TIN LIÊN QUAN | |
Nước Mỹ hậu Covid-19: Chính sách đối ngoại 'quá tải', có thể đạt đến 'điểm cháy' | |
Chủ tịch Fed: Mỹ cần chuẩn bị cho một thực tế kinh tế mới |
Trước đại dịch Covid-19, đã có nhiều yếu tố làm xáo trộn các liên minh toàn cầu của Mỹ. Cơn giận dữ ở Châu Á bắt nguồn từ một Trung Quốc mạnh mẽ và hung hăng hơn |
Mặc dù vẫn còn gần 6 tháng nữa mới tới ngày bầu cử, song quá trình bầu cử năm 2020 của Mỹ đang trong giai đoạn rầm rộ nhất với nhiều cam kết về một tương lai mới tốt hơn. Tuy nhiên, có một thực tế đang đi ngược lại với tất cả những lời hứa vận động tranh cử, thậm chí ngay cả trước khi xảy ra đại dịch Covid-19, Mỹ đã phải đối mặt với một tình thế khó khăn mang tính chiến lược ngày càng gia tăng, đó là tình trạng trong khi các thách thức đối với Mỹ ngày càng lớn thì các cam kết quốc tế ngày càng khó có thể giải quyết. Khi đại dịch Covid-19 tới, các thách thức này càng nhân lên.
Tác giả cho rằng dù bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2020, có thể sẽ có những thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại của Mỹ, phân tích 4 nguyên nhân dẫn đến dự báo này:
Thứ nhất, sự thay đổi các động lực địa chính trị, khiến thế giới ngày càng bất ổn. Trước đại dịch Covid-19, đã có nhiều yếu tố làm xáo trộn các liên minh toàn cầu của Mỹ, đó là chủ nghĩa dân túy làm đảo lộn Châu Âu, sự hỗn loạn đang diễn ra và bạo lực giáo phái ở Trung Đông, cơn giận dữ ở Châu Á bắt nguồn từ một Trung Quốc mạnh mẽ và hung hăng hơn. Người ta có thể cho rằng đại dịch Covid-19 chỉ gây thêm căng thẳng cho các liên minh của Mỹ khi nhiều quốc gia, trong đó có cả Mỹ, đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích của các liên minh. Cho dù ai nhậm chức Tổng thống Mỹ vào ngày 20/1/2021 thì các đối thủ của Mỹ có lẽ cũng sẽ không thay đổi, nhưng các đồng minh của Mỹ có thể thay đổi, đặc biệt là khi Mỹ sử dụng vũ lực.
Tin liên quan |
Thế giới sau dịch Covid-19 (Kỳ 2): Quan hệ quốc tế sẽ ra sao? |
Thứ hai, về lợi thế kinh tế, trong thời gian cuối Chiến tranh Lạnh, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ và các đồng minh Châu Âu và Châu Á chiếm hơn 3/4tổng GDP toàn cầu. Thế nhưng, ngay cả trước khi dịch Covid-19 bùng phát, con số trên đã giảm xuống dưới 60% và được dự đoán sẽ giảm xuống dưới 50% vào năm 2030, trong khi đó, GDP của các nước ngoài liên minh với Mỹ lại tăng lên 30%, trong đó, phần của Trung Quốc tăng lên nhiều nhất, gây ảnh hưởng tới cán cân kinh tế của Mỹ và các đồng minh. Đại dịch Covid-19 có thể đẩy nhanh các xu hướng này. Nói cách khác, lợi thế kinh tế vượt trội của Mỹ và các đồng minh - từng giúp họ phát huy sức mạnh quân sự - sẽ bị suy giảm. Ngay cả khi nền kinh tế Mỹ tăng trưởng trở lại thì cũng không thể đảo ngược được hoàn toàn xu hướng này.
Thứ ba, những thách thức an ninh mà Mỹ đang phải đối mặt hiện khá đa dạng. Nhiều tài liệu chiến lược của Mỹ cho thấy rõ rằng Mỹ một lần nữa lại đang ở trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực nước lớn. Đó là cuộc chiến chống khủng bố - vốn chiếm sự quan tâm chiến lược của Mỹ trong hơn 2 thập kỷ qua, vẫn chưa kết thúc. Hơn nữa, mối đe dọa từ các đối thủ của Mỹ như Trung Quốc, Nga, Iran và Triều Tiên khá khác nhau, đòi hỏi khả năng giải quyết khác nhau.
Theo các chiến lược gia Mỹ, thách thức không phải là làm thế nào để cạnh tranh với cường quốc này hay cường quốc kia, hoặc tham gia hoạt động chống khủng bố, mà là làm thế nào để thực hiện được tất cả những điều trên. Điều quan trọng, không có thách thức nào trong số trên có dấu hiệu biến mất bởi thế giới đang phải lo lắng xử lý đại dịch Covid-19. Trong khi đó, các đối thủ của Mỹ thủ lại dường như có ý định tận dụng tình hình để giành lợi thế cho họ.
Tin liên quan |
Luật pháp thời Covid-19: Tương quan vẫn thế hay khác? |
Thứ tư, một loạt yếu tố bên ngoài cũng đang nổi lên. Cùng lúc với đại dịch Covid-19, tác động của sự thay đổi khí hậu như mực nước biển dâng hay thiên tai thường xuyên xảy ra sẽ gây ảnh hưởng đến hàng triệu người và làm tăng áp lực lên các nước, đặc biệt là tại các quốc gia phát triển, trong đó nhiều nước đang phải chịu sự bất ổn và khủng bố. Đây cũng nguyên nhân làm suy yếu nguồn lực của mỗi nước cũng như gây ra sự bấp bênh trong việc thực hiện các cam kết giữa các liên minh.
Như vậy, có thể thấy với sự nổi lên của các đối thủ lâu đời và dự bấp bênh của các liên minh, cộng thêm các mối đe dọa và các nguồn tài nguyên đang giảm, áp lực từ bên ngoài đang tăng lên... tất cả có thể tạo ra một thế giới nhiều thách thức lớn hơn cho sự lãnh đạo của Mỹ. Quân đội Mỹ có thể phải dàn mỏng lực lượng chưa từng thấy trên khắp các khu vực để đối phó với vô số mối đe dọa trong khi ngân sách quốc phòng của Mỹ khó có thể trang trải cho thập kỷ tới.
Trong bối cảnh của năm bầu cử, câu hỏi không phải là liệu vị Tổng thống tiếp theo có phải đối mặt với một tình thế khó khăn chiến lược hay không mà là vị Tổng thống đó chọn cách giải quyết chúng như thế nào. Mỹ có thể tăng cường cam kết hiện nay và chịu phí tổn đáng kể về tiền bạc và có thể cả sinh mạng con người, hoặc rút lui và chấp nhận hậu quả của việc đối thủ đáng gờm sẽ thay thế Mỹ để lấp đầy khoảng trống.
Theo tác giả, người Mỹ nên tập trung tìm ra giải pháp cho tình thế khó khăn chiến lược của Mỹ vì ngay cả trước khi dịch Covid-19 diễn ra, các nền móng của chính sách đối ngoại của Mỹ đã bị quá tải, sau đại dịch, chính sách đối ngoại của Mỹ có thể sẽ ở điểm khó khăn hơn nữa.
Góc nhìn từ Trung Quốc: Xung khắc Mỹ-Trung Quốc có phải là định mệnh? TGVN. Lưỡng hội Trung Quốc thảo luận về quan hệ Mỹ-Trung Quốc. Các chuyên gia bên trong Trung Quốc đánh giá thế nào về triển ... |
Cân bằng - bài toán đau đầu của Nga thời hậu Covid-19 TGVN. Cục diện lưỡng cực lúc ẩn lúc hiện nay sẽ thực sự trở thành thách thức chủ yếu của chính sách ngoại giao Nga ... |
Mỹ-Trung Quốc với châu Âu: Hoán đổi vị thế? TGVN. Đại dịch Covid-19 cùng những hệ luỵ kinh tế - chính trị của nó có làm thay đổi vị thế của Mỹ và Trung ... |
Tạp chí Foreign Policy: 5 trận chiến Mỹ-Trung Quốc TGVN. Đại dịch Covid-19 đã và đang đẩy nhanh tốc độ cạnh tranh giữa Mỹ-Trung Quốc. Tạp chí Mỹ Foreign Policy phân tích sự chuyển ... |