Có gì sau sóng gió tại Kazakhstan?

Minh Vương
Mặc dù làn sóng bạo động tại Kazakhstan đã tạm lắng, nhưng dư âm địa chính trị của nó sẽ còn vang vọng tại khu vực và trên thế giới thời gian tới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(01.12) Kazakhstan đã trải qua làn sóng bạo động nghiêm trọng từ ngày 2/1/2022 tới nay. (Nguồn: Reuters)
Kazakhstan đã trải qua làn sóng bạo động nghiêm trọng từ ngày 2/1/2022 tới nay. (Nguồn: Reuters)

Bề nổi tảng băng chìm

Nguyên nhân trực tiếp của làn sóng bạo loạn là giá nhiên liệu tăng cao. Từ ngày 1/1/2022, quy định kiểm soát giá LPG đã được chính phủ Kazakhstan gỡ bỏ, với hy vọng giá cao hơn sẽ khuyến khích các doanh nghiệp tập trung bán nhiên liệu cho thị trường trong nước, thay vì xuất khẩu.

Tuy nhiên, chỉ ngay ngày hôm sau, giá LPG đã tăng gấp đôi. Những lời giải thích của chính quyền nước này cho sự thay đổi đột ngột của giá nhiên liệu, dù là nhu cầu tăng cao, doanh nghiệp thông đồng hay ảnh hưởng của thị trưởng quốc tế không thể thuyết phục người dân Kazakhstan. Sinh kế của hàng triệu người dân bị ảnh hưởng, bất ổn xã hội gia tăng, kéo theo đó là làn sóng bạo loạn.

Nhưng giá nhiên liệu không phải tất cả đằng sau câu chuyện này.

Kazakhstan là nước có trữ lượng dầu mỏ, khí đốt cùng xếp thứ 12 trên thế giới, với tổng trữ lượng dầu mỏ là 30 triệu thùng. Riêng mỏ dầu Kashagan có trữ lượng lớn thứ năm thế giới và lớn nhất bên ngoài khu vực Trung Đông. Tuy nhiên, do thiếu đầu tư cùng các cáo buộc tham nhũng, ngành công nghiệp dầu mỏ của Kazakhstan vẫn kém phát triển, khiến đất nước thường xuyên thiếu nhiên liệu.

Năm 2020, GDP bình quân đầu người của nước này là 9.056 USD, cao so với các quốc gia khác trong khu vực, nhưng lại giảm tới 35% so với năm 2013, khi giá dầu ở mức trên 100 USD/thùng. Năm 2021, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) dự báo tốc độ tăng trưởng của nước này là 3,4%, gần như thấp nhất cả khu vực.

Một nửa dân số trong 19 triệu người Kazakhstan sống ở nông thôn và gần như bị cô lập với thế giới bên ngoài, khó tiếp cận các dịch vụ công. Nguồn thu nhập từ dầu mỏ và quặng kim loại phân bố không đồng đều, khiến tình trạng bất bình đẳng thu nhập tăng cao. Giá cả liên tục leo thang, lạm phát cao khiến lãi suất tăng càng khiến hộ gia đình càng khó khăn.

Bất ổn về chính trị, kinh tế suy thoái và an sinh - xã hội không đảm bảo là nguyên nhân đằng sau làn sóng bạo loạn nghiêm trọng vừa qua tại Kazakhstan.

Song theo giới phân tích, bên cạnh nền kinh tế, một trong những nguyên nhân sâu xa của các cuộc bạo loạn vừa qua đến từ cạnh tranh quyền lực giữa ông Nur-Sultan Nazarbayev, người lãnh đạo Kazakhstan từ năm 1990 đến tháng 3/2019 và đương kim Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev.

Khi biểu tình chống chính phủ nổ ra đầu năm 2019, ông Nazarbayev đã nhường chức lại cương vị Tổng thống cho ông Tokayev, người đã chiến thắng trong cuộc bầu cử ít lâu sau đó. Tuy nhiên, với danh hiệu “Lãnh đạo quốc gia” tự phong năm 2010, cùng chức vụ Chủ tịch Ủy ban An ninh Quốc gia, Chủ tịch đảng cầm quyền Nur Otan và nhiều người thân, quan chức thân cận tiếp tục đảm nhiệm trọng trách trong nội các, ông vẫn là nhân vật quyền lực nhất tại Kazakhstan.

Sự hiện diện rộng khắp của người tiền nhiệm Nazarbayev khiến mọi nỗ lực thay đổi chính sách của ông Tokayev, từ mở rộng các quyền chính trị của người dân hay cải tổ nền kinh tế, trở nên khó khăn hơn, thậm chí đe dọa trực tiếp tới chiếc ghế của chính vị đương kim Tổng thống Kazakhstan.

Tất nhiên, ông Tokayev không thể đứng nhìn. Điều này lý giải tại sao ngay khi bạo loạn đang diễn ra, đương kim Tổng thống đã ra lệnh giải tán nội các, đồng thời bắt giam cựu Giám đốc Ủy ban An ninh quốc gia Kazakhstan (KNB) Karim Massimov và quan chức thân tín của người tiền nhiệm.

Bất ổn về chính trị, kinh tế suy thoái và an sinh - xã hội không đảm bảo mới là nguyên nhân đằng sau làn sóng bạo loạn nghiêm trọng vừa qua tại Kazakhstan.

Tình hình Kazakhstan: Gần 10.000 người bị bắt, Tổng thống chỉ định Thủ tướng, CSTO tính rút quân. (Nguồn: Reuters)
Theo giới phân tích, một nguyên nhân dẫn đến làn sóng bạo động vừa qua đến từ cạnh tranh quyền lực giữa đương kim Tổng thống Tokayev (ảnh) và người tiền nhiệm Nazarbayev. (Nguồn: Reuters)

Bất ngờ mang tên CSTO

Dù vậy, trong quá khứ, Kazakhstan đã không ít lần đối mặt với hoạt động bạo loạn do giá nhiên liệu tăng. Tuy nhiên, điều làm nên sự khác biệt trong làn sóng bạo loạn này là sự can dự của lực lượng thuộc Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO), cơ chế an ninh tại Trung Á do Nga dẫn dắt, với năm thành viên còn lại lần lượt là Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan.

Có vài điểm đáng chú ý khi ông Tokayev mời CSTO tới để lập lại an ninh, trật tự tại Kazakhstan.

Thứ nhất, Hiệp ước chung của CSTO yêu cầu các nước thành viên kiềm chế sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, đồng thời khẳng định các hành động gây hấn nhằm vào một trong số các nước thành viên được xem như hành động gây hấn với tất cả các nước thành viên CSTO. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên cơ chế này được thành viên, cụ thể là Kazakhstan, chủ động kích hoạt.

Động thái này cũng đánh dấu lần đầu tiên CSTO, vốn được thiết kế theo mô hình liên minh quân sự NATO và thành lập sau khi Liên Xô sụp đổ, đã có một hành động mang tính tập thể để thực hiện sứ mệnh trên lãnh thổ của một thành viên của khối. Nó thể hiện một đặc trưng mới của tổ chức này, điều đã được Tổng thống Nga Vladimir Putin bóng gió trong phát biểu tại cuộc họp trực tuyến với lãnh đạo của CSTO hôm 10/1 vừa qua về tình hình tại Kazakhstan.

Thứ hai, Tổng thống Tokayev đã khéo léo “gài” yếu tố nước ngoài vào các tuyên bố trước đó của mình, cho rằng những cuộc tuần hành quy mô nhỏ ban đầu đã được các lực lượng, chính phủ nước ngoài kích động thành làn sóng biểu tình, bạo lực để lật độ chế độ, lấy đó làm căn cứ để CSTO triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình. Để minh chứng cho điều này, lực lượng an ninh Kazakhstan còn tung ra bằng chứng về một người biểu tình khai nhận là người vô gia cư từ các quốc gia lân cận được cho tiền để tham gia bạo loạn vừa qua.

Như đã nêu, ông Nazarbayev vẫn có ảnh hưởng lớn khi nắm giữ chức vụ an ninh quan trọng, không thể bị truy tố và có nhiều thân tín trong nội các. Bởi vậy, ông Tokayev không thể dựa hoàn toàn vào các lực lượng an ninh chịu ảnh hưởng của người tiền nhiệm. Đó là lúc CSTO được gọi tên.

Thực tế cho thấy mặc dù nhiệm vụ của lực lượng gìn giữ hòa bình CSTO chủ yếu tập trung bảo vệ các cơ sở hạ tầng trọng yếu tại Kazakhstan, song sự hiện diện của lực lượng này vẫn đóng vai trò then chốt.

Sân bay Almaty là cửa ngõ kết nối Kazakhstan với thế giới và giải pháp an toàn cho ông Tokayev. Các cơ sở năng lượng là xương sống của nền kinh tế đất nước Trung Á, còn sân bay vũ trụ tại Baikonur đóng vai trò quan trọng trong quan hệ giữa nước này và Nga, nước dẫn dắt CSTO.

Đây là yếu tố sống còn để ông Tokayev chiến thắng trong tranh đấu chính trị vừa qua trước ông Nazarbayev, qua đó củng cố quyền lực, duy trì quan hệ với Nga để tiếp tục lãnh đạo Kazakhstan.

(01.12) Sự hiện diện của lực lượng Nga và CSTO tại Kazakhstan đóng vai trò quan trọng trong chiến thắng chính trị của Tổng thống Tokayev. (Nguồn: TASS)
Sự hiện diện của lực lượng Nga và CSTO tại Kazakhstan đóng vai trò quan trọng trong chiến thắng chính trị của Tổng thống Tokayev. (Nguồn: TASS)

Thứ ba, tại sao ông Tokayev lại lựa chọn CSTO, thay vì Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) do Trung Quốc dẫn dắt? Cần nhớ rằng bản thân SCO được hình thành theo sáng kiến của Bắc Kinh, với nhiệm vụ ban đầu là giải quyết những vấn đề biên giới giữa Trung Quốc và láng giềng thuộc Liên Xô cũ, trước khi mở rộng thêm nhiệm vụ chống ma túy, khủng bố và ly khai.

Tuy nhiên, SCO, được điều hành bởi Trung Quốc và Nga, trên thực tế là một diễn dàn chính trị hơn là một cơ chế an ninh Á-Âu. Thêm vào đó, theo Asia News, Tổng thống Tokayev đã tính đến sự bất mãn ngày càng tăng của người Kazakhstan đối với Trung Quốc. Những năm gần đây, biểu tình nổ ra ngày nhiều nhằm phản đối sự hiện diện của các công ty Trung Quốc, vốn được coi là tác nhân gây ô nhiễm lớn cho quốc gia này.

Ngoài ra, sự lựa chọn của Kazakhstan cũng phản ánh rằng mặc dù ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc tại Trung Á đang ngày một tăng song trong thời khắc quyết định, Nga mới là đối tác được các nước này dựa vào do ảnh hưởng chính trị và quân sự vững chắc tại không gian hậu Xô Viết.

Thêm vào đó, chẳng phải ngẫu nhiên mà Nga lại tích cực giải quyết tình hình tại Kazakhstan. Đất nước Trung Á là một trong những quốc gia sản xuất nhiên liệu hóa thạch lớn nhất thế giới. Hỗ trợ Kazakhstan giúp Nga có cơ hội kiểm soát nguồn cung khí tự nhiên hóa lỏng. Trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng ít phụ thuộc vào nguồn năng lượng của Nga, việc giữ chắc Kazakhstan trong quỹ đạo ảnh hưởng giúp Moscow có thêm những quân bài trong quan hệ với Bắc Kinh sau này.

Ngoài ra, Nga muốn gửi đi thông điệp rằng nước này sẽ không bao giờ để mất vai trò truyền thống tại Trung Á, dù Trung Quốc hay Mỹ có thể rót hàng chục tỷ USD vào những dự án kinh tế tại đây.

Mặc dù ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc tại Trung Á ngày càng lớn song trong thời khắc quyết định, Nga mới là đối tác được các nước khu vực dựa vào do ảnh hưởng chính trị và quân sự vững chắc tại không gian hậu Xô Viết.

Cuối cùng, với phương Tây, sự hiện diện của CSTO cho thấy ngay cả khi quan hệ Nga - Trung đang ở vào giai đoạn “tốt nhất trong lịch sử”, hai bên vẫn tồn tại khác biệt. Dù có quan hệ đối tác thân thiết, song Trung Quốc và Nga đều là nước lớn và không muốn có lực lượng quân sự triển khai gần biên giới mình. Với Nga, đó là Ukraine và với Trung Quốc, đó là Kazakhstan.

Tuy nhiên, không ít nhà phân tích phương Tây cũng cho rằng thành công trong chiến dịch gìn giữ hòa bình vừa qua tại Kazakhstan có thể “cổ vũ” chính quyền của Tổng thống Vladimir Putin quyết đoán hơn trong mở rộng, củng cố không gian hậu Xô Viết, đặc biệt là tại biên giới Nga - Ukraine. Điều này sẽ gây khó khăn cho Washington và tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), dù là trên bàn đàm phán Nga - Mỹ trong tuần này hay hạ nhiệt căng thẳng trên thực địa ở Đông Ukraine.

Có thể thấy, mặc dù làn sóng bạo động tại Kazakhstan đã tạm lắng, song dư âm địa chính trị của nó sẽ còn vang vọng, tác động đáng kể tới tình hình khu vực và thế giới thời gian tới.

Tình hình Kazakhstan: Nga sơ tán hơn 2.000 người, Mỹ khuyên Moscow tuân thủ rút quân, tân Thủ tướng ra chỉ đạo mới

Tình hình Kazakhstan: Nga sơ tán hơn 2.000 người, Mỹ khuyên Moscow tuân thủ rút quân, tân Thủ tướng ra chỉ đạo mới

Ngày 12/1, Bộ Quốc phòng Nga thông báo, máy bay vận tải của các lực lượng không gian vũ trụ nước này đã đưa hơn ...

Bạo loạn tại Kazakhstan gây thiệt hại kinh tế lên tới 2-3 tỷ USD

Bạo loạn tại Kazakhstan gây thiệt hại kinh tế lên tới 2-3 tỷ USD

Thiệt hại sơ bộ từ các hành động bạo lực tại Kazakhstan có thể lên tới 2-3 tỷ USD.

Bài viết cùng chủ đề

Bạo loạn ở Kazakhstan

Đọc thêm

Việt Nam thuộc nhóm quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng

Việt Nam thuộc nhóm quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại và đồng bộ là một trong 3 đột phá chiến lược của Việt ...
Giá xăng dầu hôm nay 19/4: Thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay 19/4: Thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay 19/4 ghi nhận thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần trong bối cảnh các nhà đầu tư xem xét số liệu kinh ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/4: Thị trường trong nước neo cao, khó ngăn đà tăng của đồng USD

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/4: Thị trường trong nước neo cao, khó ngăn đà tăng của đồng USD

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/4 ghi nhận đồng USD tăng sau khi một loạt dữ liệu kinh tế của Mỹ được công bố.
Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh

Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh

Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh.
U23 Việt Nam: Nguyễn Đình Bắc chấn thương nặng, khả năng chia tay VCK U23 châu Á 2024

U23 Việt Nam: Nguyễn Đình Bắc chấn thương nặng, khả năng chia tay VCK U23 châu Á 2024

Tin không vui đến với đội tuyển U23 Việt Nam khi Nguyễn Đình Bắc dính chấn thương nặng và nhiều khả năng sẽ chia tay giải bóng đá U23 ...
Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Lithuania lo ngại rằng, căng thẳng Trung Đông sẽ khiến quốc tế bị phân tán sự chú ý vào Ukraine, trong khi Kiev đang lâm vào cảnh thiếu vũ khí.
Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Lithuania lo ngại rằng, căng thẳng Trung Đông sẽ khiến quốc tế bị phân tán sự chú ý vào Ukraine, trong khi Kiev đang lâm vào cảnh thiếu vũ khí.
Iran tố G7 'mâu thuẫn', cảnh báo Israel sẽ 'hối tiếc' nếu phiêu lưu quân sự

Iran tố G7 'mâu thuẫn', cảnh báo Israel sẽ 'hối tiếc' nếu phiêu lưu quân sự

Iran khẳng định sẽ không ngần ngại đưa ra phản ứng 'quyết đoán, gây hối tiếc và răn đe' để bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia nếu Israel trả đũa.
Mỹ lại chặn HĐBA thông qua việc Palestine làm thành viên LHQ

Mỹ lại chặn HĐBA thông qua việc Palestine làm thành viên LHQ

Mỹ phủ quyết bản dự thảo nghị quyết của Liên hợp quốc với nội dung mở đường cho Palestine trở thành thành viên đầy đủ của cơ quan này.
Điểm tin thế giới sáng 19/4: Hàn Quốc đóng tàu chiến cho Peru, Philippines phát triển đặc khu kinh tế, Mỹ-Anh trừng phạt Iran

Điểm tin thế giới sáng 19/4: Hàn Quốc đóng tàu chiến cho Peru, Philippines phát triển đặc khu kinh tế, Mỹ-Anh trừng phạt Iran

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 19/4.
Campuchia thông báo về chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị

Campuchia thông báo về chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc tới Campuchia sẽ góp phần làm tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị và Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện.
Nga bất ngờ xác định một động thái lớn liên quan căng thẳng Armenia-Azerbaijan

Nga bất ngờ xác định một động thái lớn liên quan căng thẳng Armenia-Azerbaijan

Điện Kremlin cho biết, lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga đã bắt đầu rút khỏi khu vực Nagorno-Karabakh tranh chấp giữa Armenia và Azerbaijan.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động