Chính sách đối ngoại của Iran thời Tổng thống Ebrahim Raisi: Tập trung đối nội, mở lối đối ngoại

Trần Quyên
Vừa qua, học giả Ali Akbar Dareini* có bài phân tích về chính sách đối ngoại của tân Tổng thống Iran Ebrahim Raisi trên trang Al Jazaara.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chính sách đối ngoại của Iran thời Tổng thống Raisi
Ông Ebrahim Raisi đã trở thành Tổng thống thứ 8 của quốc gia Hồi giáo Iran. (Nguồn: Al Jazeera)

Chiến thuật "bình mới rượu cũ"?

Giới quan sát dự đoán, Iran vẫn giữ nguyên đường hướng chiến lược về cơ bản, nhưng sẽ thay đổi chính sách đối ngoại cũng như chiến thuật, giọng điệu và các ưu tiên trong những năm tới.

Những gì xảy ra tiếp theo phụ thuộc vào việc chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ quyết tâm cứu vãn Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), hay sẽ buộc Iran phải xem xét lại đường hướng chiến lược của nước này.

Ông Ebrahim Raisi, chính trị gia được cho là luôn tuân theo nguyên tắc, mới đắc cử ngày 18/6 và sẽ kế nhiệm Tổng thống Hassan Rouhani, trở thành nhà lãnh đạo của Iran vào đầu tháng 8.

Tân Tổng thống Ebrahim Raisi sẽ nhậm chức vào một thời điểm quan trọng, khi Iran và phương Tây tham gia các cuộc đàm phán kỹ thuật nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân JCPOA.

Chiến thắng vang dội của ông Raisi trong cuộc bầu cử tổng thống sẽ tác động đáng kể không chỉ đến quan hệ của Iran với thế giới bên ngoài, mà còn ảnh hưởng đến môi trường chiến lược và chính trị ở Trung Đông và khu vực.

Giới phân tích cho rằng, vị Tổng thống thứ 8 của Iran sẽ tập trung giải quyết các vấn đề cấp bách của đất nước, thay vì tranh cãi chính trị hay đấu đá nội bộ.

Ngoài ra, quan điểm của Iran đối với phương Tây dưới thời ông Raisi sẽ trở nên cứng rắn hơn. Tuy nhiên, rất có thể ông sẽ tiếp tục thúc đẩy Mỹ quay trở lại JCPOA và dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt kinh tế hà khắc đối với quốc gia Hồi giáo này.

Hành trình tranh cử và những kỳ vọng của Tổng thống đắc cử Iran E. Raisi

Hành trình tranh cử và những kỳ vọng của Tổng thống đắc cử Iran E. Raisi

Iran thay đổi cách tiếp cận

Tổng thống Raisi cho biết sẽ sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên. Theo đó, chính trị gia 60 tuổi sẽ đẩy mạnh hơn việc đấu tranh chống tham nhũng, khắc phục những yếu kém trong quản lý, đồng thời tìm cách tái kích hoạt tối đa sức mạnh nội bộ của Iran.

Nếu như ê-kíp đối ngoại của Tổng thống tiền nhiệm Rouhani chịu ảnh hưởng của trường phái tư tưởng tự do chủ nghĩa trong quan hệ quốc tế, thì đội ngũ giúp việc của tân Tổng thống Raisi được cho là sẽ đi theo chủ nghĩa hiện thực kết hợp với chủ nghĩa thực dụng.

Lễ nhậm chức của ông Raisi sẽ đánh dấu sự khởi đầu của một cách tiếp cận quyết đoán hơn trong chính sách đối ngoại của Iran, cho dù chiến lược tổng thể của nước này vẫn không thay đổi.

Đó là bởi các mục tiêu chính sách đối ngoại của Iran thường được quyết định trên cơ sở đồng thuận tại Hội đồng an ninh quốc gia tối cao (SNSC), nơi Tổng thống và các thành viên Nội các chiếm tới 5/10 ghế thành viên.

Hầu hết các quyết định của SNSC đều được Lãnh tụ tối cao Khamenei thông qua. Vì vậy, mặc dù lựa chọn chiến thuật của riêng mình, nhưng chính quyền của Tổng thống Raisi sẽ hoạt động theo các mục tiêu, ưu tiên và giới hạn do SNSC, cơ quan hoạch định chính sách an ninh tối cao của Iran, đặt ra.

Theo đó, việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt, cải thiện quan hệ với các nước láng giềng và thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa phi dầu mỏ sẽ được Tehran đặt lên hàng đầu trong chương trình nghị sự của ông Raisi.

Trong cuộc họp báo đầu tiên sau khi thắng cử, Tổng thống Raisi nói: “Chính sách đối ngoại của Iran sẽ không giới hạn ở thỏa thuận hạt nhân. Chúng tôi sẽ tương tác với thế giới. Chúng tôi sẽ không trói buộc lợi ích của người dân Iran vào thỏa thuận hạt nhân…

Chúng tôi ủng hộ các cuộc đàm phán đảm bảo lợi ích quốc gia của mình… Mỹ nên ngay lập tức quay trở lại thỏa thuận và thực hiện các nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận”.

Ngoài ra, nhà lãnh đạo Iran hứa sẽ thành lập một chính phủ vững mạnh có khả năng chèo lái các cuộc đàm phán đi đúng hướng.

Tin liên quan
Mỹ Mỹ 'nói trắng' quan hệ với Iran sau khi Tổng thống đắc cử Raisi thẳng thừng gạt khả năng gặp ông Biden

Seyed Reza Mousavinia, Phó Giáo sư ngành Quan hệ Quốc tế tại Đại học Allameh Tabataba'i ở Tehran cho biết, sự đồng thuận nội bộ sẽ giúp ông Raisi theo đuổi một chính sách đối ngoại mạnh mẽ hơn dựa trên sự tương hỗ và răn đe.

Ông nói: "Chính quyền của Tổng thống Raisi sẽ đi theo đường hướng chiến lược tương tự như dưới thời ông Rouhani, nhưng với một giọng điệu mới".

Hơn nữa, học giả Mousavinia dự đoán, nhà lãnh đạo Raisi sẽ có cách tiếp cận mới đối với thoả thuận hạt nhân JCPOA.

Ông nói: “JCPOA là một cái cây mà ông Rouhani đã trồng và chờ đợi đến ngày hái quả. Nhưng nó đã bị coi là một thảm họa sau khi Mỹ đơn phương rút khỏi thỏa thuận.

Nhiều khả năng ông Raisi sẽ tìm cách thúc đẩy các cuộc đàm phán đang tiến triển ở Vienna và kiểm soát căng thẳng với Saudi Arabia. Ông ấy sẽ tìm cách cân bằng quan hệ của Iran với các nước láng giềng và các cường quốc trên thế giới”.

“Xoay trục” sang châu Á và “nền kinh tế đối kháng”

Các đồng minh của ông Raisi đã nhiều lần lập luận rằng, chính quyền của Tổng thống Rouhani tiền nhiệm đã tìm kiếm sự trợ giúp của phương Tây trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế của Iran và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhưng những gì Tehran nhận được chỉ là những lời hứa không được thực hiện và các biện pháp trừng phạt chưa từng có.

Vì vậy, chính quyền của tân Tổng thống Raisi được cho là sẽ tìm cách khai thác các cơ hội giao thương với toàn cầu, không chỉ với riêng phương Tây.

Theo ông Saeed Jalili - ứng cử viên tổng thống và là đồng minh của ông Raisi, Iran có thể khiến kẻ thù phải hối hận vì đã áp dụng các biện pháp trừng phạt.

Ông Raisi được cho là người hết lòng ủng hộ thỏa thuận khung 25 năm với Trung Quốc. Thỏa thuận này được ký vào tháng 3/2021, nhằm vạch ra tiến trình cho mối quan hệ Iran-Trung Quốc trong 25 năm tiếp theo của thế kỷ XXI.

Thỏa thuận bao gồm các khoản đầu tư của Trung Quốc vào các lĩnh vực như năng lượng, hóa dầu và cơ sở hạ tầng, cũng như các dự án hàng hải nhằm thúc đẩy vai trò của Iran trong Sáng kiến Vành đai và Con đường của Bắc Kinh.

Theo đó, chính quyền của Tổng thống Raisi được nhìn nhận là sẽ tìm cách cải thiện mối quan hệ của Iran với khu vực Á-Âu nói chung, cũng như với Trung Quốc và Nga nói riêng.

Nhà phân tích chính trị Emad Abshenas nói: “Ông Raisi muốn tạo sự cân bằng trong quan hệ đối ngoại của Iran. Tôi cho rằng, chính quyền mới sẽ theo đuổi chính sách mới của Iran là ‘xoay trục’ sang châu Á với quyết tâm mạnh mẽ hơn, trong khi vẫn tìm cách duy trì các mối quan hệ và kiểm soát căng thẳng với phương Tây".

Học giả Abshenas cho rằng, việc mở rộng quan hệ thương mại với các nước láng giềng gần gũi của Iran và thúc đẩy quan hệ với các nước châu Á, cụ thể là Trung Quốc, sẽ được ưu tiên trong chiến lược ngoại thương của nước này.

Học giả: Cải thiện quan hệ Iran-Saudi Arabia giúp đạt được hòa bình tại Trung Đông

Học giả: Cải thiện quan hệ Iran-Saudi Arabia giúp đạt được hòa bình tại Trung Đông

Về vấn đề kinh tế đối nội, ông Raisi tin rằng, giải pháp cho các vấn đề kinh tế của Iran không nằm ở việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt, mà chủ yếu nằm ở việc mở rộng chính sách “nền kinh tế phản kháng” nhằm giảm bớt tổn thất cho nước này trước các biện pháp trừng phạt từ bên ngoài.

Nhà nghiên cứu Abshenas nói: “Bên cạnh nỗ lực dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt, chính quyền của Tổng thống Raisi sẽ phải tìm mọi cách đối phó với các biện pháp trừng phạt và giảm bớt tổn thất kinh tế cho Iran thông qua việc mở rộng chính sách ‘nền kinh tế phản kháng’".

Để đạt được mục tiêu đó, Tổng thống Raisi sẽ không rời bàn đàm phán, nhưng sẽ ưu tiên việc vô hiệu hóa các biện pháp trừng phạt, hơn là đàm phán và dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt này.

Trong các cuộc tranh luận bầu cử tổng thống trên truyền hình, ông Raisi cam kết sẽ ưu tiên hàng đầu “ngoại giao kinh tế” với mục tiêu tăng xuất khẩu, thúc đẩy thương mại với 15 nước láng giềng, giảm thuế cho các nhà sản xuất, chống buôn lậu hàng hóa và tăng sức hút cho ngành sản xuất thông qua cải cách kinh tế.

Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo Iran tuyên bố sẽ xem kinh tế ven biển và đại dương là động lực bền vững thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bởi Iran có đường bờ biển dài hơn 3.000 km.

Học giả Mousavinia nói: “Một Iran hùng mạnh về kinh tế có thể giải quyết các vấn đề và tạo sức răn đe. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng chính quyền của Tổng thống Raisi sẽ đóng cửa đối thoại với phương Tây.

Thỏa thuận hợp tác 25 năm với Trung Quốc là một trong những giải pháp mà Iran áp dụng để vô hiệu hóa các biện pháp trừng phạt của Mỹ”.


*Thạc sỹ Ali Akbar Dareini là nhà nghiên cứu và nhà báo tại tạp chí của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược ở Tehran.

Đàm phán hạt nhân Iran: Vừa mừng vừa lo

Đàm phán hạt nhân Iran: Vừa mừng vừa lo

Đàm phán hạt nhân Iran đã đạt tiến triển đáng kể, song vẫn còn đó ẩn số từ Tổng thống đắc cử Ebrahim Raisi và ...

Israel gọi Tổng thống đắc cử Iran là người 'cực đoan' nhất từ trước đến nay

Israel gọi Tổng thống đắc cử Iran là người 'cực đoan' nhất từ trước đến nay

Bộ Ngoại giao Israel ngày 19/6 đã chỉ trích Tổng thống vừa đắc cử của Iran, ông Ebrahim Raisi khi cho rằng ông này sẽ ...

(theo Al Jazeera)

Đọc thêm

Pháp đóng cửa công viên hải dương học lớn nhất châu Âu

Pháp đóng cửa công viên hải dương học lớn nhất châu Âu

Nằm gần Antibes (Pháp), Marineland có khoảng 4.000 động vật biển thuộc 150 loài khác nhau, là công viên hải dương học lớn nhất châu Âu.
Biểu tượng đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ song phương Việt Nam-Singapore

Biểu tượng đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ song phương Việt Nam-Singapore

Logo chung của Singapore và Việt Nam trong năm 2025 thể hiện tâm thế hướng tới một mối quan hệ đối tác đã sẵn sàng cho tương lai của kỷ ...
CEO Nguyễn Thị Thu Hằng vinh dự nhận Chứng nhận Doanh nhân xuất sắc Đông Nam Á

CEO Nguyễn Thị Thu Hằng vinh dự nhận Chứng nhận Doanh nhân xuất sắc Đông Nam Á

Chứng nhận Doanh nhân xuất sắc Đông Nam Á là sự tri ân đối với những nỗ lực không ngừng của cô trong việc đóng góp cho sự phát triển ...
Vụ Triều Tiên phóng tên lửa: Hàn Quốc họp khẩn, cùng Mỹ-Nhật Bản tỏ thái độ, vũ khí này là gì?

Vụ Triều Tiên phóng tên lửa: Hàn Quốc họp khẩn, cùng Mỹ-Nhật Bản tỏ thái độ, vũ khí này là gì?

Tên lửa mà Triều Tiên phóng vào ngày 6/1 được cho là có những đặc điểm tương tự loại tên lửa siêu thanh tầm trung mà Triều Tiên đã từng ...
Dự báo tiềm năng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2025, có khó khăn liên quan ông Trump

Dự báo tiềm năng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2025, có khó khăn liên quan ông Trump

Mối đe dọa chính đối với việc thực hiện các kế hoạch kinh tế của Trung Quốc là các cú sốc bên ngoài, đặc biệt là việc tăng thuế của ...
Tàu chiến đổ bộ Type 076 của Trung Quốc sẵn sàng chinh phục đại dương

Tàu chiến đổ bộ Type 076 của Trung Quốc sẵn sàng chinh phục đại dương

Một chuyên gia quân sự Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh có thể đưa vào hoạt động chiếc tàu đầu tiên trong loạt tàu tấn công đổ bộ mới vào ...
Vụ Triều Tiên phóng tên lửa: Hàn Quốc họp khẩn, cùng Mỹ-Nhật Bản tỏ thái độ, vũ khí này là gì?

Vụ Triều Tiên phóng tên lửa: Hàn Quốc họp khẩn, cùng Mỹ-Nhật Bản tỏ thái độ, vũ khí này là gì?

Tên lửa mà Triều Tiên phóng vào ngày 6/1 được cho là có những đặc điểm tương tự loại tên lửa siêu thanh tầm trung mà Triều Tiên đã từng phóng thử.
Tàu chiến đổ bộ Type 076 của Trung Quốc sẵn sàng chinh phục đại dương

Tàu chiến đổ bộ Type 076 của Trung Quốc sẵn sàng chinh phục đại dương

Một chuyên gia quân sự Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh có thể đưa vào hoạt động chiếc tàu đầu tiên trong loạt tàu tấn công đổ bộ mới vào cuối năm 2026.
Tình hình Venezuela: Chính phủ sẵn sàng cho lễ nhậm chức Tổng thống, Chủ tịch Quốc hội tuyên bố rắn với phe đối lập

Tình hình Venezuela: Chính phủ sẵn sàng cho lễ nhậm chức Tổng thống, Chủ tịch Quốc hội tuyên bố rắn với phe đối lập

Chính phủ Venezuela thông báo đang tiến hành những bước chuẩn bị cuối cùng cho lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ ba của Tổng thống Nicolas Maduro.
Virus HMPV: Ấn Độ ghi nhận ca nhiễm đầu tiên, Nga xác định nhóm nguy cơ

Virus HMPV: Ấn Độ ghi nhận ca nhiễm đầu tiên, Nga xác định nhóm nguy cơ

Virus HMPV gây ra các triệu chứng giống cúm, có thể dẫn đến vấn đề hô hấp nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ em và các nhóm dễ bị tổn thương.
Phiến quân M23 hoành hành, CHDC Congo tiếp tục rơi vào bất ổn

Phiến quân M23 hoành hành, CHDC Congo tiếp tục rơi vào bất ổn

Ngày 5/1, lực lượng phiến quân M23 giành quyền kiểm soát thị trấn Masisi ở miền Đông CHDC Congo.
Tổng thống Ukraine: Chỉ điểm ngày ngồi với ông Trump bàn cách kết thúc xung đột, ngập ngừng khi được hỏi liệu có tái tranh cử

Tổng thống Ukraine: Chỉ điểm ngày ngồi với ông Trump bàn cách kết thúc xung đột, ngập ngừng khi được hỏi liệu có tái tranh cử

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, ông sẵn sàng đàm phán với Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump và châu Âu để giải quyết xung đột.
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Nhiều chuyên gia nhận định rằng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay đổi căn bản nền kinh tế toàn cầu, đồng thời đe dọa thay thế con người trong một số ngành nghề.
Phiên bản di động