG 3/12, Trực tiếp kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay 3/12/2023 - KQXSTG chủ nhật

XSTG 3/12 - Trực tiếp kết quả xổ số Tiền Giang nhanh nhất hôm nay - XSTG 3/12/2023. KQXSTG. ket qua xo so Tien Giang. xổ số Tiền Giang ngày ...
Tổng thống Pháp cố gắng đạt thỏa thuận ngừng bắn mới giữa Israel và Hamas

Tổng thống Pháp cố gắng đạt thỏa thuận ngừng bắn mới giữa Israel và Hamas

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đến Qatar trong nỗ lực khôi phục thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hamas.
Washington Post tiết lộ 'bí mật được giữ kín nhất': Hầu hết số tiền 'dành cho Ukraine' đã ở lại nước Mỹ

Washington Post tiết lộ 'bí mật được giữ kín nhất': Hầu hết số tiền 'dành cho Ukraine' đã ở lại nước Mỹ

Theo Washington Post, số tiền được cho là dành cho Ukraine không đến Kiev mà được Mỹ dùng để phát triển vũ khí mới, tạo cơ hội việc làm,...
Israel rút nhóm đàm phán khỏi Qatar vì ‘bế tắc’, Thổ Nhĩ Kỳ phản đối cảnh báo 'gắt' của Mỹ

Israel rút nhóm đàm phán khỏi Qatar vì ‘bế tắc’, Thổ Nhĩ Kỳ phản đối cảnh báo 'gắt' của Mỹ

Israel rút cơ quan tình báo khỏi Qatar vì 'bế tắc trong các cuộc đàm phán', trong khi Thổ Nhĩ Kỳ phản đối áp lực ngày càng tăng từ Washington.
COP28: Kỳ vọng tăng gấp 3 sản lượng năng lượng tái tạo; 450 triệu USD dành cho hỗ trợ cắt giảm khí methane

COP28: Kỳ vọng tăng gấp 3 sản lượng năng lượng tái tạo; 450 triệu USD dành cho hỗ trợ cắt giảm khí methane

Thế giới đã đạt tiến bộ trong việc sử dụng năng lượng tái tạo. Từ năm 2015-2022, sản lượng năng lượng tái tạo toàn cầu tăng trung bình 11%/ năm.
Căng thẳng Bán đảo Triều Tiên leo thang, Bình Nhưỡng dọa tiêu diệt vệ tinh do thám của Mỹ

Căng thẳng Bán đảo Triều Tiên leo thang, Bình Nhưỡng dọa tiêu diệt vệ tinh do thám của Mỹ

Bình Nhưỡng sẽ đáp trả bất kỳ hành động can thiệp nào của Washington trong không gian bằng cách loại bỏ khả năng tồn tại của các vệ tinh do thám của Mỹ.
Xung đột Israel-Hamas kéo dài, căn cứ quân sự Mỹ tại Syria bị 'vạ lây'

Xung đột Israel-Hamas kéo dài, căn cứ quân sự Mỹ tại Syria bị 'vạ lây'

Ngày 1/12, những quả rocket đã tiếp tục nhắm vào căn cứ quân sự của Mỹ ở vùng Đông Bắc Syria trong 'chiến dịch trả thù cho Gaza'.
Bốn tâm điểm tại Hội nghị Ngoại trưởng NATO

Bốn tâm điểm tại Hội nghị Ngoại trưởng NATO

Ngoại trưởng các nước Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tề tựu ở Brussels (Bỉ) từ ngày 28-30/11 để thảo luận nhiều vấn đề lớn.
Tổng thống Hàn Quốc thăm Anh: Bàn đạp then chốt

Tổng thống Hàn Quốc thăm Anh: Bàn đạp then chốt

Chuyến thăm của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tới Anh đánh dấu bước chuyển mình mới trong quan hệ song phương thời gian tới.
Bầu cử Quốc hội Hà Lan: Cuộc đua hấp dẫn tới phút cuối cùng

Bầu cử Quốc hội Hà Lan: Cuộc đua hấp dẫn tới phút cuối cùng

Bầu cử Quốc hội Hà Lan lần này chứng kiến sự cạnh tranh gắt gao giữa thế lực truyền thống, đảng VVD và làn gió mới mang tên NSC. Ai sẽ chiến thắng?
Xung đột Israel - Hamas: Chuyện khó chẳng của riêng ai

Xung đột Israel - Hamas: Chuyện khó chẳng của riêng ai

Xung đột Israel - Hamas đặt Nhà nước Do Thái và các nước Arab, khối Hồi giáo trước nhiều bài toán khó khăn.
Cơ hội cuối cùng từ COP28

Cơ hội cuối cùng từ COP28

COP28 là dịp để các nước thể hiện quyết tâm của riêng mình, đề ra mục tiêu lớn hơn, vì một hành tinh xanh, bền vững cho tất cả.
Thủ tướng Australia tìm ‘trái ngọt’ tại Bắc Kinh

Thủ tướng Australia tìm ‘trái ngọt’ tại Bắc Kinh

Chuyến thăm Bắc Kinh của ông Anthony Albanese được kỳ vọng góp phần tái khởi động quan hệ song phương nhanh chóng hơn.
Xung đột Israel - Hamas: Lệnh ngừng bắn gia hạn '1 ngày quý giá', chẳng xá gì nhưng 'có còn hơn không'

Xung đột Israel - Hamas: Lệnh ngừng bắn gia hạn '1 ngày quý giá', chẳng xá gì nhưng 'có còn hơn không'

Bằng các nỗ lực ngoại giao con thoi của nhiều nước, lệnh ngừng bắn Israel - Hamas được gia hạn thêm một ngày.
Seoul, Bình Nhưỡng quyết 'không nhường một bước', bán đảo Triều Tiên rơi vào 'cảnh báo đỏ'

Seoul, Bình Nhưỡng quyết 'không nhường một bước', bán đảo Triều Tiên rơi vào 'cảnh báo đỏ'

Thỏa thuận quân sự toàn diện (CMA) được hai miền Triều Tiên xem là thiết bị an toàn cuối cùng kiềm chế căng thẳng liên triều leo thang.
Thoả thuận Mỹ-Trung Quốc về ứng dụng AI trong quân sự: Washington có đang mất dần lợi thế?

Thoả thuận Mỹ-Trung Quốc về ứng dụng AI trong quân sự: Washington có đang mất dần lợi thế?

Giới quan sát đang có những ý kiến khác nhau về thỏa thuận giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan đến việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong quân sự.
Báo Anh: Việt Nam - 'con hổ kinh tế' mới của châu Á, đang phát triển mạnh mẽ

Báo Anh: Việt Nam - 'con hổ kinh tế' mới của châu Á, đang phát triển mạnh mẽ

Việt Nam hiện là một trung tâm thịnh vượng trong khu vực với nhiều tiềm năng phát triển.
Liên tiếp nhận viện trợ quân sự 'khủng' từ Washington, Israel đang sử dụng vũ khí Mỹ như thế nào tại Dải Gaza?

Liên tiếp nhận viện trợ quân sự 'khủng' từ Washington, Israel đang sử dụng vũ khí Mỹ như thế nào tại Dải Gaza?

Nguồn tài trợ quân sự nước ngoài của Mỹ hiện chiếm khoảng 16% ngân sách quốc phòng của Israel.
Hezbollah trong xung đột Israel-Hamas: Tưởng vậy mà không phải vậy

Hezbollah trong xung đột Israel-Hamas: Tưởng vậy mà không phải vậy

Bất chấp sự ủng hộ dành cho Hamas, các tuyên bố của Hezbollah cho thấy họ không muốn một cuộc xung đột toàn diện với Israel.
Phiên bản di động