Có bao nhiêu loại vaccine phòng Covid-19?

THIỀU HƯƠNG
TGVN. Cuộc đua sản xuất vaccine phòng Covid-19 hiện bước vào giai đoạn bứt phá với hy vọng sớm chấm dứt đại dịch. Chính phủ các nước và tập đoàn dược phẩm lớn trên thế giới đang dốc sức với những thành công bước đầu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Trải qua hơn một năm kể từ khi xuất hiện, đại dịch Covid-19 gây ra bởi virus SARS-CoV-2 vẫn chưa có dấu hiệu chững lại. Thế giới tiếp tục lo sợ, kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề, các chuỗi cung ứng bị đứt đoạn. Các chuyên gia y tế cho rằng, việc phát triển vaccine phòng Covid-19 sẽ là “chìa khóa” để sớm chấm dứt đại dịch.

Tháng 2/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bày tỏ lo ngại việc nghiên cứu vaccine phòng Covid-19 trong vòng 18 tháng sẽ gặp nhiều khó khăn, do đây là quá trình vô cùng phức tạp và đòi hỏi những thử nghiệm kỹ lưỡng. Tuy vậy, chỉ tám tháng sau, hơn 320 ứng viên vaccine đang được phát triển và cho nhiều kết quả đáng khích lệ. Vaccine phòng Covid-19 được ghi nhận là loại vaccine có tốc độ nghiên cứu nhanh nhất trong lịch sử.

Vaccine phòng Covid-19 được coi là thành tựu khoa học lớn nhất năm 2020. (Nguồn Getty)
Vaccine phòng Covid-19 của Pfizer/BioNTech hiện đang là liều vaccine thông dụng nhất trên thế giới (Nguồn Getty)

Cơ chế hoạt động

Hiện tại, tám loại vaccine Covid-19 đã được các nước phê duyệt và đã hoặc đang chuẩn bị triển khai tiêm chủng. Số vaccine này được phát triển bởi những hãng dược khác nhau, với công nghệ khác nhau, theo bốn cơ chế chính: virus bất hoạt, mRNA, protein và vector.

Các nhà khoa học sản xuất vaccine bất hoạt bằng cách đưa các virus đã chết vào cơ thể người được tiêm phòng. Các vaccine này ổn định và an toàn hơn vaccine sống do các vi sinh vật chết không thể đột biến trở lại dạng gây bệnh. Tuy nhiên, đa số vaccine bất hoạt kích thích hệ miễn dịch yếu hơn vaccine sống. Vì vậy, loại vaccine này thường được tiêm thành nhiều liều hoặc tiêm nhắc để duy trì tính miễn dịch.

Vaccine mRNA là vaccine đưa phân tử RNA được tổng hợp vào tế bào của cơ thể. Khi đã vào trong tế bào, mRNA tổng hợp của vaccine hoạt động như một mRNA tự nhiên, khởi động tổng hợp protein mới (bình thường protein này do virus tổng hợp). Sau đó protein mới sẽ kích hoạt đáp ứng miễn dịch của cơ thể chống lại protein của virus. Như vậy cơ thể được nhận vaccine, vừa tạo kháng nguyên - protein của virus, vừa tạo đáp ứng miễn dịch chống lại protein này.

Vaccine protein bao gồm các mảnh protein tinh khiết của virus SARS-Cov-2. Sau khi tiêm vaccine vào cơ thể, hệ miễn dịch ghi nhận rằng protein này là “kẻ xâm nhập” và phản ứng miễn dịch tạo ra kháng thể. Đồng thời, vaccine giúp tế bào ghi nhớ nhận diện tác nhân gây bệnh, tiến hành tiêu diệt chúng nếu bị tấn công trong tương lai.

Vaccine vector khác với hầu hết các loại vaccine thông thường ở chỗ chúng không thực sự chứa kháng nguyên, mà sử dụng chính tế bào của cơ thể để sản xuất chúng. Vaccine tiêm vào trong cơ thể sẽ kích thích tạo ra một lượng lớn kháng nguyên. Những kháng nguyên này sẽ kích hoạt phản ứng miễn dịch.

Trong cuộc đua với thời gian để nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất vaccine Covid-19, Việt Nam đã chỉ định bốn đơn vị nghiên cứu, sản xuất vaccine tại Việt Nam.

Theo đó, dự kiến sẽ có bốn loại vaccine phòng Covid-19 do Việt Nam sản xuất là Nanocovax của Nanogen theo cơ chế vaccine protein tái tổ hợp, vaccine theo cơ chế vector của ba nhà nghiên cứu và sản xuất khác là Vabiotech, IVAC, PoLyvac.

Các vaccine thông dụng

Trong số những vaccine thông dụng nhất, vaccine do hãng dược Mỹ Pfizer và hãng công nghệ sinh học Đức BioNTech phát triển là loại được sử dụng phổ biến nhất ở 61 quốc gia.

Vaccine có tên BNT162b2 là vaccine đầu tiên được Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt hồi cuối năm 2020. Đây là một trong số những vaccine hàng đầu được nhiều quốc gia phê duyệt sử dụng khẩn cấp và đặt mua nhiều hơn cả.

Vaccine Pfizer-BioNTech được sản xuất theo cơ chế mRNA với hai mũi tiêm vào cơ bắp tay trên cách nhau 21 ngày, được khuyên dùng cho người từ 16 tuổi trở lên. Một số tác dụng phụ phổ biến có thể kể đến là đau, sưng tấy, mẩn đỏ ở cánh tay nơi được tiêm và ớn lạnh, mệt mỏi.

Đứng thứ hai là vaccine do hãng dược Anh AstraZeneca và Đại học Oxford phát triển, đã có 41 quốc gia sử dụng. Vaccine này được phát triển dựa trên nền tảng virus Adeno bị làm suy yếu. Đây là một loại virus gây cảm cúm thông thường. Vaccine này cũng mang lại hy vọng lớn nhờ giá thành thấp, dễ phân phối, dù bị hạn chế tiêm phòng cho người trên 65 tuổi tại một số quốc gia như Đức và Ba Lan.

Phổ biến thứ ba là vaccine mRNA-1273, sản xuất bởi Moderna. Đây cũng là loại vaccine thứ hai được FDA cấp phép sử dụng khẩn cấp tại Mỹ. Quyết định của FDA dựa vào dữ liệu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối trên khoảng 30.000 tình nguyện viên của Moderna, cho thấy hiệu quả của vaccine vào khoảng 94%, theo Reuters.

Trong khi đó, vaccine NVX-CoV2373 của công ty Novavax cũng cho thấy hiệu quả phòng ngừa Covid-19 lên tới 89% trong các cuộc thử nghiệm tại Anh và cũng có hiệu quả cao với biến thể Covid-19 phát hiện tại nước này.

Vaccine JNJ-78436735 của công ty Johnson & Johnson (Mỹ) được phát triển bởi công ty con Janssen Pharmaceuticals tại Bỉ. Số liệu do công ty cung cấp cho thấy, vaccine này cho thấy hiệu quả ngừa 66% trong các cuộc thử nghiệm trên toàn cầu. Trong khi đó, thử nghiệm tại Mỹ cho hiệu quả lên tới 72%.

Điều đặc biệt là, trong khi các loại vaccine khác cần hai mũi tiêm phòng để thực sự có hiệu quả. Vaccine của Johnson & Johnson chỉ cần một liều. Hiện tại, Mỹ đã đặt 100 triệu liều, còn Johnson & Johnson cho biết công ty này có kế hoạch sản xuất tới một tỷ liều trong năm nay.

Về giá cả, vaccine của Đại học Oxford/AstraZeneca có giá rẻ hơn nhiều so với các loại vaccine Covid-19 khác và cũng dễ bảo quản và phân phối hơn nhiều. Điều này đồng nghĩa đây là lựa chọn khả quan hơn cho các khu vực kinh tế kém phát triển trên thế giới.

Theo Our World in Data, vaccine ít phổ biến nhất là Covaxin do công ty Bharat Biotech của Ấn Độ phát triển. Vaccine này hiện mới chỉ được cấp phép sử dụng tại chính nước này.

Nga, Trung Quốc hụt chân

Một loại vaccine gây chú ý khác là Gam-COVID-Vac jab, hay Sputnik V của Nga, do Trung tâm Dịch tễ học và Vi sinh vật học Quốc gia Gamaleya phát triển theo cơ chế vaccine vector.

Sputnik V của Nga thực chất là hai loại vaccine khác biệt, được tiêm cách nhau 21 ngày. Liều thứ nhất sử dụng vector là virus rAd26 (cùng loại với vaccine của Johnson & Johnson). Liều thứ hai là các vector rAd5 (cùng loại với vaccine đang được của CanSino Biology phát triển ở Trung Quốc).

Các thử nghiệm lâm sàng của Sputnik V đã được công bố ở UAE, Ấn Độ, Venezuela và Belarus cho thấy, hiệu quả đạt đến 91,4% sau 28 ngày khi tiêm liều vaccine đầu tiên (bảy ngày sau liều thứ hai). Hiệu quả này lên đến 95% sau 42 ngày kể từ mũi vaccine đầu tiên.

Các nhà khoa học Nga cho rằng, việc tiêm mũi thứ hai cách mũi đầu 21 ngày sẽ giúp hệ miễn dịch củng cố khả năng nhận diện và chống lại virus SARS-CoV-2. Đồng thời, điều này được hy vọng là sẽ kéo dài khả năng miễn dịch hơn so với chỉ tiêm một liều một loại vaccine hoặc hai liều cùng một loại vaccine.

Trung Quốc, nước đông dân nhất thế giới, cũng không đứng ngoài cuộc đua tìm ra vaccine với một loạt cái tên như Ad5-nCoV của Cansino Biologics, Coronavac của Sinovac Biotech, BBIBP nCorV của Viện sinh phẩm sinh học Bắc Kinh và SinoPharm. Trong đó, ứng viên sáng giá nhất là vaccine Coronavac của Sinovac Biotech.

Tuy nhiên, các cuộc thử nghiệm ở Brazil công bố, vaccine Coronavac chỉ cho hiệu quả phòng ngừa khoảng 50%, thấp hơn rất nhiều so với dữ liệu công bố ban đầu của Trung Quốc. Tuy nhiên, hai loại vaccine Covid-19 do công ty Sinopharm và Sinovac của nước này phát triển hiện mới chỉ được phê duyệt và phân phối tại lần lượt 12 và sáu nước.

Trong khi đó, mặc dù là vaccine đầu tiên được công bố trên thế giới, Sputnik V mới chỉ được phân phối tại chín quốc gia. Nga cho biết đang tiến hành các cuộc đàm phán về việc cung cấp vaccine Spunik V với khoảng 50 quốc gia nhằm cam kết chung tay với nỗ lực toàn cầu chống lại đại dịch.

Thông thường, một loại vaccine phải mất một thập niên để phát triển, tuy nhiên, quy trình này đã được rút ngắn xuống chỉ còn 10 tháng do tính cấp bách và tác động nặng nề của đại dịch, với mục tiêu đưa thế giới trở về trạng thái bình thường trong thời gian sớm nhất. Đây thực sự là một trong những thành tựu về khoa học công nghệ đáng ghi nhận trong lịch sử loài người.

TIN LIÊN QUAN
Vaccine Covid-19 của AstraZeneca: Cơ quan dược châu Âu đánh giá an toàn và hiệu quả, nhiều nước tiếp tục sử dụng
Covid-19 tại Việt Nam sáng 19/3: Không có ca mắc mới, hơn 27.500 người đã tiêm vaccine
Nhiều trường hợp phản vệ sau tiêm vaccine Covid-19 được xử trí kịp thời
10 quốc gia có tỷ lệ người dân được tiêm vaccine phòng Covid-19 cao nhất
Giấc mơ vaccine phòng Covid-19 thành hiện thực
THIỀU HƯƠNG (tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch nghỉ tết Nguyên đán 2025 của học sinh TP. Hồ Chí Minh

Lịch nghỉ tết Nguyên đán 2025 của học sinh TP. Hồ Chí Minh

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của học sinh TP. Hồ Chí Minh sẽ chỉ kéo dài 9 ngày, từ 25/1 đến hết 2/2 (Dương lịch), dự kiến ít hơn ...
Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia quảng bá sản phẩm tại Triển lãm Halal Expo

Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia quảng bá sản phẩm tại Triển lãm Halal Expo

Từ ngày 28-30/10, Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia đã tham dự Triển lãm Halal Expo được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Riyadh.
Người thắp lửa cho tranh truyền thống

Người thắp lửa cho tranh truyền thống

Những đề tài tranh mang hồn cốt dân gian dung dị trong tranh Đông Hồ, Hàng Trống... qua bàn tay của nghệ nhân Lương Minh Hòa đã mang một sắc ...
Ngày hội văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc 2024: Bản sắc và đoàn kết

Ngày hội văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc 2024: Bản sắc và đoàn kết

Ngày hội văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc có 8 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc và Bắc Giang ...
Nhật Bản và Hàn Quốc đối mặt với thời tiết khắc nghiệt

Nhật Bản và Hàn Quốc đối mặt với thời tiết khắc nghiệt

Thời tiết khắc nghiệt đang diễn ta tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Mưa lớn gây gián đoạn dịch vụ tàu cao tốc ở Nhật Bản. Đảo Jeju (Hàn Quốc) ...
Bầu cử Mỹ 2024: Ai sẽ là Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ?

Bầu cử Mỹ 2024: Ai sẽ là Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ?

Hãy cùng Thế giới và Việt Nam điểm lại những nét chính của cuộc bầu cử có tầm ảnh hưởng bậc nhất thế giới và dự đoán ai sẽ là ...
Liên hợp quốc cảnh báo về sự lớn mạnh của Houthi

Liên hợp quốc cảnh báo về sự lớn mạnh của Houthi

Các chuyên gia Liên hợp quốc cho rằng, kể từ khi xung đột ở Gaza bắt đầu vào năm ngoái, người Houthi đang “lợi dụng tình hình” để “chuyển mình”
Bầu cử tổng thống Mỹ: Bang Washington huy động Lực lượng vệ binh quốc gia trực chiến, bà Harris và ông Trump bám đuổi sát nút, lâm thế giằng co

Bầu cử tổng thống Mỹ: Bang Washington huy động Lực lượng vệ binh quốc gia trực chiến, bà Harris và ông Trump bám đuổi sát nút, lâm thế giằng co

Bang Washington huy động trực chiến sau khi có thông tin cũng như lo ngại khả năng xảy ra bạo lực liên quan đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024.
Sau vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-19, Triều Tiên nêu mục đích thử nghiệm vũ khí

Sau vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-19, Triều Tiên nêu mục đích thử nghiệm vũ khí

Triều Tiên khẳng định cần tăng cường kho vũ khí hạt nhân của mình và hoàn thiện khả năng sẵn sàng tấn công hạt nhân trả đũa nếu cần thiết.
Chảo lửa Trung Đông: Israel nói tiêu diệt quan chức cấp cao Hamas, Mỹ điều thêm máy bay B-52 và tàu khu trục phòng thủ tên lửa đạn đạo

Chảo lửa Trung Đông: Israel nói tiêu diệt quan chức cấp cao Hamas, Mỹ điều thêm máy bay B-52 và tàu khu trục phòng thủ tên lửa đạn đạo

Quân đội Israel đã tiêu diệt quan chức cấp cao của Hamas là Izz al-Din Kassab trong một cuộc không kích vào Khan Younis ở phía Nam Dải Gaza.
Canada nêu quan điểm về việc Ukraine dùng vũ khí tầm xa tấn công lãnh thổ Nga; Na Uy cấp tiền giúp Kiev bảo trì F-16

Canada nêu quan điểm về việc Ukraine dùng vũ khí tầm xa tấn công lãnh thổ Nga; Na Uy cấp tiền giúp Kiev bảo trì F-16

Ngoại trưởng Canada tuyên bố Ukraine nên được phép sử dụng vũ khí tầm xa để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu bên trong lãnh thổ Nga.
Ukraine muốn có chiến đấu cơ MiG-29, Ba Lan nói ‘không phải mọi thứ đều có thể’

Ukraine muốn có chiến đấu cơ MiG-29, Ba Lan nói ‘không phải mọi thứ đều có thể’

Kiev đang yêu cầu Warsaw chuyển giao phi đội chiến đấu cơ MiG-29, nhưng Ba Lan cũng cần số máy bay này vì có thể trở thành 'quốc gia tiền tuyến'.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Thảm họa vũ khí hạt nhân: Cảnh báo, suy đoán và kịch bản

Thảm họa vũ khí hạt nhân: Cảnh báo, suy đoán và kịch bản

Nga nhiều lần cảnh báo ‘lằn ranh đỏ’. Có người lo sợ về một thảm họa hạt nhân, nhưng cũng có ý kiến cho đó là ‘đe dọa bằng lời nói’!
Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Dư luận về leo thang căng thẳng ở bán đảo liên Triều chưa kịp lắng lại bùng lên với thông tin quân đội Triều Tiên xuất hiện ở Nga.
Tổng thống Phần Lan thăm Trung Quốc: Tìm khuôn khổ mới

Tổng thống Phần Lan thăm Trung Quốc: Tìm khuôn khổ mới

Chuyến thăm Trung Quốc ngày 28 - 31/10 của Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb phản ánh nỗ lực nâng tầm khuôn khổ hợp tác giữa một thế giới đầy biến động.
Tổng tuyển cử tại Nhật Bản: Cần hơn một chiến thắng

Tổng tuyển cử tại Nhật Bản: Cần hơn một chiến thắng

Cuộc tổng tuyển cử sắp tới tại Nhật Bản sẽ là bài kiểm tra khó dành cho liên minh cầm quyền của đảng Dân chủ Tự do (LDP) và đảng Công minh (Komeito).
Hội nghị thượng đỉnh EU-GCC: Muộn còn hơn không

Hội nghị thượng đỉnh EU-GCC: Muộn còn hơn không

Việc EU và GCC họp thượng đỉnh đầu tiên sau 35 năm thiết lập quan hệ có thể muộn, song là cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Nobel, giải thưởng danh giá bậc nhất thế giới được trao cho các cá nhân và tổ chức đạt những thành tựu lớn lao cho nhân loại theo ý nguyện của Alfred Nobel.
Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

La Francophonie là tên gọi của cộng đồng các quốc gia và vùng lãnh thổ có sử dụng tiếng Pháp, ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ năm trên thế giới...
Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Những biểu hiện của biến đổi khí hậu, sự tác động của El Nino và La Nina khiến 2024 là năm ghi nhận nhiều kỷ lục thiên tai đáng buồn...
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Theo Will Fee - nhà nghiên cứu của Tập đoàn Yuri có trụ sở tại Tokyo và là tác giả bài viết trên tờ Nikkei Asia có tiêu đề 'các nhà tuyển dụng Nhật Bản ...
Phiên bản di động