ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng: Rất cần một nền giáo dục với 'cơ thể khỏe mạnh, gương mặt đẹp'

Yến Nguyệt
TGVN. ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng (Phó trưởng ban Dân nguyện - Ủy ban Thường vụ Quốc hội) nêu quan điểm, để đổi mới căn bản giáo dục Việt Nam phải được thực hiện đúng tinh thần cách mạng, đồng thời vận dụng tinh hoa giáo dục của các nước trên thế giới nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
ĐBQH. Lưu Bình Nhưỡng: ‘Cây đại thụ’ giáo dục có nhiều loại ‘rễ’ cần đổi mới căn bản
ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng nhận định, phải thực hiện đúng tinh thần “cách mạng” mới mong đổi mới căn bản giáo dục Việt Nam.
Lòng tin bị

Lòng tin bị "đánh cắp" sau chiếc camera ở trường mầm non?

Thời gian gần đây, sự việc cô giáo bạo hành trẻ liên tục xảy ra, lan truyền, bị lên án trên mạng xã hội và ...

Có ý kiến cho rằng, nhiều năm qua ngành giáo dục thực hiện không ít cuộc cải cách nhưng kết quả không được như kỳ vọng. Ông nghĩ sao về vấn đề này?

Đây là câu hỏi nhiều người đặt ra và rất quan tâm vì tầm quan trọng của vấn đề giáo dục. Điều 61 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dường nhân tài”.

Bất kỳ ai cũng đều hiểu, không có nền giáo dục tốt thì khó có con người tốt, con người là sản phẩm quan trọng nhất của một nền giáo dục tiên tiến, nhân văn, hiệu quả.

Những năm qua, Nhà nước đã dành trung bình 20% GDP cho giáo dục, mọi gia đình và toàn xã hội đều ưu tiên, dồn nguồn lực, sự quan tâm phát triển giáo dục. Trong đó có nghiên cứu cải cách từ nội dung chương trình đến biện pháp đã mang lại một số kết quả tốt, một mặt kế thừa truyền thống giáo dục đã dày công xây dựng, mặt khác đúc kết, vận dụng những tinh hoa của các nền giáo dục trên thế giới.

Tuy nhiên, nhìn chung tốc độ cải cách còn chậm; triết lý về một nền giáo dục đổi mới chưa rõ ràng; thể chế pháp lý về giáo dục chưa hoàn thiện; hệ thống giáo trình, sách giáo khoa, sách chuyên khảo, sách tham khảo, thư viện, phương tiện phục vụ giáo dục còn thiếu thốn, lạc hậu.

Đồng thời, các cơ sở giáo dục mặc dù có được đầu tư nhưng nhìn chung chưa đáp ứng đòi hỏi của công cuộc đổi mới kiểu “chấn hưng” mang tính cách mạng.

Đặc biệt, bộ mặt cũng như chất lượng giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn rất hạn chế, chưa bảo đảm công bằng so với đô thị, miền xuôi.

Theo ông, gốc rễ của cuộc cách mạng giáo dục, đổi mới căn bản và toàn diện hệ thống giáo dục là gì?

Đã là “cách mạng” thì phải thực hiện đúng tinh thần “cách mạng” mới mong đổi mới căn bản giáo dục Việt Nam.

Những vấn đề căn bản về đổi mới giáo dục đã được nêu trong Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương đảng (Hội nghị lần thứ 8 khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Trong đó, đã xác định rõ 7 nhóm quan điểm, 6 nhóm mục tiêu, 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn để tạo cơ sở chính trị cho quá trình tổ chức thực hiện. Thể chế hóa quan điểm của Đảng, Quốc hội đã thông qua Luật giáo dục, Luật giáo dục đại học, Luật giáo dục nghề nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội về giáo dục đào tạo.

Vậy, cái gọi là “gốc rễ” về mặt thể chế chính trị, thể chế pháp lý đã có. Nhưng “cây đại thụ” giáo dục có nhiều loại “rễ” cần đổi mới căn bản. Đó là: ý thức thức nền tảng về giáo dục; trách nhiệm của gia đình, xã hội về giáo dục; cơ chế thực hiện quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về giáo dục, gồm cơ chế lãnh đạo và cơ chế thực hiện.

Cùng với đó là khả năng thực tế đầu tư phát triển giáo dục; khả năng huy động nguồn lực để xã hội hóa giáo dục; khả năng vận dụng tinh hoa giáo dục của các nước trên thế giới nhằm đáp ứng yêu cầu nâng tầm hội nhập quốc tế.

Nếu chỉ có quan điểm, chủ trương, pháp luật mà không hiện thực hóa thì xét cho cùng chỉ là nói suông, sẽ không có sự chuyển biến.

Từ phía người thầy và phụ huynh sẽ phải thay đổi như thế nào để nâng cao chất lượng và để giáo dục Việt Nam tiệm cận với giáo dục thế giới, thưa ông?

Bản thân nhà giáo, nhà trường hoặc phụ huynh không thể làm đổi mới căn bản giáo dục. Đổi mới là vấn đề liên quan đến hệ thống, mặt khác không bó hẹp trong phạm vi nhà trường nhất định.

Nhưng không thể phủ nhận vai trò rất quan trọng mang tính động lực của nhà giáo, nhà trường và phụ huynh. Mỗi chủ thể đó cần thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của mình, kể cả vai trò riêng rẽ, độc lập và việc phối kết hợp giữa các bên. Kết quả mang lại sẽ tốt nếu cha mẹ, thầy cô đều là “giáo viên” ở những vị trí của họ, gia đình hay nhà trường đều là môi trường giáo dục cho con em mình.

Điểm yếu của chúng ta trong công cuộc đưa giáo dục Việt Nam đi lên và phát triển theo ông là gì?

Nguy cơ hiện nay là sự lúng túng, có sự bất cập giữa mục tiêu và khả năng hiện thực hóa; có quá nhiều quan điểm mà không thực sự có triết lý rõ ràng, nhiều đường hướng.

Nhà nước bao cấp về định hướng nhưng không đủ nguồn lực; mỗi chủ thể tham gia vào quá trình đó chỉ quan tâm đến mục tiêu riêng mà không chịu trách nhiệm về sản phẩm. Trong khi đó, hệ thống tuyển dụng còn nặng về văn bằng, chứng chỉ mà chưa chú trọng đến kiến thức, thái độ, kỹ năng của học sinh.

Đồng thời, tính liên kết, liên thông giữa giáo dục phổ thông và đào tạo nghề chưa được thiết lập chặt chẽ. Đầu tư hiện nay còn hạn chế dẫn đến không có điều kiện để đổi mới nên “cái khó bó cái khôn”, đành thực hiện chính sách “ăn đong”.

Ngày trước, giáo dục có một con đường đi theo thứ triết lý đơn giản mà sâu sắc: “Tiên học lễ, hậu học văn”, dễ hướng tâm mà cũng dễ tỏa bóng. Ngày nay có quá nhiều con đường, mà cứ đồng nhất và coi mỗi con đường là một triết lý mới. Từ đó, tạo nên tình trạng nhiều con đường giao cắt không đồng mức nên khó đi xa được. Tham vọng vượt quá khả năng, giải pháp lớn áp đảo điều kiện hiện có cũng khó đưa đến những đổi mới căn bản.

Vậy cá nhân ông có kỳ vọng gì về “bộ mặt” mới của ngành giáo dục?

Kỳ vọng là món ăn tinh thần ai cũng có đối với giáo dục, vì nếu không thì các mục tiêu phát triển cũng như chỉ số khác khó mà thực hiện. Tôi không chỉ quan tâm “bộ mặt” của nền giáo dục mà quan tâm toàn bộ “cơ thể” của nó. Một nền giáo dục với cơ thể khỏe mạnh, gương mặt đẹp là rất cần trong lúc này.

Xin cảm ơn ông!

TIN LIÊN QUAN
Có những người hùng bình dị thời Covid-19
Từ clip xin ‘vía’ học giỏi của Thơ Nguyễn: Thế giới mạng cũng ‘thượng vàng hạ cám’, làm sao để trẻ không sa lầy?
Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp ‘cân não’ giáo viên
Câu chuyện cứu trợ bà con bị bão lũ của Thủy Tiên và vấn đề lòng tin
Lũ lụt miền Trung: Từ thiện, thử dấn thân, đừng là 'anh hùng bàn phím'
Yến Nguyệt (thực hiện)

Bài viết cùng chủ đề

Giáo dục Việt Nam

Xem nhiều

Đọc thêm

Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Hành trình ra đời của Tạp chí Quan hệ Quốc tế là ấp ủ, quyết tâm của Lãnh đạo Bộ Ngoại giao 35 năm về trước.
HLV Ruben Amorim không cho Leny Yoro ra sân trận U21 MU

HLV Ruben Amorim không cho Leny Yoro ra sân trận U21 MU

Tân HLV Ruben Amorim không muốn Leny Yoro thi đấu cho đội U21 MU trong bối cảnh trung vệ người Pháp vừa bình phục chấn thương.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11 ghi nhận đồng USD lên mức 107,15, mức cao nhất kể từ ngày 4/10/2023.
CHÍNH THỨC: HLV Pep Guardiola gia hạn hợp đồng hai năm với Man City

CHÍNH THỨC: HLV Pep Guardiola gia hạn hợp đồng hai năm với Man City

HLV Pep Guardiola ký hợp đồng mới có thời hạn hai năm, giữ ông ở lại Man City hơn một thập kỷ.
Độ mỏng của iPhone 17 Air ra sao?

Độ mỏng của iPhone 17 Air ra sao?

Theo nhà phân tích Apple Jeff Pu cho biết, iPhone 17 Air sẽ mỏng hơn iPhone 6 và trở thành chiếc iPhone mỏng nhất từ trước đến nay của
Chuyến công tác vừa thể hiện vai trò, uy tín với quốc tế, vừa tạo xung lực cho quan hệ song phương

Chuyến công tác vừa thể hiện vai trò, uy tín với quốc tế, vừa tạo xung lực cho quan hệ song phương

Chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 và thăm chính Cộng hoà Dominica của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân thành công tốt đẹp.
Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Tăng cường hợp tác quốc tế về phổ biến kiến thức khoa học hướng tới tăng trưởng xanh
Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Số liệu của APCO cho thấy, Australia tạo ra nhiều rác thải nhựa bình quân đầu người hơn mọi quốc gia khác trên thế giới, ngoại trừ Singapore.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo các hạng giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo các hạng giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Dưới đây là bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo các hạng giấy phép lái xe áp dụng từ ngày 1/1/2025.
Bão mạnh gây mất điện diện rộng, làm đổ cây, gián đoạn giao thông Bờ Tây nước Mỹ

Bão mạnh gây mất điện diện rộng, làm đổ cây, gián đoạn giao thông Bờ Tây nước Mỹ

Một cơn bão mạnh đổ bộ vào Bờ Tây nước Mỹ, khiến ít nhất 2 người thiệt mạng, gây mất điện trên diện rộng, làm gián đoạn giao thông nghiêm trọng.
Khi người trẻ lan toả nhận thức về bảo tồn rừng tại Việt Nam

Khi người trẻ lan toả nhận thức về bảo tồn rừng tại Việt Nam

Dự án Trạm Zừng Tâm khuyến khích nhiều bạn trẻ tìm hiểu và trực tiếp tham quan, trải nghiệm rừng già tại Vườn quốc gia Cúc Phương.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Ước tính, khoảng 500.000 người ở Hà Nội bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

Có những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên hạn chế sử dụng như nước ngọt có ga, cà phê có đường.
Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển hệ thống y tế TP. Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN'.
Phiên bản di động