Chủ nghĩa tân tự do: Áp dụng và hậu quả (KỲ II)

Chủ nghĩa tân tự do đã ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của thế giới, quyết định những đặc điểm chủ chốt nhất của nền kinh tế toàn cầu hiện nay.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
chu nghia tan tu do ap dung va hau qua ky ii Thế giới chuyển mình
chu nghia tan tu do ap dung va hau qua ky ii Chủ nghĩa tân tự do: Táo bạo hay sai lầm? (Kỳ I)

Từ những năm 1980 tới nay, Chủ nghĩa tân tự do (CNTTD) là tư tưởng chủ đạo trong chính sách kinh tế của phần lớn các nước phát triển. Tại nhiều quốc gia đang phát triển, khuynh hướng ủng hộ CNTTD cũng ngày càng trở nên rõ rệt hơn.

Quan điểm khởi nguồn

Cha đẻ của chủ nghĩa này -Friedrich Hayek - đã xây dựng nó trên giả định thị trường có thể bảo vệ hiệu quả nhất cho những người dân chống lại chế độ chuyên chế. Và để đạt được mục đích đó, chính phủ cần để cho thị trường hoàn toàn tự do vận hành. Đây chính là điểm mang đến cho chủ nghĩa này cái tên Tân tự do. Theo chủ nghĩa này, các chính phủ nên áp dụng phương pháp tiếp cận kiểu thị trường tự do, sử dụng các biện pháp như tư nhân hóa hàng loạt, cắt giảm chi phí công và hạn chế điều tiết thị trường để kinh tế thực sự khởi sắc.

chu nghia tan tu do ap dung va hau qua ky ii
Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và Thủ tướng Anh Margaret Thatcher là hai nhà lãnh đạo ủng hộ CNTTD. (Nguồn: Pinterest)

Không chỉ các nhà kinh tế học bảo vệ CNTTD như Friedrich Hayek hay Milton Friedman - giáo sư giảng dạy tại Đại học Chicago, cùng các “tín đồ” trong hàng nghìn trường kinh tế trên thế giới, mà còn các tổ chức kinh tế uy tín như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) hay Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OCDE) đều lập luận rằng khu vực tư nhân phải đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, rằng cạnh tranh sẽ có tác động tích cực thúc đẩy sự giàu có của xã hội. Thậm chí, nhiều người theo trường phái này còn khẳng định chính phủ càng đánh thuế người giàu ít đi, bảo vệ người lao động ít đi, ít phân chia lại của cải xã hội, kinh tế càng phát triển mạnh. Cũng theo quan điểm này, mọi nỗ lực cải thiện bất bình đẳng xã hội chỉ làm giảm hiệu quả của nền kinh tế. Ngược lại, kinh tế phát triển sẽ kéo theo sự phát triển chung của xã hội.

Từ sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai đến những năm 1980, các nước phát triển đều thi hành các chính sách kinh tế dựa trên những tư tưởng của nhà kinh tế học người Anh John Maynard Keynes. Theo Keynes, chính phủ cần phải can thiệp vào thị trường bằng các chính sách công để giải quyết vấn đề việc làm cho người dân và bình ổn giá. Rõ ràng là tư tưởng của Keynes rất khác biệt với CNTTD. Nhờ vào các biện pháp kiểu Keynes, nền kinh tế của các nước phương Tây đã tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên, từ những năm 1980 trở đi, các tư tưởng của CNTTD được đưa áp dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới, lấy mất vị trí thống trị của tư tưởng kinh tế Keynes.

Ảnh hưởng lan rộng

Người tiên phong đưa các tư tưởng của CNTTD vào áp dụng trong việc hoạch định chính sách kinh tế là Augusto Pinochet. Nhà độc tài người Chile này đã thực hiện các chính sách tự do hóa kinh tế mạnh mẽ dưới sự tư vấn trực tiếp của “Chicago Boys” (“các chàng trai Chicago”) – nhóm các nhà kinh tế người Chile, học trò của Milton Friedman. Dưới tác động của Friedman, Chile đã thực hiện các chính sách tự do hóa kinh tế, tư nhân hóa doanh nghiệp Nhà nước và bình ổn lạm phát. Năm 1973, Pinochet đã hủy bỏ quy định về mức lương tối thiểu, cấm các hoạt động của công đoàn, bỏ hoàn toàn thuế đánh trên lợi nhuận kinh doanh, cắt giảm việc làm trong khu vực công, tư nhân hóa 212 ngành công nghiệp và 66 ngân hàng.

Chính sách của Pinochet quả thực đã thay đổi nền kinh tế Chile. Tuy nhiên, ngoài Friedman đánh giá sự phát triển của Chile là “thần kỳ”, nhiều nhà kinh tế khác cho rằng Chile là một ví dụ cho sự thất bại. Năm 1982-1983, GDP của nước này đã sụt giảm 19%. Các ngân hàng Nhà nước rơi vào tay hai đế chế ngân hàng dưới sự điều khiển của hai nhà đầu cơ Javier Vial và Manuel Cruzsat. Tệ hại nhất là sự chênh lệch giàu nghèo và bất bình đẳng tăng đột biến: vào cuối thời của Pinochet (1990), hơn 40% người dân Chile thuộc diện nghèo. Điều này đã dẫn đến tình trạng bạo động và biểu tình trên khắp cả nước, buộc Pinochet phải dừng một số “thử nghiệm” kiểu TTD và khôi phục mức lương tối thiểu cũng như chế độ công đoàn cho người lao động. Trên thực tế, các chuyên gia đánh giá nền kinh tế Chile có sự hồi phục như ngày nay là nhờ khai thác các mỏ đồng - ngành công nghiệp duy nhất mà Chính phủ nước này không tư nhân hóa.

Nói đến việc áp dụng các tư tưởng của CNTTD vào chính sách kinh tế, không thể không nhắc tới “bà đầm thép” Margaret Thatcher. Sau khi trở thành người đứng đầu đảng Bảo thủ (Anh), bà Thatcher đã thể hiện sự quan tâm rõ rệt đến các tư tưởng TTD. Bà đặc biệt ủng hộ các cải cách của Pinochet ở Chile và cho rằng các cải cách này đã rất thành công. Năm 1975, trong một cuộc họp, “bà đầm thép” đặt lên bàn quyển Hiến pháp tự do của Hayek và tuyên bố: “Đây mới là cái chúng ta đặt niềm tin”. Hiến pháp tự do được xuất bản năm 1960, nhấn mạnh cạnh tranh như yếu tố định nghĩa các mối quan hệ giữa con người và vì thế chính phủ cần tạo ra hệ thống cạnh tranh hiệu quả hơn bằng cách để thị trường hoàn toàn tự do. Việc bà Thatcher công khai ủng hộ CNTTD được đánh giá như dấu hiệu đầu tiên của làn sóng cải cách đưa các tư tưởng của chủ nghĩa này vào áp dụng tại các nền kinh tế lớn nhất thế giới. Năm 1979, bà Thatcher trở thành Thủ tướng Anh và bắt tay vào áp dụng hàng loạt các biện pháp tự do hóa thị trường.

Ở Mỹ, Tổng thống Ronald Reagan cũng ủng hộ tư tưởng TTD. Giai đoạn bà Thatcher và ông Reagan nắm quyền tại hai trong năm nền kinh tế lớn nhất thế giới được coi là giai đoạn mà các chính sách theo chiều hướng CNTTD có vị trí chủ chốt. Giai đoạn này đặc trưng bởi các biện pháp như giảm thuế đánh vào người giàu, hạn chế công đoàn, giảm hỗ trợ nhà ở công cộng, giảm điều tiết thị trường, tư nhân hóa mạnh mẽ, thuê ngoài (outsourcing) và tăng cạnh tranh trong dịch vụ công. Mô hình mới này tại Anh và Mỹ - được coi là mô hình thay đổi cấu trúc của nền kinh tế - đã thu hút các nước phương Tây và nhiều nước phát triển khác từ châu Phi, châu Á đến Mỹ Latin. Các chính sách như phi điều tiết thị trường tài chính; tư nhân hóa các ngành công nghiệp cơ bản gồm năng lượng, nước, chăm sóc sức khỏe, giáo dục…, cắt giảm các cơ chế bảo hiểm xã hội; hạn chế quyền lợi công đoàn; mở cửa thị trường hàng hóa và vốn; và bỏ mục tiêu đảm bảo công ăn việc làm được thực thi tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Ở các nước đang phát triển, việc cấu trúc lại nền kinh tế được thực hiện rộng rãi. “Đồng thuận Washington” (Washington Consensus) - nhóm các chính sách tập trung vào tư nhân hóa, tự do thương mại, tăng trưởng nhờ vào xuất khẩu, tự do dịch chuyển vốn, phi điều tiết thị trường lao động, cũng như các biện pháp thắt lưng buộc bụng đối với chi tiêu của chính phủ - được tổ chức tiền tệ quốc tế IMF, WB khuyến nghị cho các nước này, dưới sự tác động thêm của Anh và Mỹ.

Tại các nước phương Tây, cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008 - khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ năm 1931, tiếp theo đó là những năm dài kinh tế hồi phục chậm chạp cùng tỷ lệ thất nghiệp cao đã khiến nhiều chuyên gia dự đoán về ngày tàn của CNTTD.

Kết quả không như mong đợi

Thật đáng tiếc, sau hơn 30 năm áp dụng các chính sách kiểu TTD, kết quả không như người ta mong muốn. Ở Mỹ, theo thống kê, từ năm 1947-1972, mọi nhóm khác nhau của dân số đều có sự cải thiện tương đồng về chất lượng sống. Tuy nhiên, từ năm 1972-2012, nhóm 10% nằm dưới đáy của dân số Mỹ phải chịu sự sụt giảm về thu nhập thực tế, còn nhóm 10% nằm ở đỉnh lại có sự tăng vọt trong thu nhập, cao hơn hẳn mọi nhóm khác. Một bức tranh khá tương tự có thể quan sát ở Anh và nhiều nước đang phát triển sau thời gian áp dụng các chính sách TTD.

Có thể thấy, mô hình này gây ra những tác động nghiêm trọng như tình trạng bất bình đẳng xã hội và tỉ lệ người nghèo tăng, chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục giảm… Ngoài ra, các chuyên gia còn chỉ trích là mô hình TTD không giúp đạt được mức độ tăng trưởng như dự kiến, các thị trường tài chính quốc tế trở nên bất ổn hơn, tăng trưởng dựa vào xuất khẩu một mặt không đủ để thúc đẩy phát triển đất nước, mặt khác lại dễ dẫn đến tình trạng giảm phát toàn cầu.

Hiện nay, làn sóng phản đối CNTTD ngày càng trở nên mạnh mẽ, đặc biệt là tại các nước Mỹ Latin - nơi các nhà lãnh đạo của những năm 1970-1980 đã áp dụng sâu rộng nhất các cải cách kinh tế kiểu TTD. Sự thất bại của các chính sách kinh tế này trên toàn thế giới đã chứng tỏ sai lầm lớn nhất của CNTTD khi cho rằng đặc trưng cơ bản của con người là sự ích kỉ và chỉ có cạnh tranh tự do mới thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội.

(Xem lại kỳ I: https://baoquocte.vn/chu-nghia-tan-tu-do-tao-bao-hay-sai-lam-ky-i-55539.html)

chu nghia tan tu do ap dung va hau qua ky ii Tại sao Pháp không chọn phe cực hữu?

Phe cực hữu chưa bao giờ giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử Tổng thống Pháp, cho dù nước này dường như là mảnh ...

chu nghia tan tu do ap dung va hau qua ky ii Hà Lan đẩy lùi mối lo mang tên dân túy

Kết quả cuộc bầu cử Quốc hội tại Hà Lan đã khiến cả châu Âu thở phào nhẹ nhõm khi đảng “Nhân dân vì tự ...

chu nghia tan tu do ap dung va hau qua ky ii Sức mạnh của chủ nghĩa dân túy

“Không có gì là không thể”. Câu nói ấy chưa bao giờ đúng như bây giờ, khi mà chỉ vài tháng nửa cuối năm 2016, ...

Thiên Hương

Đọc thêm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/4: Thị trường trong nước neo cao, khó ngăn đà tăng của đồng USD

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/4: Thị trường trong nước neo cao, khó ngăn đà tăng của đồng USD

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/4 ghi nhận đồng USD tăng sau khi một loạt dữ liệu kinh tế của Mỹ được công bố.
Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh

Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh

Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh.
U23 Việt Nam: Nguyễn Đình Bắc chấn thương nặng, khả năng chia tay VCK U23 châu Á 2024

U23 Việt Nam: Nguyễn Đình Bắc chấn thương nặng, khả năng chia tay VCK U23 châu Á 2024

Tin không vui đến với đội tuyển U23 Việt Nam khi Nguyễn Đình Bắc dính chấn thương nặng và nhiều khả năng sẽ chia tay giải bóng đá U23 ...
Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Lithuania lo ngại rằng, căng thẳng Trung Đông sẽ khiến quốc tế bị phân tán sự chú ý vào Ukraine, trong khi Kiev đang lâm vào cảnh thiếu vũ khí.
Liverpool dừng bước tại vòng tứ kết Europa League 2023/24

Liverpool dừng bước tại vòng tứ kết Europa League 2023/24

Chiến thắng 1-0 ở trận lượt về là không đủ giúp Liverpool đi tiếp tại Europa League 2023/24.
Hãy luôn giữ ASEAN là điểm sáng của hòa bình, thịnh vượng

Hãy luôn giữ ASEAN là điểm sáng của hòa bình, thịnh vượng

ASEAN cần nâng cao năng lực, khả năng cạnh tranh và hợp tác để bất kể môi trường nào đều thể làm tốt hơn cho người dân của mình.
Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Lithuania lo ngại rằng, căng thẳng Trung Đông sẽ khiến quốc tế bị phân tán sự chú ý vào Ukraine, trong khi Kiev đang lâm vào cảnh thiếu vũ khí.
Iran tố G7 'mâu thuẫn', cảnh báo Israel sẽ 'hối tiếc' nếu phiêu lưu quân sự

Iran tố G7 'mâu thuẫn', cảnh báo Israel sẽ 'hối tiếc' nếu phiêu lưu quân sự

Iran khẳng định sẽ không ngần ngại đưa ra phản ứng 'quyết đoán, gây hối tiếc và răn đe' để bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia nếu Israel trả đũa.
Mỹ lại chặn HĐBA thông qua việc Palestine làm thành viên LHQ

Mỹ lại chặn HĐBA thông qua việc Palestine làm thành viên LHQ

Mỹ phủ quyết bản dự thảo nghị quyết của Liên hợp quốc với nội dung mở đường cho Palestine trở thành thành viên đầy đủ của cơ quan này.
Điểm tin thế giới sáng 19/4: Hàn Quốc đóng tàu chiến cho Peru, Philippines phát triển đặc khu kinh tế, Mỹ-Anh trừng phạt Iran

Điểm tin thế giới sáng 19/4: Hàn Quốc đóng tàu chiến cho Peru, Philippines phát triển đặc khu kinh tế, Mỹ-Anh trừng phạt Iran

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 19/4.
Campuchia thông báo về chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị

Campuchia thông báo về chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc tới Campuchia sẽ góp phần làm tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị và Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện.
Nga bất ngờ xác định một động thái lớn liên quan căng thẳng Armenia-Azerbaijan

Nga bất ngờ xác định một động thái lớn liên quan căng thẳng Armenia-Azerbaijan

Điện Kremlin cho biết, lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga đã bắt đầu rút khỏi khu vực Nagorno-Karabakh tranh chấp giữa Armenia và Azerbaijan.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động