Đàm phán Mỹ-Iran về JCPOA: Tuyết rơi mùa hè

Phan Quân
Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung (JCPOA) giờ chỉ còn là bước đệm để Mỹ-Iran hướng tới một thỏa thuận khác đáp ứng tốt hơn lợi ích song phương.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Các nhà lãnh đạo Mỹ-Iran từng nói về cùng một mục tiêu: Trở lại thỏa thuận hạt nhân JCPOA đã bị cựu Tổng thống Donald Trump gạt bỏ 3 năm về trước. Khi đó, Tehran sẽ tuân thủ giới hạn phát triển năng lượng hạt nhân, còn Washington sẽ dỡ bỏ cấm vận kinh tế.

Tuy nhiên, sau 5 tuần đàm phán gián tiếp tại Vienna qua đại diện của Liên minh châu Âu (EU), cả Mỹ và Iran hiểu rằng thỏa thuận cũ đã không còn đáp ứng được lợi ích về dài hạn cho cả hai.

(05.11) Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Iran Hassan Rouhani từng nhiều lần đề cập tới việc trở lại JCPOA, song mong muốn này sẽ khó thành sự thực. (Nguồn: AP)
Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Iran Hassan Rouhani từng nhiều lần đề cập việc trở lại JCPOA, song mong muốn này sẽ khó thành sự thực. (Nguồn: AP)

Một đàm phán, hai thỏa thuận

Không quá khó để thấy lập trường của Mỹ và Iran về nối lại JCPOA đang có nhiều khác biệt.

Đầu tiên, Iran muốn giữ lại trang thiết bị sản xuất năng lượng hạt nhân tiên tiến được lắp đặt sau khi cựu Tổng thống Donald Trump đưa Mỹ rời JCPOA năm 2018. Đồng thời, Tehran muốn đẩy mạnh hội nhập với hệ thống tài chính quốc tế, hơn những gì được nêu trong thỏa thuận năm 2015.

Trong khi đó, Mỹ cho rằng khôi phục thỏa thuận cũ chỉ là bước đệm. Mục tiêu chính của Washington là buộc Tehran ký vào một thỏa thuận kế tiếp nhằm hạn chế tên lửa đạn đạo và từ bỏ bảo trợ tổ chức khủng bố, đồng thời khiến nước Cộng hòa Hồi giáo không thể sản xuất nguyên liệu cần thiết cho đầu đạn hạt nhân trong ít nhất vài thập kỷ tới. Người Iran nói “không”.

Cựu quan chức Mỹ Vali R. Nasr, giảng viên Quan hệ Quốc tế tại Đại học John Hopkins (Mỹ), nhận định Tehran và Washington đang “đàm phán về hai thỏa thuận khác nhau”. Điều này lý giải tại sao quá trình thương thảo, nối lại thỏa thuận từng được phê chuẩn lại tiến triển chậm tới vậy.

Mục tiêu của Washington là buộc Tehran ký một thỏa thuận nhằm kế tiếp hạn chế tên lửa đạn đạo và từ bỏ bảo trợ tổ chức khủng bố, đồng thời khiến nước Cộng hòa Hồi giáo không thể sản xuất nguyên liệu cần thiết cho đầu đạn hạt nhân trong thời gian tới. Người Iran nói “không”.

Trùng trùng áp lực

Quan trọng hơn, Mỹ và Iran đều đứng trước áp lực lớn nhằm đạt một thỏa thuận tốt hơn JCPOA.

Khi vòng đàm phán mới vào thứ Sáu tuần trước, chính quyền Mỹ của Tổng thống Joe Biden đang đứng trước thời khắc quyết định. Các quan chức Iran, châu Âu và Mỹ nhận định triển vọng khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 vẫn còn đó.

Tuy nhiên, tương lai về một thỏa thuận “mạnh mẽ, bền vững” hơn nhằm ngăn Iran thu thập nguyên liệu hạt nhân, chấm dứt thử nghiệm tên lửa và bảo trợ khủng bố, như Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đề cập, đang xa vời hơn bao giờ hết.

Đây là rủi ro chính trị lớn với Tổng thống Joe Biden. Sau vòng đàm phán trước đó, ông hiểu rằng mình không thể lặp lại những gì người tiền nhiệm Barack Obama đã làm 6 năm về trước và lấp liếm bằng triển vọng mơ hồ về một thỏa thuận chưa thành hình.

Ông cũng phải đối mặt với một Quốc hội đầy hoài nghi về bắt tay với Iran và đồng cảm với cách tiếp cận của đồng minh Israel.

Vậy cách tiếp cận của Israel là gì?

Ngay trong lúc thảo luận Mỹ-Iran diễn ra tại Vienna, nước này vẫn duy trì chiến dịch quấy phá và ám sát nhằm cản bước Iran, thậm chí là cả cuộc thảo luận. Chẳng ngẫu nhiên mà một ngày đẹp trời, Giám đốc cơ quan tình báo Mossad bỗng xuất hiện tại Mỹ và gặp riêng ông chủ Nhà Trắng.

Với ông Joe Biden, vụ nổ tháng trước tại nhà máy hạt nhân Natanz của Iran, ngay trước khi Washington thúc đẩy tiến trình đàm phán là không hề tình cờ.

(05.11) Hiện trường vụ nổ tại cơ sở hạt nhân Natanz (Iran), được cho là có bàn tay của phía Israel. (Nguồn: Reuters)
Ảnh nhìn từ trên cao cơ sở hạt nhân Natanz (Iran) sau khi xảy ra vụ nổ được cho là có liên hệ với Israel. (Nguồn: Reuters)

Sự nghi ngờ của ông Biden là có cơ sở. Trong cuộc gặp tuần trước với các quan chức phụ trách an ninh quốc gia tại Washington, phía Israel cho rằng Mỹ đã ngây thơ khi muốn trở lại JCPOA. Đáp lại, chính quyền ông Biden cho rằng cách tiếp cận “áp lực tối đa” của cựu Tổng thống Donald Trump mới thất bại: Nó không thể khiến Iran nhượng bộ hay từ bỏ bảo trợ khủng bố, thậm chí còn tạo khoảng trống để Tehran phát triển chương trình hạt nhân, tiến tới đẩy mức độ làm giàu Uranium lên 60%, đủ để sản xuất đầu đạn hạt nhân.

Khi ấy, Mỹ buộc phải hành động.

Tuy nhiên, phía Iran cũng không dễ chịu hơn. Cuộc bầu cử Tổng thống sẽ diễn ra trong 6 tuần nữa. Bất chấp sự ủng hộ của Lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei cho quá trình đàm phán, ông Rouhani và Ngoại trưởng Mohammad Javad Zarif vẫn gặp nhiều khó khăn trong nối lại thỏa thuận cũ hay xây dựng các thỏa thuận mới trước sự hoài nghi của phe tướng lĩnh bảo thủ.

Ngày 9/5, trong động thái nhằm giảm áp lực, ông Rouhani khẳng định “hầu hết cấm vận lớn đã được dỡ bỏ”, ẩn ý rằng Iran có thể tuân thủ giới hạn về làm giàu hạt nhân nếu Mỹ đáp ứng điều kiện.

Mong manh lằn ranh đỏ

Đó là chưa kể tới sự phức tạp và những rủi ro phát sinh trong quá trình đàm phán.

Đầu tiên, cuộc thảo luận gián tiếp tại Vienna giữa Mỹ-Iran được triển khai từ đầu tháng 4, song chỉ tới gần đây, phía Mỹ mới thừa nhận giải pháp duy nhất để xây dựng lòng tin với lãnh đạo Iran, mở đường cho các cuộc đàm phán về những thỏa thuận lớn hơn là bàn về JCPOA.

Hiện Mỹ-Iran đã thiết lập 3 nhóm làm việc: một nhóm về các lệnh cấm vận có thể gỡ bỏ, nhóm thứ hai về khôi phục giới hạn làm giàu Uranium và nhóm còn lại giải quyết quá trình trở lại thỏa thuận năm 2015.

Trong số đó, câu chuyện lựa chọn cấm vận gỡ bỏ nóng hơn cả. Cựu Tổng thống Donald Trump đã áp đặt tới 1.500 lệnh cấm vận nhằm ngăn chặn việc hồi sinh JCPOA.

Trước tình hình đó, nhóm làm việc đã phân loại chúng ra làm ba loại, tương ứng với màu của đèn giao thông: Các lệnh màu xanh lá cây sẽ được gỡ bỏ, màu vàng sẽ được đem ra thảo luận và màu đỏ sẽ tiếp tục được duy trì.

Chính quyền ông Biden lại cho rằng cách tiếp cận “áp lực tối đa” của ông Donald Trump mới là thứ thất bại khi không thể khiến Iran nhượng bộ hay từ bỏ bảo trợ khủng bố, thậm chí tạo khoảng trống để Tehran đẩy mức độ làm giàu Uranium lên tới 60%, đủ để sản xuất đầu đạn hạt nhân.

Tuy nhiên, đồng thuận về các lệnh trừng phạt cần gỡ bỏ là không đơn giản. Ví dụ, trong các lệnh cấm vận đã được thảo luận, Iran cho rằng cần dỡ bỏ các tuyên bố coi nhiều cơ quan của nước này là tổ chức khủng bố, trong đó có ngân hàng trung ương, bởi chúng gây tổn hại thương mại. Song Mỹ khó có thể làm điều tương tự với IRGC, bộ não đứng sau các hoạt động bảo trợ khủng bố.

Đáng ngại hơn, quá trình đàm phán mong manh này có thể đổ vỡ bất cứ lúc nào. Chỉ cần các chiến dịch tấn công gần đây của Iran và các lực lượng được bảo trợ tại Iraq gây bất kỳ một thương vong nào cho quân đội Mỹ, những cuộc đàm phán dày công xây dựng có thể sẽ kết thúc.

Khi ấy, triển vọng có một thỏa thuận Mỹ-Iran, dù cũ hay mới, sẽ chỉ mong manh như tuyết rơi mùa hè mà thôi.

TIN LIÊN QUAN
Đàm phán khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran: Mỹ-Iran đạt tiến bộ rõ ràng, EU lạc quan
Tàu chiến Mỹ nã 30 phát đạn cảnh cáo Iran ở eo biển Hormuz
Đàm phán khôi phục thỏa thuận hạt nhân: Iran nêu 'yêu sách 4 điểm'
Sputnik: Mỹ tính chuyện 'gỡ nút' gần như hoàn toàn với Iran
Mỹ-Iran và hồ sơ hạt nhân Iran: Ánh sáng cuối đường hầm
(theo New York Times)

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 6/11/2024, Lịch vạn niên ngày 6 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 6/11/2024, Lịch vạn niên ngày 6 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 6/11. Lịch âm hôm nay 6/11/2024? Âm lịch hôm nay 6/11. Lịch vạn niên 6/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 6/11/2024: Song Tử sự nghiệp phát triển

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 6/11/2024: Song Tử sự nghiệp phát triển

Tử vi hôm nay 6/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 6/11/2024: Tuổi Tỵ áp lực tài chính

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 6/11/2024: Tuổi Tỵ áp lực tài chính

Xem tử vi 6/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 6/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Đoàn doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Estonia đến Việt Nam, sẵn sàng góp sức trong nỗ lực chuyển đổi số

Đoàn doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Estonia đến Việt Nam, sẵn sàng góp sức trong nỗ lực chuyển đổi số

Từ ngày 4-8/11, một đoàn đại biểu từ Estonia sẽ có chuyến thăm Việt Nam nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi số.
Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh

Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh

Giá vàng hôm nay 6/11/2024 ghi nhận thị trường thế giới duy trì tương đối ổn định khi chờ đợi kết quả bầu cử tổng thống Mỹ 2024.
Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
TRỰC TIẾP bầu cử Mỹ 2024: Trận đấu cuối cùng giữa ông Donald Trump và bà Kamala Harris bắt đầu

TRỰC TIẾP bầu cử Mỹ 2024: Trận đấu cuối cùng giữa ông Donald Trump và bà Kamala Harris bắt đầu

Báo Thế giới và Việt Nam liên tục cập nhật diễn biến và kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 ngày 5/11.
Bầu cử Mỹ 2024: Tuyên bố trước 'giờ G' của một cử tri Mỹ giàu kinh nghiệm

Bầu cử Mỹ 2024: Tuyên bố trước 'giờ G' của một cử tri Mỹ giàu kinh nghiệm

Tôi hỏi là ông sẽ bỏ phiếu cho ai? Kamala Harris, ông trả lời tôi với giọng nhỏ nhẹ nhưng dứt khoát.
'Họa vô đơn chí' có thể đẩy chính phủ 'đèn giao thông' của Đức tới nguy cơ sụp đổ

'Họa vô đơn chí' có thể đẩy chính phủ 'đèn giao thông' của Đức tới nguy cơ sụp đổ

Đây là thời điểm tồi tệ nhất có thể dẫn tới chính phủ sụp đổ, xét theo những gì đang xảy ra ở Ukraine và tình hình kinh tế ở Đức.
Syria lên án cuộc không kích của Israel nhằm vào các địa điểm dân sự gần Damascus

Syria lên án cuộc không kích của Israel nhằm vào các địa điểm dân sự gần Damascus

Bộ Ngoại giao Syria kêu gọi Liên hợp quốc (LHQ) hành động khẩn cấp để ngăn chặn các động thái quân sự của Israel nhằm vào dân thường.
Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 bắt đầu, hai ứng viên hòa nhau tại điểm đầu tiên, kịch bản nào để tới con số quyền lực?

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 bắt đầu, hai ứng viên hòa nhau tại điểm đầu tiên, kịch bản nào để tới con số quyền lực?

Nếu các cuộc thăm dò trước bầu cử tổng thống Mỹ 2024 là chính xác, cuộc đua năm nay cần theo dõi sát 7 tiểu bang chiến địa.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Dư luận về leo thang căng thẳng ở bán đảo liên Triều chưa kịp lắng lại bùng lên với thông tin quân đội Triều Tiên xuất hiện ở Nga.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Phiên bản di động