Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và Thủ tướng Đức Olaf Scholz. (Nguồn: Getty Images) |
Theo Reuters, tại cuộc gặp, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhấn mạnh với Thủ tướng Scholz rằng, Trung Quốc và Đức có tiềm năng "to lớn" cho "sự hợp tác cùng có lợi", điều mà hai nước cần tăng cường khai thác.
Tin liên quan |
Cỗ máy kinh tế châu Âu lao đao vì 'lỡ chuyến' với Nga, Đức chỉ còn cách đi lại 'vết xe cũ' và tin vào Trung Quốc |
Hai nước phải xem xét và phát triển quan hệ song phương một cách toàn diện từ góc độ chiến lược và dài hạn.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc chia sẻ: "Miễn là cả hai bên tuân thủ sự tôn trọng lẫn nhau, tìm kiếm điểm chung nhưng vẫn bảo lưu những bất đồng, liên lạc và học hỏi lẫn nhau cũng như đạt được sự hợp tác cùng có lợi, quan hệ giữa hai nước sẽ tiếp tục phát triển ổn định".
Liên quan vấn đề kinh tế, Đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV dẫn lời ông Tập Cận Bình cho rằng, chuỗi công nghiệp và cung ứng của hai nước có mối liên hệ sâu sắc và thị trường của hai nước phụ thuộc lẫn nhau.
Trung Quốc và Đức có tiềm năng rất lớn để hợp tác trong các lĩnh vực truyền thống như sản xuất máy móc, ô tô và các lĩnh vực mới nổi bao gồm chuyển đổi xanh và trí tuệ nhân tạo (AI) kỹ thuật số.
Theo Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc và Đức nên cảnh giác trước chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng, xem xét vấn đề năng lực sản xuất một cách khách quan và biện chứng từ góc độ định hướng thị trường và toàn cầu, tuân thủ các nguyên tắc kinh tế và thúc đẩy hợp tác hơn nữa.
Về phần mình, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đề cập những lĩnh vực mà hai nước có thể tăng cường hợp tác, khẳng định: “Chỉ thông qua hợp tác, chúng ta mới có thể tìm ra giải pháp ngăn chặn biến đổi khí hậu và quản lý quá trình chuyển đổi năng lượng xanh một cách công bằng về mặt xã hội”.
Nhắc tới cuộc khủng hoảng tại Ukraine, nhà lãnh đạo Đức bày tỏ hy vọng Berlin và Bắc Kinh có thể giúp đạt được “hòa bình công bằng” ở quốc gia Đông Âu này.
Liên quan vấn đề này, ông Tập Cận Bình nêu các ưu tiên để giải quyết xung đột, bao gồm đảm bảo an ninh, ổn định, tránh làm tình hình leo thang, giảm thiểu những tác động tiêu cực đến nền kinh tế thế giới, sự ổn định của chuỗi cung ứng và công nghiệp toàn cầu.
Thủ tướng Olaf Scholz có chuyến thăm 3 ngày từ 14-16/4 đến Trung Quốc. Đây là chuyến thăm đầu tiên kể từ khi chính phủ Đức đưa ra chiến lược "giảm rủi ro" vào năm ngoái nhằm tránh việc nước này bị ràng buộc quá chặt chẽ với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Tháp tùng ông có hàng chục giám đốc điều hành, trong số đó có những người đứng đầu các doanh nghiệp sản xuất ô tô Đức như Mercedes-Benz và BMW, cũng như công ty hóa chất BASF.
Hiện có hơn 5.000 công ty Đức đang hoạt động tại Trung Quốc. Nền kinh tế thứ hai thế giới cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Đức trong nhiều năm.
| Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu Thế giới đang ngày càng đa cực với sự suy yếu của chủ nghĩa đa phương. Quyền lực chính trị trở lại thống trị quan ... |
| Sách Xanh ngoại giao Nhật Bản 2024: 'Nhẹ giọng' với Trung Quốc, vẫn bị Hàn Quốc ra tuyên bố phản đối Ngày 16/4, Nhật Bản công bố Sách Xanh ngoại giao năm 2024, một tài liệu thường niên, thể hiện quan điểm của quốc gia này ... |
| Thủ tướng Đức Scholz lần thứ 2 công du Trung Quốc Ngày 14/4, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã đặt chân tới Trung Quốc, bắt đầu chuyến thăm kéo dài 3 ngày tới quốc gia Đông ... |
| Israel lần đầu nói về vụ tòa nhà lãnh sự Iran bị tấn công, tuyên bố quyết định phản đòn Tehran Ngày 15/4, quân đội Israel lần đầu đưa ra bình luận chính thức về vụ tòa nhà lãnh sự trong Đại sứ quán Iran ở ... |
| Cuối cùng, Hạ viện Mỹ cũng chốt ngày bỏ phiếu về dự luật viện trợ Ukraine và Israel Ngày 15/4, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson thông báo, cơ quan lập pháp do đảng Cộng hòa kiểm soát này sẽ bỏ phiếu ... |