Cuộc sống của người dân châu Á tại Ukraine giữa chiến sự ác liệt

Thái An
Giữa chiến sự ác liệt, trong khi phần lớn người dân châu Á sinh sống tại Ukraine muốn nhanh chóng di tản về nước thì nhiều người vẫn quyết tâm ở lại bám trụ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cuộc sống của người dân châu Á tại Ukraine giữa chiến sự ác liệt
Shreyoshree Sheel, sinh viên Y khoa người Ấn Độ, đang theo học tại Ukraine thời điểm trước khi chiến sự nổ ra. (Nguồn: Handout)

Sáng 24/2, cô Shreyoshree Sheel, một sinh viên đến từ Kolkata, miền Đông Ấn Độ đang theo học ngành Y khoa tại Đại học Y khoa Quốc gia Ternopil thức dậy với những hình ảnh tràn ngập trên mạng xã hội về cuộc xung đột Nga - Ukraine. Ngay lập tức, cô lao đến các cây ATM trong thành phố để rút tiền mặt nhưng phải xếp hàng đợi gần 2 tiếng đồng hồ.

Rút được tiền, cô khẩn trương di chuyển đến các siêu thị để tích trữ lương thực, thực phẩm. "Các kệ hàng đều trống rỗng", cô nói.

Để chuẩn bị cho tình huống khẩn cấp, Sheel đã tích trữ nhiều bánh quy, bánh ngọt, ngũ cốc, nước trái cây và ở yên trong phòng tại ký túc xá để chờ đợi hướng dẫn thêm từ Đại sứ quán Ấn Độ.

Sheel cho biết dự định sẽ đặt vé từ Kiev về Delhi vào ngày 26/2. Tuy nhiên, cô đã không thể thực hiện được kế hoạch của mình khi Ukraine chính thức đóng cửa không phận, và mọi chuyến tàu từ Ternopil đến Kiev đều bị hủy bỏ.

“Cùng với 4 sinh viên khác, chúng tôi đã thu dọn đồ đạc và sẵn sàng rời đi, ngay khi Chính phủ Ấn Độ thực hiện kế hoạch sơ tán công dân”, Sheel cho hay.

Bất chấp tình huống vô cùng nguy cấp và cuộc chiến ngày càng căng thẳng, nhiều người châu Á vẫn quyết định ở lại Ukraine.

Anh Sitanggang, một chuyên gia kỹ thuật số đến từ phía Bắc Sumatra (Indonesia) cho biết, gia đình anh gặp nhiều khó khăn trong việc di chuyển khỏi thành phố Ternopil, nơi họ đã sinh sống trong 5 năm qua. "Tôi đang cố gắng giữ bình tĩnh vì Tania vợ tôi đang mang thai ở những tháng cuối và khá nặng nề. Chúng tôi hy vọng em bé sẽ chào đời vào tháng Ba. Tôi mong cô ấy bình tĩnh và mạnh mẽ. Nếu tôi hoảng sợ, cô ấy cũng sẽ hoảng sợ", anh nói.

Sitanggang chia sẻ, kế hoạch dự phòng của anh là di tản đến các thành phố khác như Lviv, một thành phố ở miền Tây Ukraine, gần biên giới với Ba Lan. Gia đình anh cũng đã chuẩn bị sẵn giấy tờ và đồ đạc để phòng trường hợp phải rời nhà trong thời gian ngắn.

Nằm ở phía Tây Ukraine, Ternopil hiện vẫn đang là thành phố “an toàn nhất” trong cả nước vì cách thủ đô Kiev, nơi đã bị tấn công bởi tên lửa, khoảng 500 km.

Cuộc sống của người dân châu Á tại Ukraine giữa chiến sự ác liệt
Người dân đứng trước khu nhà đổ nát vì đạn pháo tai thủ đô Kiev, Ukraine. (Nguồn: AP)

Asami Terajima, 21 tuổi, một phóng viên Nhật Bản làm việc cho tờ báo tiếng Anh The Kyiv Independent, cho biết cô đang vẫn quyết định ở lại Ukraine để đưa tin về chiến sự.

Terajima đã chuyển đến Ukraine cùng gia đình từ thành phố Hirakata, tỉnh Osaka, từ khi còn nhỏ. Trả lời tờ Asahi, Terajima cho biết, ông bà của cô ở Nhật Bản rất lo ngại nhưng cô vẫn quyết tâm ở lại để tiếp tục làm phóng viên.

“Chúng tôi có gia đình, vật nuôi và bạn bè sống ở đất nước này. Chúng tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục cuộc sống hàng ngày", cô nói.

Khi cuộc tấn công của Nga vào Ukraine ngày càng ác liệt, nhiều nước châu Á đã khẩn trương lên kế hoạch sơ tán công dân nước mình qua các nước láng giềng của Ukraine ở phía Tây.

Nhật Bản ước tính, đến cuối tháng 1/2022, có khoảng 120 công dân đang ở Ukraine và nước này cũng đang khẩn trương sắp xếp các chuyến bay sơ tán công dân tại Warsaw, thủ đô Ba Lan. Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã kêu gọi người dân nhanh chóng tìm đường sang phía Tây, hướng tới Ba Lan hoặc Hungary.

Các cơ quan chức năng Ấn Độ cho biết đã sơ tán 4.000 công dân kể từ khi phát động chiến dịch hồi hương từ một tháng trước. Tuy nhiên, hiện vẫn còn 16.000 công dân Ấn Độ tại Ukraine. Chính phủ Ấn Độ đã cử các quan chức Bộ Ngoại giao đến khu vực biên giới đất liền giữa Ukraine với Hungary, Ba Lan, Slovakia và Romania để hỗ trợ người dân.

Philippines hiện có khoảng 38 công dân đã sơ tán tới Ba Lan, trong khi phía Hàn Quốc thông tin, có 36 trong số 64 công dân ở Ukraine đã phát đi yêu cầu Chính phủ hỗ trợ về nước.

Indonesia, quốc gia hiện đang có 138 công dân tại Ukraine cho biết đã có kế hoạch dự phòng nhưng phía Bộ Ngoại giao không tiết lộ chi tiết.

Tuy nhiên, kế hoạch sơ tán công dân của nhiều quốc gia châu Á đang bị cản trở bởi Ukraine đóng cửa sân bay và đường xá tắc nghẽn do hàng nghìn người dân nước này đồng loạt rời các thị trấn và thành phố để tới khu vực miền Tây.

Ukraine hôm 24/2 đã đóng cửa không phận với các chuyến bay dân sự vì "rủi ro cao". Moldova, quốc gia ở phía Tây Nam Ukraine ra lệnh dừng các chuyến bay, trong khi Belarus quốc gia ở phía Bắc Ukraine cũng cho biết các chuyến bay dân sự sẽ không thể bay qua không phận của nước này.

Nổ lớn ở Ukraine: Ấn Độ khuyên công dân ‘giữ bình tĩnh’

Nổ lớn ở Ukraine: Ấn Độ khuyên công dân ‘giữ bình tĩnh’

Đại sứ quán Ấn Độ tại Ukraine đưa ra khuyến cáo đối với công dân trong bối cảnh nhiều thành phố lớn của Ukraine ghi ...

Sau hành động của Nga ở Ukraine, hàng loạt nước ra khuyến cáo khẩn, Mỹ sơ tán người trong đêm

Sau hành động của Nga ở Ukraine, hàng loạt nước ra khuyến cáo khẩn, Mỹ sơ tán người trong đêm

Ngày 21/2, nhiều quốc gia khẩn cấp khuyến cáo công dân lập tức rời khỏi Ukraine cũng như sơ tán nhân viên ngoại giao khỏi ...

(theo SCMP)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Ngày cuối kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5: Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất có 16 khung giờ cao điểm, đón hơn 200.000 lượt khách

Ngày cuối kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5: Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất có 16 khung giờ cao điểm, đón hơn 200.000 lượt khách

Trong ngày cuối của dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, hai sân bay lớn nhất cả nước dự kiến đón khoảng hơn 200.000 lượt hành khách thông qua cảng.
Siêu SUV hybrid Lamborghini Urus SE chính thức lộ diện

Siêu SUV hybrid Lamborghini Urus SE chính thức lộ diện

Lamborghini Urus SE chính thức trình làng với thay đổi lớn nhất nằm ở hệ động cơ Hybrid nhưng tổng thể phần thiết kế không thay đổi quá nhiều.
Thượng viện Mỹ 'xuống tay' với uranium Nga

Thượng viện Mỹ 'xuống tay' với uranium Nga

Động thái được đưa ra giữa lúc Mỹ đang tiếp tục tìm cách ngăn chặn những nỗ lực của Nga trong xung đột ở Ukraine
‘Tinh thần Trung-Pháp’ thúc đẩy quan hệ ổn định và lành mạnh

‘Tinh thần Trung-Pháp’ thúc đẩy quan hệ ổn định và lành mạnh

Đại sứ Trung Quốc tại Pháp Lu Shaye nhấn mạnh trong trả lời phỏng vấn Tân Hoa xã, trước thềm chuyến thăm Paris của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận ...
Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Lãnh đạo Đảng và Chính phủ Cuba gửi lời chúc mừng

Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Lãnh đạo Đảng và Chính phủ Cuba gửi lời chúc mừng

Thủ tướng Cuba Marrero Cruz gửi lời chúc mừng nhân dân và Chính phủ Việt Nam nhân kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Giá heo hơi hôm nay 1/5: Giá heo hơi cao nhất 64.000 đồng/kg, người dân chưa mạnh tay tái đàn

Giá heo hơi hôm nay 1/5: Giá heo hơi cao nhất 64.000 đồng/kg, người dân chưa mạnh tay tái đàn

Giá heo hơi hôm nay 1/5/2024 biến động trái chiều, dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg và đang tiếp tục tăng.
‘Tinh thần Trung-Pháp’ thúc đẩy quan hệ ổn định và lành mạnh

‘Tinh thần Trung-Pháp’ thúc đẩy quan hệ ổn định và lành mạnh

Đại sứ Trung Quốc tại Pháp Lu Shaye nhấn mạnh trong trả lời phỏng vấn Tân Hoa xã, trước thềm chuyến thăm Paris của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Hàn Quốc-Australia tìm cách tăng cường hợp tác an ninh và công nghiệp quốc phòng

Hàn Quốc-Australia tìm cách tăng cường hợp tác an ninh và công nghiệp quốc phòng

Hàn Quốc và Australia đánh giá cao mối quan hệ sâu sắc trên lĩnh vực công nghiệp quốc phòng.
Ukraine được hứa hẹn gói hỗ trợ 'đính kèm' chất lượng với F-16, Mỹ hối thúc phương Tây gửi thứ vũ khí này

Ukraine được hứa hẹn gói hỗ trợ 'đính kèm' chất lượng với F-16, Mỹ hối thúc phương Tây gửi thứ vũ khí này

Các quốc gia phương Tây sẽ cung cấp cho Ukraine không chỉ những chiếc tiêm kích F-16, mà còn cả các loại vũ khí dành cho mẫu chiến đấu cơ này.
Hạ viện Argentina cho phép Tổng thống có quyền lập pháp

Hạ viện Argentina cho phép Tổng thống có quyền lập pháp

Dự luật Cơ bản, với 232 chương, sẽ tiếp tục được thảo luận ở Hạ viện Argentina để thông qua từng chương, trước khi gửi tới Thượng viện.
Tổng giám đốc IAEA chuẩn bị thăm Tehran, Mỹ quyết không 'mặt đối mặt' với Iran để làm điều này

Tổng giám đốc IAEA chuẩn bị thăm Tehran, Mỹ quyết không 'mặt đối mặt' với Iran để làm điều này

Tổng giám đốc IAEA Rafael Grossi sẽ tới Iran để gặp giới chức cấp cao nước chủ nhà trong 2 ngày 6-7/5.
Xung đột ở Dải Gaza: LHQ can ngăn Israel không tấn công Rafah, cảnh báo 'thảm kịch', Ngoại trưởng Mỹ lại đi Trung Đông

Xung đột ở Dải Gaza: LHQ can ngăn Israel không tấn công Rafah, cảnh báo 'thảm kịch', Ngoại trưởng Mỹ lại đi Trung Đông

LHQ cảnh báo, chiến dịch của Israel tấn công quân sự vào Rafah ở Dải Gaza sẽ là bước leo thang không thể chấp nhận được.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Phiên bản di động