TS. Vũ Thu Hương nhận định, clip xin 'vía' học giỏi từ búp bê của Thơ Nguyễn cho thấy thế giới mạng cũng 'thượng vàng hạ cám', có cái hay cái dở, có cái độc hại, nguy hiểm. |
Trẻ em từ 0 đến 10 tuổi không có đủ khả năng tổng hợp dữ liệu, kiến thức, không biết phân biệt đúng sai, thường sẽ nhìn nhận mọi thứ theo kiểu quan sát và bắt chước. Ghi nhớ của các con theo kiểu chụp hình cho nên nếu trẻ xem clip sẽ nhớ hình ảnh nào ấn tượng nhất.
Chính vì vậy, những clip nhảm như clip xin "vía" học giỏi của Thơ Nguyễn gây ra tác hại rất lớn đối với trẻ nhỏ. Các con sẽ hiểu là không cần phải học, chỉ cần cúng bái sẽ học giỏi. Hoặc trẻ suy nghĩ lệch lạc rằng có một thế lực siêu nhiên nằm ở trong con búp bê, có thể điều khiển thế giới, khiến nhiều cháu sợ những thế lực siêu nhiên, sợ bóng tối và rất có thể sẽ bị chấn động về mặt tâm lý.
Bởi vậy, các con cần được khám phá thế giới xung quanh, khám phá những thông tin trên sách báo hơn là để con dành thời gian cho các thiết bị điện tử. Kể cả khi các con đã trên 10 tuổi vẫn cần có những quan điểm, cách nhìn nhận đúng đắn về tất cả sản phẩm trên mạng. Lúc đó, khi gặp một clip xấu hoặc một thông tin độc hại các con sẽ biết phòng trừ như thế nào, ứng xử với nó ra sao.
Trong những thông tin cha mẹ cần cập nhật với con, không chỉ là tốt hay xấu, độc hại hay không, mà nên có cả những thông tin về mặt xác thực. Ví dụ, nhân vật này đang bị truy cứu hình sự hoặc những thông tin xấu kia có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người. Cha mẹ cần cập nhật cho các con, để các con kiểm chứng và hiểu hơn về các clip trên mạng.
Thực tế, hiện nay một số trang mạng có gói dịch vụ ngăn cản người dùng truy cập vào những trang có từ khóa bị cấm, phụ huynh hoàn toàn có thể đăng ký. Đồng thời, trên những phần mềm điện thoại cũng có tính năng ngăn chặn theo từ khóa, hạn chế bớt những trang web độc hại đối với trẻ.
Tuy nhiên, dù ở góc độ nào thì cha mẹ vẫn là kênh quan trọng nhất để điều chỉnh các con.
Về phía các cơ quan chức năng, họ cũng chỉ có chế tài xử phạt ở góc độ nào đó và nó phải nằm ở trong các quy định của Nhà nước. Muốn xử lý triệt để những kênh, trang gây hại cho trẻ cần phải quy tội danh cụ thể và có các chế tài xử lý triệt để, thậm chí khép tội hình sự thì lúc đó mới giải quyết tận gốc được. Vì đó thường là những kênh, trang web kiếm bội tiền nên bị phạt một vài chục triệu đồng đối với họ không là gì, giá trị răn đe hầu như không có.
Thực tế, ở trên mạng cũng giống như ngoài đời, khá là “thượng vàng hạ cám”, có cái hay cái dở, có cái rất độc hại, nguy hiểm. Internet với không gian hoàn toàn mở và tốc độ truy cập vô cùng nhanh có thể gây ảnh hưởng rất lớn trên phạm vi toàn cầu. Chính vì vậy, để trẻ em sử dụng các thông tin trên mạng vô tội vạ là điều hết sức nguy hiểm.
Có những thông tin ở trên Internet, trẻ em truy cập sẽ khám phá qua mắt và tai. Chính vì vậy các cháu sẽ có những hiểu biết thiếu hụt, đôi khi sai lệch. Ví dụ, dù học rất nhiều điều trên mạng nhưng các cháu không phân biệt được quả cam, quả quýt, quả bưởi; không phân biệt được quả đu đủ với quả xoài sau khi đã cắt ra. Nếu được tiếp xúc trực tiếp thì các cháu sẽ biết ngay bằng những giác quan khác nhau.
Chính vì những lý do này, việc cha mẹ phó mặc con cho Internet sẽ gây hại rất nhiều không chỉ về cơ thể, tính mạng, mà còn ảnh hưởng đến quá trình khám phá, tìm hiểu thế giới của các con.
Trong khi đó, hiện nay việc kiểm duyệt gần như không thể bởi những đơn vị cung cấp dịch vụ như Youtube tự do đưa lên clip của mình, họ làm những clip với tiêu chí hấp dẫn, gây tò mò để thu hút người xem.
Để trẻ không bị ảnh hưởng đến sức khỏe và nhân cách khi tiếp xúc trên thế giới ảo, để các em tiếp cận với mạng một cách khoa học và lành mạnh hẳn cha mẹ đóng vai trò là bậc kiểm duyệt cao nhất. (Nguồn: Tuổi trẻ) |
Không phủ nhận trẻ học được nhiều kiến thức từ Internet, tuy nhiên thế giới thực, “biển kiến thức” còn khổng lồ hơn nhiều. Dường như các con sử dụng thiết bị điện tử phần nhiều do cha mẹ muốn rảnh rang làm việc khác. Ban ngày trẻ đi học, phần lớn con đòi sử dụng máy tính, điện thoại vào buổi tối. Do các con thức quá khuya, thời gian buổi tối quá dài, cha mẹ bận rộn không có thời gian chơi với con. Dù biết nhưng không ít bậc phụ huynh vẫn “tặc lưỡi”, sẵn sàng “bán khoán” con cho thiết bị công nghệ, không kéo các con khám phá và tìm hiểu cuộc sống thật.
Để giải quyết vấn đề này, trẻ cần được bố trí đi ngủ sớm hơn. Khi đó, buổi tối của cha mẹ sẽ chia làm 2, phần dành cho con, phần dành cho các công việc khác. Trẻ sẽ ít tiếp xúc với các thiết bị điện tử, cha mẹ cũng có nhiều thời gian dành cho bản thân và công việc.
Để trẻ không bị ảnh hưởng đến sức khỏe và nhân cách khi tiếp xúc trên thế giới ảo, để các em tiếp cận với mạng Internet một cách khoa học và lành mạnh, hẳn cha mẹ đóng vai trò là bậc kiểm duyệt cao nhất. Ngoài việc giới hạn các con về hoạt động nào là hoạt động thật, hoạt động nào dùng các thiết bị điện tử khám phá không gian mạng, giới hạn thời gian bao nhiêu lâu, cha mẹ cần nhận xét, phân tích cho các con về những chủ đề mà các con tìm kiếm ở trên không gian mạng.
Đồng thời, phụ huynh cần cung cấp cho con các thông tin về những hiểm họa trên mạng, những kiến thức pháp luật và các quy tắc xã hội.
Mỗi hiện tượng mạng, dù xấu hay tốt cha mẹ cũng không nên áp đặt, bắt con tắt hay xóa. Hãy cùng con trao đổi thẳng thắn kiểu hội thảo khoa học để con tự phát biểu về suy nghĩ của mình. Khi đó, các con sẽ cảm nhận được sự tôn trọng của cha mẹ và dễ dàng phân biệt tốt - xấu, đúng - sai hơn bị ép và áp đặt.
Cụ thể, chúng ta có thể bàn luận về chủ đề Khá Bảnh, Lệ rơi hay những hiện tượng rất nổi trên không gian mạng và thảo luận với con theo cách giống cuộc hội thảo, cởi mở và tôn trọng lẫn nhau chứ không phải áp đặt quan điểm của cha mẹ lên trẻ.
Ngoài ra, có vài nhà cung cấp mạng đã có các gói dịch vụ hạn chế thời gian truy cập hoặc hạn chế địa chỉ truy cập theo đăng kí. Các phần mềm như Iphone, Android cũng có các chức năng này. Cha mẹ có thể nghiên cứu để sử dụng trong gia đình.
TIN LIÊN QUAN | |
Từ clip xin ‘vía’ học giỏi của Thơ Nguyễn: Đừng đẩy con cho ‘bảo mẫu’ Youtube | |
‘Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp không có lỗi, nhưng…’ | |
Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp ‘cân não’ giáo viên |