Covid-19: G20 cảnh báo về khủng hoảng y tế sau đại dịch, Campuchia nhận thêm 4 triệu liều vaccine từ Trung Quốc

Việt An
Thế giới cần đầu tư hơn nữa để tránh tái diễn một cuộc khủng hoảng y tế sau đại dịch Covid-19.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Đây là khuyến nghị được các chuyên gia thuộc Ủy ban độc lập cao cấp đưa ra tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính nhóm các nước phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra tại Venice (Italy) ngày 9/7.

Khuyến nghị trên được đưa ra cùng với bản báo cáo phản ánh thực trạng thế giới chưa được trang bị đầy đủ để có thể ngăn chặn dịch bệnh tiếp theo được cho là có khả năng bùng phát trong thập kỷ tới.

Campuchia tăng cường lực lượng phòng, chống Covid-19. (Ảnh: Fresh News)
Campuchia tăng cường lực lượng phòng, chống Covid-19. (Nguồn: Fresh News)

Báo cáo nêu rõ, ngay cả khi dịch Covid-19 qua đi, đại dịch tiếp theo có thể bùng phát trong 10 năm tới do sự xuất hiện của của một chủng virus cúm mới, một loại virus corona khác hoặc một trong số những mầm bệnh nguy hiểm khác.

Báo cáo khẳng định, đại dịch này một khi bùng phát sẽ có thể gây ảnh hưởng sâu rộng hơn nhiều so với dịch Covid-19 đối với sức khỏe con người và kinh tế toàn cầu.

Qua đó, báo cáo khuyến nghị chính phủ các nước cùng cam kết đầu tư tối thiểu 75 tỷ USD trong 5 năm tới cho công tác phòng chống và sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh.

Cụ thể, khoản đầu tư này sẽ được phân bổ cho mạng lưới nghiên cứu và giám sát chung dịch bệnh, các dự án củng cố năng lực của hệ thống chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ công tác xử lý khủng hoảng tốt hơn cũng như tăng cường năng lực sản xuất vaccine toàn cầu.

Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala khẳng định, thế giới cần rút kinh nghiệm từ các bài học trong đại dịch Covid-19 để sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh kế tiếp.

Bà Okonjo-Iweala nhấn mạnh, dịch Covid-19 vẫn còn đó, đồng thời hối thúc bộ trưởng các nước G20 ở thời điểm hiện tại làm nhiều hơn nữa để quyên góp thêm vaccine cũng như hỗ trợ hoạt động sản xuất và phân phối vaccine ngừa Covid-19.

Tại Campuchia, Quốc vụ khanh Bộ Y tế nước này Youk Sambath cho biết, sáng 10/7 đã tiếp nhận thêm 4 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 đặt mua từ Trung Quốc, trong đó có 3 triệu liều của hãng Sinovac và 1 triệu liều của Sinopharm.

Như vậy, tính đến nay, Campuchia đã nhận trên 16 triệu liều vaccine ngừa Covid-19, trong đó hơn 90% do Trung Quốc viện trợ và thông qua hợp đồng mua bán với Chính phủ Trung Quốc.

Theo đó, Campuchia đã tiêm phòng cho hơn 4,79 triệu dân, tương đương gần 50% mục tiêu đặt ra là tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho 10 triệu người nhằm đạt miễn dịch cộng đồng.

Cùng ngày, Bộ Y tế Campuchia ra thông cáo xác nhận, tổng số ca mắc Covid-19 tại nước này kể từ đầu dịch đến nay đã gần chạm mốc 60.000 ca (cụ thể là 59.978 ca).

Ngày 10/7, Campuchia ghi nhận 933 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, trong đó 733 ca lây nhiễm cộng đồng và 200 ca nhập cảnh. Như vậy, Campuchia lại thêm một ngày ghi nhận số ca mắc mới ở mức gần 1.000 như xu hướng trong suốt 2 tuần trở lại đây.

Nước này cũng ghi nhận thêm 26 ca tử vong do Covid-19, nâng tổng số lên 881 người.

Trong nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh lây lan, chính quyền Phnom Penh vừa ra quyết định kéo dài các biện pháp hạn chế thêm 14 ngày, từ 0h ngày 10/7 đến 23/7, đối với các hoạt động và dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao.

Theo đó, các trường học, cả trường công, trường tư và cơ sở dạy nghề tạm thời chưa hoạt động trở lại. Các quán karaoke, quán bar, vũ trường, vườn bia, sòng bạc, khu nghỉ dưỡng, bảo tàng, công viên giải trí, rạp chiếu phim, nhà hát, trung tâm thể thao và thể hình, tiếp tục đóng cửa thêm 14 ngày.

Các hình thức tụ tập trên 15 người vẫn bị cấm, trừ một số trường hợp như gặp mặt trong gia đình ở cùng nhà. Các buổi lễ truyền thống hay tôn giáo, tổ chức tang lễ phải tuân thủ quy định của cơ quan thẩm quyền.

Dịch Covid-19: Chưa hết Delta, Ấn Độ lo ngại nguy cơ lây nhiễm biến thể Kappa

Dịch Covid-19: Chưa hết Delta, Ấn Độ lo ngại nguy cơ lây nhiễm biến thể Kappa

Ấn Độ vẫn đang phải chật vật ứng phó với dịch bệnh Covid-19 lây lan mạnh ở nước này. Tại bang Uttar Pradesh, các chuyên ...

Covid-19 ở Thái Lan: Số ca tử vong cao kỷ lục, Thủ tướng góp 3 tháng lương chống dịch

Covid-19 ở Thái Lan: Số ca tử vong cao kỷ lục, Thủ tướng góp 3 tháng lương chống dịch

Ngày 10/7, Thái Lan tiếp tục ghi nhận số ca tử vong do Covid-19 cao kỷ lục, với 91 trường hợp được ghi nhận trong ...

(tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Ngoại giao vaccine

Đọc thêm

Tình hình Venezuela: Chính phủ sẵn sàng cho lễ nhậm chức Tổng thống, Chủ tịch Quốc hội tuyên bố rắn với phe đối lập

Tình hình Venezuela: Chính phủ sẵn sàng cho lễ nhậm chức Tổng thống, Chủ tịch Quốc hội tuyên bố rắn với phe đối lập

Chính phủ Venezuela thông báo đang tiến hành những bước chuẩn bị cuối cùng cho lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ ba của Tổng thống Nicolas Maduro.
Đại sứ quán Việt Nam tại Sri Lanka tổ chức Xuân Quê hương 2025

Đại sứ quán Việt Nam tại Sri Lanka tổ chức Xuân Quê hương 2025

Đại sứ Trịnh Thị Tâm mong muốn trong năm 2025, cộng đồng người Việt tại Sri Lanka tiếp tục đoàn kết, phát huy những giá trị tốt đẹp của dân ...
Virus HMPV: Ấn Độ ghi nhận ca nhiễm đầu tiên, Nga xác định nhóm nguy cơ

Virus HMPV: Ấn Độ ghi nhận ca nhiễm đầu tiên, Nga xác định nhóm nguy cơ

Virus HMPV gây ra các triệu chứng giống cúm, có thể dẫn đến vấn đề hô hấp nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ em và các nhóm dễ bị ...
Hàng loạt sân bay tại Anh tái mở cửa sau thời gian đình trệ

Hàng loạt sân bay tại Anh tái mở cửa sau thời gian đình trệ

Ngày 5/1, các sân bay tại Anh mở cửa trở lại sau thời gian đóng cửa do tuyết rơi dày trên phần lớn lãnh thổ nước này.
Dự báo thời tiết ngày mai (7/1): Các khu vực ngày nắng; Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ sáng trời rét, sương mù nhẹ rải rác

Dự báo thời tiết ngày mai (7/1): Các khu vực ngày nắng; Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ sáng trời rét, sương mù nhẹ rải rác

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (7/1) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Phiến quân M23 hoành hành, CHDC Congo tiếp tục rơi vào bất ổn

Phiến quân M23 hoành hành, CHDC Congo tiếp tục rơi vào bất ổn

Ngày 5/1, lực lượng phiến quân M23 giành quyền kiểm soát thị trấn Masisi ở miền Đông CHDC Congo.
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Nhiều chuyên gia nhận định rằng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay đổi căn bản nền kinh tế toàn cầu, đồng thời đe dọa thay thế con người trong một số ngành nghề.
Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Sự sắp trở lại Nhà Trắng của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ định hình đáng kể xu hướng mới trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

Israel giải mật chi tiết một chiến dịch phá hủy cơ sở sản xuất tên lửa ngầm, sâu trong lòng lãnh thổ Syria.
Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Biển Baltic đang trở thành điểm nóng của cuộc cạnh tranh địa chính trị khi liên tiếp các vụ cắt cáp quang diễn ra, dấy lên nghi ngại Nga-NATO.
Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Căng thẳng giữa Mỹ và Iran có thể là một trong những thách thức chính sách đối ngoại lớn đầu tiên đối với chính quyền Trump 2.0.
Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Cả Nga và Ukraine đều 'tung chiêu' sử dụng các vũ khí tối tân, hiện đại - những bước đi 'rắn' trên thực địa.
Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Chính sách đối ngoại hiện đang là một chủ đề nóng tại Ấn Độ, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ truyền thông, giới học thuật và toàn xã hội.
Phiên bản di động