Covid-19 và SARS-CoV-2: Câu chuyện sau những cái tên

TGVN. Cái tên “thực sự” của chủng mới virus corona (SARS-CoV-2) và dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (Covid-19) là câu chuyện ly kỳ, song cũng đầy mâu thuẫn. Bình luận của Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
covid 19 va sars cov 2 cau chuyen sau nhung cai ten 'Cuộc chiến' chống đại dịch Covid-19: Thế giới cần niềm tin và sự lạc quan
covid 19 va sars cov 2 cau chuyen sau nhung cai ten Dịch Covid-19: Nhà mốt nổi tiếng chuyển sang sản xuất khẩu trang
covid 19 va sars cov 2 cau chuyen sau nhung cai ten
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại họp báo ngày 22/3 của Nhà Trắng về tình hình Covid-19. (Nguồn: AFP/Getty Images)

Từ tranh cãi đặt tên…

Kể từ khi đại dịch bùng phát tại Trung Quốc, virus Corona đã được gán cho nhiều cái tên khác nhau. Ở giai đoạn đầu, nó được gọi là “Virus Vũ Hán”, sau đó là “Virus corona Vũ Hán”. “Virus corona Trung Quốc” và sau đó là 2019-nCoV. Phải đến ngày 11/2, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mới đặt tên chính thức cho đại dịch này là Covid-19. Chính xác hơn, Covid-19 là thuật ngữ nói về căn bệnh do virus corona gây ra, với “Co” là “Corona”, “Vi” là Virus, “d” là viết tắt của từ “căn bệnh” (disease) và “19” chỉ về thời điểm phát hiện, đầu tháng 12/2019.

Tên khoa học của loại virus corona gây ra Covid-19, SARS-CoV-2, cũng phức tạp không kém. “SARS” viết tắt của “Hội chứng hô hấp cấp tính nặng” (Severe Acute Respiratory Syndrome), thể hiện mối liên hệ giữa virus Corona này với chủng virus gây ra dịch SARS năm 2003; “CoV-2” viết tắt của Coronavirus và số 2 được dùng để phân biệt nó với loại virus năm 2003.

Mặc dù virus corona đã có tên khoa học, song WHO lại từ chối sử dụng cụm từ này trong tuyên bố chính thức, thay vào đó là “virus gây ra Covid-19” hay “Covid-19 virus”. Theo WHO, “việc sử dụng SARS có thể gây ra hậu quả ngoài ý muốn, tạo ra nỗi lo lắng không cần thiết đối với nhiều người, đặc biệt là tại châu Á, nơi chịu ảnh hưởng lớn nhất của dịch SARS năm 2003”. Ngày 13/2, Giám đốc Điều hành WHO Michael Ryan khẳng định SARS-CoV-2 là thuật ngữ chuyên ngành, còn Covid-19 là cụm từ thông dụng với mọi người.

Trớ trêu thay, ngay cả giới khoa học cũng tranh cãi về cái tên này. Trong thư gửi tạp chí y khoa danh tiếng Lancet ngay sau đó, 6 đồng tác giả từ Trung Quốc cho rằng SARS-CoV-2 khiến người không có chuyên môn hiểu lầm rằng họ mắc phải SARS, tác động tiêu cực tới ổn định xã hội, phát triển kinh tế của các quốc gia chịu dịch; đồng thời đề xuất tên gọi mới là HCoV-19, hay virus corona ở người 2019. Phản hồi lá thư trên hồi tháng 3, nhóm 12 nhà khoa học từ Mỹ và Trung Quốc lại cho rằng SARS-CoV-2 là tên gọi phù hợp, bởi nó không xuất phát từ tên gọi liên quan với dịch SARS, mà đến từ liên hệ về di truyền với chủng virus gây ra dịch năm 2003.

covid 19 va sars cov 2 cau chuyen sau nhung cai ten
Ngay cả giới khoa học cũng tranh cãi về tên chuyên ngành của chủng virus Corona. (Nguồn: AP)

Đến điều hiển hiện

Câu chuyện càng phức tạp hơn khi vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gọi SARS-CoV-2 là “virus Trung Quốc”, Covid-19 là “cúm Vũ Hán”, chỉ trích Bắc Kinh chậm trễ khi cung cấp thông tin cho thế giới về dịch bệnh khiến nhiều nước, trong đó có Washington, “tốn thời gian” trong công tác phòng, chống và kiểm soát dịch.

Hành động nêu trên tưởng chừng như không có gì mới, khi trước đó, giới khoa học thường đặt tên cho các loại vi khuẩn và virus dựa trên nơi phát hiện hoặc bùng phát, hoặc dựa trên tên của nhà khoa học khám phá ra chúng như Hội chứng Hô hấp Trung Đông (MERS), sốt Lassa (tên một thị trấn ở Nigeria) hay Sốt xuất huyết Crimean-Congo. Với người dân Việt Nam, cái tên quen thuộc hơn cả có lẽ là viêm não Nhật Bản.

Tuy nhiên, vào năm 2015, WHO đã chính thức công nhận những rắc rối trong đặt tên các dịch bệnh truyền nhiễm dựa trên nơi xuất xứ hay sắc tộc, đồng thời khuyến cáo giới nghiên cứu, khoa học và truyền thông không có hành động tương tự. Lý do chính khiến WHO đổi cách đặt tên đến từ yếu tố chính trị và truyền thông, bởi gắn tên bệnh dịch truyền nhiễm nguy hiểm với tên địa danh có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới uy tín, hình ảnh của nơi đó.

Vì thế, tuyên bố nêu trên của Tổng thống Donald Trump rõ ràng ẩn chứa hàm ý nhất định.

Thứ nhất, ông muốn kéo Bắc Kinh trở lại khẩu chiến trước thời điểm dịch bệnh diễn ra, nơi Washington từng có ưu thế nhất định, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của “ngoại giao khẩu trang” từ cường quốc châu Á. Quan trọng hơn, ông muốn nhấn mạnh rằng Trung Quốc là “thủ phạm” khiến người dân lo sợ, thị trừng chứng khoán sụt giảm, gây tồn hại cho nền kinh tế Mỹ để tìm kiếm nhượng bộ mới từ phía Bắc Kinh một khi đàm phán thương mại giai đoạn mới trở lại.

Thứ hai, ông muốn tận dụng tranh cãi với Trung Quốc để “đánh lạc hướng” truyền thông khỏi khó khăn trong quá trình chống dịch. Bất chấp nỗ lực tích cực, Mỹ vẫn là quốc gia có số người nhiễm lớn thứ ba thế giới sau Trung Quốc và Italy với 41.000 người, trong đó có 520 ca tử vong.

Thứ tư, ông muốn xây dựng hình ảnh nhà lãnh đạo dẫn dắt nước Mỹ vượt thách thức khó nhằn đến từ cường quốc châu Á, củng cố vị thế của mình trước giai đoạn then chốt sắp tới của bầu cử Tổng thống. Cụ thể, khảo sát ngày 21/3 của ABC News cho thấy 55% số người được hỏi ủng hộ cách thức ứng phó với tình hình hiện nay của ông Trump, trong khi con số này trước đó chỉ là 43%.

Việc thường xuyên xuất hiện trong họp báo ngày tại Nhà Trắng cùng lực lượng chuyên trách chống Covid-19, thông qua nhiều gói hỗ trợ chính sách, áp đặt tình trạng khẩn cấp, cho phép Chính phủ đẩy nhanh sản xuất thiết bị y tế chống dịch, triển khai tàu chiến bệnh viện tới vùng dịch, nghiêm trị hành động đầu cơ khiến ông ghi điểm trong mắt người dân Mỹ.

Tuy nhiên, dẫu SARS-CoV-2 và Covid-19 được gọi với tên gì chăng nữa, hệ lụy toàn cầu đáng sợ của chúng là không thể phủ nhận và toàn thế giới, trong đó có Việt Nam, cần chung tay đẩy lùi đại dịch này.

covid 19 va sars cov 2 cau chuyen sau nhung cai ten Covid-19: 37 công dân bị mắc kẹt tại sân bay Changi, Singapore đã về nước an toàn

TGVN. Đại sứ Việt Nam tại Singapore Tào Thị Thanh Hương khẳng định, 37 công dân bị mắc kẹt tại sân bay Changi, Singapore do dịch ...

covid 19 va sars cov 2 cau chuyen sau nhung cai ten Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn kêu gọi người dân hãy dùng khẩu trang vải nhường khẩu trang y tế

TGVN. Ngày 24/3, Thứ trưởng Bộ Y tế PGS.TS Nguyễn Trường Sơn kêu gọi người dân hãy nhường khẩu trang y tế cho các nhân viên ...

covid 19 va sars cov 2 cau chuyen sau nhung cai ten ADB cam kết hỗ trợ Việt Nam chống Covid-19

TGVN. Trong thông cáo ngày 24/3, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết, sẵn sàng hỗ trợ kịp thời và linh hoạt cho ...

Phan Quân

Xem nhiều

Đọc thêm

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Ngô Phương Ly bày tỏ sự cảm phục, quý trọng tinh thần yêu nghề, hết lòng chăm sóc bảo vệ sức khỏe người dân của các y sĩ, ...
Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm ...
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, tăng cường hợp tác trên lĩnh vực năng ...
Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Các ngành công nghiệp như nông nghiệp, giải trí và khách sạn...có thể là những ngành chịu tác động lớn nhất bởi lệnh trục xuất lao động nhập cư của ...
Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp hòa bình.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên cho rằng, các mối quan hệ quốc tế đã vượt quá điểm bùng nổ nguy hiểm và biến thành những cuộc xung đột vô cùng thảm khốc.
Ukraine báo động tấn công tên lửa tại nhiều tỉnh, Nga kêu gọi IAEA giám sát Kiev trong lĩnh vực hạt nhân

Ukraine báo động tấn công tên lửa tại nhiều tỉnh, Nga kêu gọi IAEA giám sát Kiev trong lĩnh vực hạt nhân

Rạng sáng ngày 22/11, nhiều tỉnh của Ukraine đã đồng loạt phát báo động phòng không kéo dài nhiều giờ liên quan đến khả năng bị tấn công bằng tên lửa đạn đạo.
Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động