Chính quyền Mỹ: Khi các nhạc công không chơi cùng bản nhạc

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis quyết định rời chính quyền Mỹ ngày 20/12 có lẽ là cú sốc với nhiều người, với Tổng thống Donald Trump, quyết định này không quá nghiêm trọng. Nên chăng có cái nhìn tích cực về những câu chuyện "rũ áo ra đi" này? Nhận định của TS Phạm Cao Cường, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu châu Mỹ dành cho báo TG&VN.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
chinh quyen my khi cac nhac cong khong choi cung ban nhac Thượng nghị sĩ Mỹ kêu gọi điều trần về các quyết định rút quân của ông Trump
chinh quyen my khi cac nhac cong khong choi cung ban nhac Ai sẽ là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ?

Quyết định từ chức của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis vào ngày 20/12 có lẽ là cú sốc với nhiều người. Tuy nhiên, đối với Tổng thống Donald Trump, quyết định này không quá nghiêm trọng bởi nó cũng chỉ là một sự kiện nhỏ trong số hàng trăm sự kiện “gây bão” diễn ra suốt thời gian qua.

Thực tế 2 năm qua cho thấy danh sách các quan chức rút khỏi khỏi chính quyền Trump ngày một dài thêm. Trước ông Mattis 6 ngày, Bộ trưởng Nội vụ Ryan Zinke cũng quyết định sẽ rút lui khỏi chính quyền đương nhiệm vào tháng 2/2019. Hàng loạt nhân sự cao cấp khác xin từ chức, hoặc bị sa thải diễn ra với tần suất liên tục trong năm 2018. Đáng chú ý nhất là sự ra đi của Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Rex Tillerson (13/3); Cố vấn An ninh Quốc gia H.R.McMaster (22/3); Bộ trưởng Cựu chiến binh David Shulkin (28/3); Phó Chánh Văn phòng Nhà Trắng Joe Hagin (20/6); Giám đốc cơ quan Bảo vệ Môi trường Scott Pruitt (5/7); Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Nikki R. Haley (9/10); Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions (7/11); Cố vấn An ninh Quốc gia Mira Ricardel (13/11); Chánh Văn phòng Nhà Trắng John Kelly (8/12).

Khi doanh nhân làm chính trị

Có nhiều lý do đưa tới quyết định “rũ áo ra đi” của các quan chức trong chính quyền Trump. Một số người có liên quan tới các vụ bê bối về sử dụng ngân sách và công quỹ sai mục đích. Một số khác lại bị dính líu tới cuộc điều tra việc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016. Một số được cho là có “mâu thuẫn” với Đệ nhất phu nhân, hoặc không tìm được tiếng nói chung với Tổng thống Trump, vốn được coi là "nhạc trưởng" trong các chính sách đối nội và đối ngoại của nước Mỹ hiện nay.

Trong số các sự kiện này, quyết định “bị sa thải” đối với Giám đốc Cục điều tra FBI James Comey vào tháng 5/2017 là khá nghiêm trọng bởi nó tạo ra những quan điểm muốn “luận tội” Tổng thống. Trong khi đó, sự ra đi của Ngoại trưởng Rex Tillerson lại để lại nhiều tiếc nuối sau hơn 1 năm tại vị. Việc “trảm” Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions tạo ra một “chấn động” nhỏ vì nó được thực hiện chỉ vài ngày sau đảng Cộng hòa mất quyền kiểm soát Hạ viện. Còn quyết định của Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis được coi là “lời chia tay ngọt ngào” bởi cách đây 2 tháng, chính Tổng thống Trump tuyên bố “ủng hộ hết lòng” với vị Tổng tư lệnh quân đội sau khi có những đồn đoán ông sớm bị sa thải vào tháng giữa tháng 10/2018.

chinh quyen my khi cac nhac cong khong choi cung ban nhac
Quyết định của  Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis được coi là “lời chia tay ngọt ngào”. (Nguồn: AP)

Việc “thay ngựa giữa dòng” các quan chức trong chính quyền có lẽ xuất phát từ quan điểm và góc nhìn của Tổng thống Donald Trump. Ông Trump xuất thân từ một doanh nhân, từng trải qua nhiều cung bậc thành công và thất bại trong các hoạt động kinh doanh.

Cách tiếp cận của ông về các vấn đề chính trị do vậy cũng khác so với quan điểm truyền thống. Trump là người luôn đề cao hiệu quả công việc thay vì chú trọng tới uy tín, kinh nghiệm hay vị thế “danh gia vọng tộc” của bất kỳ quan chức nào. Phong cách lãnh đạo của Trump cũng bị ảnh hưởng bởi tác phong của một nhà tỷ phú quản lý một tập đoàn tài chính lớn.

Chính vì vậy, bất kỳ quan chức nào hoạt động không mấy hiệu quả, Tổng thống Trump sẽ thay thế ngay. Nó cũng đơn giản như việc ông thay một vị trí quản lý nếu không hoàn thành chỉ số đánh giá hiệu quả công việc (KPI). Là một nhà kinh doanh, Donald Trump luôn tìm kiếm sự hoàn hảo và mức độ hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.

Không những thế, các quan điểm chính trị của Trump luôn là sự pha trộn của các tư tưởng chính trị khác nhau của nước Mỹ như: chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa biệt lệ, chống toàn cầu hóa, chủ nghĩa bảo hộ, chủ nghĩa cá nhân và nhất là luôn đề cao cái tôi của mình.

Vì vậy, chính sách của chính quyền Trump có nhiều thay đổi, thậm chí trong mắt của nhiều người bị coi là “dị biệt”. Khẩu hiệu “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” hay “Nước Mỹ trên hết” thể hiện rõ tư duy này của Trump. Việc chính quyền Mỹ rút khỏi các thỏa thuận quốc tế, các chính sách nhập cư, tìm cách giảm thâm hụt thương mại, thúc đẩy ngân sách quốc phòng, rút khỏi hiệp ước hạt nhân tầm trung với Nga, triển khai một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc đã cho thấy những tư duy khác biệt của ông Trump trong các vấn đề trong nước và quốc tế.

Xét trên khía cạnh khác, có thể thấy Trump là người có lập trường chính trị hay thay đổi. Năm 1987, ông xem mình là người của đảng Cộng hòa, thì tới năm 1999 lại coi mình thuộc đảng Độc lập của thành phố New York. Năm 2001, ông lại tự coi mình là người của đảng Dân chủ và tới năm 2009 quay trở lại là người của đảng Cộng hòa. Năm 2011, ông chuyển sang là người của đảng Độc lập và tới năm 2012 thì lại là người của đảng Cộng hòa.

Khó dự đoán, dễ thay đổi

Sự thay đổi quan điểm chính trị của Donald Trump cho thấy xu hướng nhìn nhận các vấn đề chính trị của ông một cách không nhất quán, chuyến biến khó lường. Góc nhìn của Trump về các nhà chính trị cũng rất khác, thậm chí là tiêu cực đối với các quan chức hoạt động trong Nhà Trắng. Việc liên tục thay thế các quan chức trong chính quyền hiện nay phản ánh xu hướng này, thậm chí được coi là cách để Trump “sàng lọc” nhân sự trong Nhà Trắng nhằm chuẩn bị cho cuộc bầu cử tiếp theo vào năm 2020.

Trong thời gian tới, sự thay đổi bộ máy nhân sự vẫn là một thách thức đối với chính quyền Donald Trump. Theo tính toán, sau 2 năm, có tới 62% các vị trí cấp cao ở Nhà Trắng bị thay thế. Đây là con số tương đương với con số của 8 năm cầm quyền của chính quyền tiền nhiệm Obama. Thậm chí, vẫn còn hàng trăm trong tổng số 4.000 vị trí trong chính quyền chưa được bổ nhiệm hoặc thay thế được Tổng thống phê duyệt.

Trong khi đó, chính quyền đã bắt đầu triển khai các bước đi nhằm chuẩn bị cho cuộc bầu cử Tổng thống diễn ra vào năm 2020. Thay vì tiếp tục sử dụng khẩu hiệu “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”, chính quyền Trump đã chuyển hóa thành “Giữ cho nước Mỹ vĩ đại” nhằm tiếp tục triển khai những kết quả đã đạt được.

Việc chính quyền Trump phải chia sẻ quyền lực tại Hạ viện sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ cũng là một thách thức không nhỏ, bởi nó có thể tác động tới việc đưa ra các quyết sách về đối nội và đối ngoại. Sự gia tăng căng thẳng trong quan hệ giữa Mỹ-Nga, Mỹ-Trung và cả những bất đồng trong quan hệ giữa Mỹ-EU cũng sẽ tác động tới việc hoạch định chính sách của Mỹ và quan hệ quốc tế.

chinh quyen my khi cac nhac cong khong choi cung ban nhac
Thay vì tiếp tục sử dụng khẩu hiệu “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”, chính quyền Trump đã chuyển thành “Giữ cho nước Mỹ vĩ đại” . (Đồ họa: Daily Stock Records)

Việc thay đổi liên tục các nhân sự trong chính quyền cũng sẽ khiến cho các chính sách của Mỹ trở nên khó dự đoán, dễ thay đổi và không ổn định. Những quyết định này cũng sẽ gây ra nhiều mẫu thuẫn trong nội bộ đảng Cộng hòa. Ví dụ, quyết định rút quân khỏi Syria và Aghanistan đối với nhiều quan chức Mỹ là một “sai lầm chiến lược” nhưng đối với Tổng thống Trump lại là một quyết định đúng đắn, bởi sự can thiệp của Mỹ quá lâu vào các cuộc xung đột khu vực chỉ làm gia tăng chi phí khiến cho nền kinh tế Mỹ gặp khó khăn.

Có lẽ ông Trump muốn tập trung nguồn lực để đối phó với những thách thức an ninh khác lớn hơn để tiếp tục “Giữ cho nước Mỹ vĩ đại”. Sự ra đi của Bộ trưởng Quốc phòng Mattis chỉ là “giọt nước tràn ly” trong việc bất đồng với Tổng thống về các vấn đề quân sự và khiến ông phải nói lời “chia tay” với chính quyền.

Sự ra đi của quan chức trong chính quyền Donald Trump, với mỗi người đều có lý do và chỉ có người trong cuộc mới hiểu rõ. Tuy vậy, trong 2 năm qua, các quan chức này đã góp phần không nhỏ vào những kết quả thành công của chính quyền hiện nay.

Sự xáo trộn trong bộ máy nhân sự của chính quyền, nếu được coi là “đặc sản” trong phong cách lãnh đạo của Tổng thống Donald Trump, thì cũng nên nhìn nó ở phương diện tích cực để từ đó mỗi quốc gia có thể đưa ra các chính sách, kế hoạch hợp tác với Mỹ một cách phù hợp, ngắn hạn, nhằm tận dụng tối đa sự ủng hộ của các quan chức trong việc thực thi chính sách đối ngoại với từng quốc gia trong mỗi giai đoạn cụ thể.

chinh quyen my khi cac nhac cong khong choi cung ban nhac ​Bất đồng quan điểm với Tổng thống Trump, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ từ chức

Tổng thống Mỹ Donald Trump trong một thông điệp trên Twitter ngày 20/12 tuyên bố, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis, một cựu Tướng ...

chinh quyen my khi cac nhac cong khong choi cung ban nhac Rút quân khỏi Syria, ông Trump có “rút” luôn Bộ trưởng Quốc phòng?

Tuyên bố đưa Quân đội Mỹ rời Syria của Tổng thống là lời cảnh báo dành cho Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis, thành viên ...

chinh quyen my khi cac nhac cong khong choi cung ban nhac Vai trò của ông James Mattis trong quan hệ Mỹ - Trung

Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis được đánh giá là nhân vật quan trọng trong nội các của Tổng thống Trump đang nỗ lực cân ...

TS. Phạm Cao Cường Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu châu Mỹ

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2020

Đọc thêm

Ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Giá xăng dầu hôm nay 7/5: Đàm phán Trung Đông không có tiến triển, dầu thế giới tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 7/5: Đàm phán Trung Đông không có tiến triển, dầu thế giới tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 7/5, đầu tuần tăng nhẹ chưa đến 50 cent do đàm phán về một thỏa thuận ngừng bắn giữa Hamas và Israel không có tiến ...
Bộ Quốc phòng Việt Nam tham dự Triển lãm Quốc phòng an ninh châu Á tại Malaysia

Bộ Quốc phòng Việt Nam tham dự Triển lãm Quốc phòng an ninh châu Á tại Malaysia

Đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Việt Nam tham dự Triển lãm Quốc phòng an ninh châu Á lần thứ 18 năm 2024 tại Malaysia từ ngày 5-9/5.
Cách chỉnh sở thích trên TikTok giúp tối ưu hóa quảng cáo

Cách chỉnh sở thích trên TikTok giúp tối ưu hóa quảng cáo

Trong quá trình sử dụng, TikTok sẽ dựa theo thói quen của bạn để đưa ra những quảng cáo sản phẩm có liên quan nhất. Tuy nhiên, đôi lúc dữ ...
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ bước vào giai đoạn 3

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ bước vào giai đoạn 3

Các cử tri sẽ bỏ phiếu để bầu ra 93 nghị sĩ trong số 1.331 ứng cử viên tham gia tranh cử trong giai đoạn 3 cuộc bầu cử Hạ ...
Một nàng Hậu lấn sân sang lĩnh vực hài, nói không sợ bị mất hình tượng

Một nàng Hậu lấn sân sang lĩnh vực hài, nói không sợ bị mất hình tượng

Việc Hoa hậu Đại sứ Du lịch Thế giới 2018 Phan Thị Mơ tham gia chương trình Cười xuyên Việt 2024 được mọi người quan tâm.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ bước vào giai đoạn 3

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ bước vào giai đoạn 3

Các cử tri sẽ bỏ phiếu để bầu ra 93 nghị sĩ trong số 1.331 ứng cử viên tham gia tranh cử trong giai đoạn 3 cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ năm nay.
Canada đề xuất dự luật chống sự can thiệp của nước ngoài

Canada đề xuất dự luật chống sự can thiệp của nước ngoài

Chính phủ Canada công bố một dự luật được mong đợi từ lâu nhằm hạn chế sự can thiệp của nước ngoài vào đời sống chính trị của quốc gia này.
Có gì trong cuộc họp ba bên giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch EC Ursula von der Leyen?

Có gì trong cuộc họp ba bên giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch EC Ursula von der Leyen?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh, Bắc Kinh luôn tiếp cận mối quan hệ với EU từ góc độ chiến lược và lâu dài.
Argentina khẳng định không tìm kiếm xung đột với Anh, muốn siết tình thân cùng EU-NATO

Argentina khẳng định không tìm kiếm xung đột với Anh, muốn siết tình thân cùng EU-NATO

Argentina không tìm kiếm xung đột với Anh trong tranh chấp lãnh thổ mà sẽ thúc đẩy một tiến trình đàm phán lâu dài trong khuôn khổ hòa bình.
Nga sẽ hành động đáp trả tuyên bố đưa quân tới Ukraine của phương Tây, Mỹ nói gì?

Nga sẽ hành động đáp trả tuyên bố đưa quân tới Ukraine của phương Tây, Mỹ nói gì?

Nga thông báo sẽ tổ chức một cuộc tập trận, trong đó có khoa mục thực hành sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Hamas tuyên bố chấp nhận đề xuất ngừng bắn, Israel vẫn tấn công bằng xe tăng vào Đông Rafah

Hamas tuyên bố chấp nhận đề xuất ngừng bắn, Israel vẫn tấn công bằng xe tăng vào Đông Rafah

Phong trào Hồi giáo Hamas thông báo chấp thuận đề xuất ngừng bắn với Israel ở Dải Gaza sau gần 7 tháng xung đột.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Theo hãng thông tấn Cuba Prensa Latina, Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã ghi danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào biên niên sử quân sự đương thời.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Phiên bản di động