Đối phó với Trung Quốc, Ấn Độ cương quyết hướng về phía Đông

TGVN. Trung Quốc ngày càng mở rộng quan hệ với các nước láng giềng sát vách Ấn Độ khiến nước này sẽ phải gia tăng quan hệ với các nước Đông Nam Á và nhìn rộng ra là khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Phân tích và góc nhìn của mạng Stratfor. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
doi pho voi trung quoc dang troi day an do cuong quyet huong ve phia dong Ấn Độ theo dõi sát sao các tàu Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương
doi pho voi trung quoc dang troi day an do cuong quyet huong ve phia dong Thăm Ấn Độ vào cuối tháng 2, Tổng thống Trump sẽ ký thỏa thuận thương mại?
doi pho voi trung quoc dang troi day an do cuong quyet huong ve phia dong
Ấn Độ phải đối mặt với rủi ro ngày càng tụt hậu so với Trung Quốc, vốn đã vượt xa Ấn Độ về tiềm lực tài chính - quân sự và tầm ảnh hưởng khu vực.

Để củng cố sự toàn vẹn lãnh thổ và đối phó với Trung Quốc, Ấn Độ đang khẩn trương mở rộng vùng Đông Bắc của mình. Thế nhưng, liệu Ấn Độ có đẩy mạnh được quan hệ thương mại với các nước Đông Nam Á hay không phần nào phụ thuộc vào việc nước này có lợi đến đâu khi tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

Khát vọng cường quốc

Việc Ấn Độ cương quyết hướng về phía Đông cho thấy nước này mong muốn trở thành một trong những cường quốc kinh tế, quân sự ở châu Á, đồng thời cho thấy Trung Quốc chính là mối đe dọa hiện hữu, cản trở giấc mơ đó trở thành hiện thực.

Ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc cộng với việc nước này đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ có tranh chấp dọc biên giới Ấn Độ khiến New Delhi càng muốn thắt chặt quan hệ chính trị, kinh tế, an ninh với các nước Đông Nam Á và nhìn rộng ra là với các nước trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương thông qua chính sách Hành động hướng Đông của mình.

Không lâu sau khi nhậm chức vào năm 2014, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã giới thiệu một sáng kiến của chính phủ, trong đó nêu rõ kế hoạch tăng cường sự hiện diện quân sự và tập trung phát triển hạ tầng ở khu vực dọc biên giới Đông Bắc.

Ngoài mục đích đối phó với Trung Quốc trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ, phát triển khu vực Đông Bắc - biên giới giữa Ấn Độ và Myanmar và là cửa ngõ để Ấn Độ tiến vào Đông Nam Á, mở ra tiềm năng khai thác các thị trường xuất khẩu mới, Ấn Độ còn muốn nhằm thực hiện chiến lược của chính phủ là xây dựng nền kinh tế trị giá lên tới 5.000 tỷ USD.

Tuy nhiên, để đạt được những mục tiêu này, Ấn Độ trước tiên phải có được một thỏa thuận thương mại phù hợp với các nước Đông Nam Á. Nếu không, Ấn Độ sẽ phải đối mặt với rủi ro ngày càng tụt hậu so với Trung Quốc, vốn đã vượt xa Ấn Độ về tiềm lực tài chính - quân sự và tầm ảnh hưởng khu vực.

Với tình trạng tài chính hạn hẹp và quá trình thương thảo hiệp định RCEP gặp bế tắc, chưa kể tới nhiều thách thức khác, Ấn Độ khó có thể trở thành cường quốc đầu tàu ở một khu vực mà từ lâu đã nằm trong tầm ảnh hưởng của Trung Quốc.

Nhân tố Trung Quốc

Động lực chính đằng sau chính sách Hành động hướng Đông là mục tiêu của Ấn Độ muốn cân bằng quyền lực với Trung Quốc. Nền kinh tế trị giá 12.200 tỷ USD của Trung Quốc lớn gần gấp 5 lần so với nền kinh tế của Ấn Độ, cho phép Bắc Kinh nhanh chóng mở rộng hoạt động quân sự cũng như đầu tư và cho vay trên toàn lục địa Á-Âu thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI).

Trong khi đó, Ấn Độ lại lo ngại một Trung Quốc ngày càng hiếu chiến sẽ thách thức chủ quyền của mình ở khu vực biên giới Himalaya vốn đã chứng kiến nhiều tranh chấp, bao gồm cả bang Arunachal Pradesh ở cực Đông Bắc của Ấn Độ mà Trung Quốc cho rằng là một phần của Tây Tạng (Ngược lại, Ấn Độ lại tuyên bố khu vực Aksai Chin do Trung Quốc kiểm soát là một phần của Kashmir, vốn cũng là khu vực bị tranh chấp từ lâu).

Những nghi kỵ lẫn nhau khiến đôi bên đều ra sức xây dựng cơ sở hạ tầng dọc biên giới. Vậy nên trong tương lai, các cuộc xung đột biên giới sẽ là điều không thể tránh khỏi. Ngoài vấn đề tranh chấp đất đai, việc Trung Quốc mở rộng quan hệ để tiến sâu vào Nam Á và khu vực Ấn Độ Dương thông qua BRI khiến Ấn Độ càng quan ngại về an ninh hàng hải ở khu vực này. Ấn Độ cũng lo ngại khả năng bị cô lập khi Trung Quốc đứng ra tài trợ các dự án xây cảng ở Pakistan và Sri Lanka.

Và bởi yếu thế hơn về phương diện quân sự nên những lo ngại của Ấn Độ về Trung Quốc sẽ buộc nước này phải tìm cách xây dựng quan hệ đối tác an ninh chặt chẽ hơn với nhiều nước trong khu vực để đảm bảo cân bằng quyền lực. Kể từ năm 2016, Ấn Độ và Mỹ đã ký hai thỏa thuận quốc phòng mang tính nền tảng, cho phép Ấn Độ tiếp nhận các thiết bị liên lạc quân sự từ Mỹ và trao đổi các thông tin đã được mã hóa trên nền tảng sử dụng chung giữa lực lượng vũ trang Ấn Độ và Mỹ.

Washington và New Delhi cũng nâng cấp cuộc tập trận hàng hải chung Malabar bằng việc mời thêm Nhật Bản, một đối tác quan trọng của Ấn Độ trong khu vực, cùng tham gia. Kể từ năm 2017, Hải quân Ấn Độ đã tiến hành điều quân quanh năm tùy theo nhiệm vụ tới 7 khu vực ở Ấn Độ Dương.

Ấn Độ cũng tích cực tham gia nhiều tổ chức khu vực, trong đó có Sáng kiến vịnh Bengal về hợp tác kinh tế kỹ thuật đa ngành (gồm cả Thái Lan và Myanmar) và Hiệp hội Vành đai Ấn Độ Dương (gồm cả Singapore, Thái Lan và Australia).

New Delhi gần đây cũng chào mời Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) khoản tín dụng trị giá 1 tỷ USD nhằm tăng cường kết nối cả trên nền tảng kỹ thuật số cũng như trên thực địa giữa Ấn Độ và 10 nước thành viên ASEAN.

Mặt trận Đông Bắc

Ngoài những tính toán về an ninh cho khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, một mục tiêu nữa trong chính sách Hành động hướng Đông của Ấn Độ là dựa vào phát triển vùng Đông Bắc để củng cố sự toàn vẹn lãnh thổ của mình.

Khu vực Đông Bắc xa xôi hẻo lánh này có 8 bang kết nối với các vùng trung tâm của Ấn Độ thông qua con đường hành lang Siliguri rộng khoảng 19 km. Trong cuộc chiến biên giới năm 1962, Trung Quốc đã chiếm được vùng Aksai Chin và Arunachal Pradesh của Ấn Độ nhưng sau đó không còn kiểm soát Arunachal Pradesh nữa.

Để ngăn ngừa Trung Quốc quay lại xâm lược, Ấn Độ cố tình bỏ mặc không phát triển hạ tầng vùng Đông Bắc trong nhiều thập kỷ, khiến kinh tế ở đây trì trệ. Tuy nhiên trong thời gian này, Trung Quốc lại ngày càng tỏ rõ sự lớn mạnh về quân sự và quyết tâm muốn kiểm soát các vùng biên giới của họ, kể cả việc lấn vào khu vực Doklam, dẫn tới xung đột biên giới trong suốt 73 ngày vào năm 2017. Điều này càng cho thấy rõ tầm quan trọng của việc phát triển khu vực này.

Trên thực tế, Thủ tướng Ấn Độ Modi từ lâu đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển hạ tầng cho vùng Đông Bắc. Chỉ ít lâu sau khi nhậm chức vào năm 2014, chính phủ của ông đã thành lập Tổng công ty phát triển hạ tầng và cao tốc có chức năng quản lý gần 300 dự án với tổng chiều dài 13.630 km đường cao tốc trị giá khoảng 29 tỷ USD.

doi pho voi trung quoc dang troi day an do cuong quyet huong ve phia dong
Cầu Dhola-Sadiya bắc qua sông Lohit, một nhánh của sông Brahmaputra. Cầu dài 9,15km - dài nhất Ấn Độ kết nối bang Assam và bang Arunachal Pradesh ở Đông Bắc Ấn Độ. (Nguồn: PIB/AFP)

Những năm gần đây, Ấn Độ cũng thúc đẩy kết nối vùng Đông Bắc nước này với khu vực Đông Nam Á thông qua nước láng giềng Myanmar. Trong kế hoạch này, Ấn Độ đã dành ngân sách xây dựng hai phần đường và 69 cây cầu trên đường cao tốc kết nối 3 nước Ấn Độ, Myanmar và Thái Lan, đồng thời cảng Sittwe ở Myanmar để thúc đẩy phát triển thương mại đường biển tới vùng Tây Bengal và các tuyến đường tới Mizoram.

Để vùng Đông Bắc ngày càng hội nhập hơn với các khu vực trung tâm Ấn Độ, chính quyền Modi đã âm thầm giải quyết các nhóm nổi dậy tồn tại từ lâu ở khu vực này. Sau 22 năm đối thoại, New Delhi cuối cùng gần đạt được thỏa thuận hòa bình với phe cánh chủ chốt của Hội đồng xã hội chủ nghĩa dân tộc Nagaland, một nhóm ly khai hoạt động ở một số bang ở Đông Bắc Ấn Độ.

Cửa ngõ vào Đông Nam Á

doi pho voi trung quoc dang troi day an do cuong quyet huong ve phia dong
Ấn Độ về lâu dài tạo được sự bứt phá trong hoạt động xuất khẩu sang các thị trường Đông Nam Á hay không sẽ còn phụ thuộc vào kết quả đàm phán hiệp định thương mại. (Nguồn: Financial Express)

Việc lấy cơ sở hạ tầng làm chất xúc tác để thúc đẩy sự phát triển và hội nhập của vùng Đông Bắc là hoàn toàn hợp lý. Thế nhưng, Ấn Độ về lâu dài có tạo ra được sự bứt phá trong hoạt động xuất khẩu sang các thị trường Đông Nam Á hay không sẽ còn phụ thuộc vào kết quả đàm phán hiệp định thương mại.

Trong thập kỷ qua, kim ngạch nhập khẩu của Ấn Độ luôn cao hơn kim ngạch xuất khẩu sang các nước ASEAN, khiến thâm hụt thương mại của Ấn Độ với ASEAN tăng gấp 4 lần, từ 5 tỷ USD giai đoạn 2010-2011 lên tới gần 22 tỷ USD trong giai đoạn 2018-2019. Nguyên nhân là những hạn chế của hiệp định thương mại Ấn Độ-ASEAN 2010 mà RCEP sắp tới có thể khắc phục được, bởi hiệp định này sẽ tạo ra khu vực tự do hóa thương mại lớn nhất thế giới giữa 10 nước ASEAN và 6 đối tác thương mại là Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc và New Zealand.

Tuy nhiên, mặc dù có nhiều lợi ích tiềm tàng nếu tham gia RCEP nhưng Ấn Độ lại đang lưỡng lự bởi lo ngại ảnh hưởng tiêu cực đối với thị trường việc làm trong nước một khi hàng Trung Quốc tràn vào. Trước sức ép của dư luận trong nước phản đối việc tham gia này, tháng 11/2019, Thủ tướng Modi đã từ chối phê chuẩn hiệp định RCEP, một động thái cản trở nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ.

Trong bối cảnh địa chính trị Đông Nam Á đầy biến động như hiện nay, tham vọng của Ấn Độ muốn kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc và thúc đẩy thương mại với các nước Đông Nam Á sẽ khiến New Delhi tiếp tục theo đuổi chính sách Hành động hướng Đông. Và bởi Bắc Kinh đã xây dựng cơ sở hạ tầng xung quanh các khu vực biên giới và ngày càng tỏ rõ tham vọng chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ còn tranh chấp, New Delhi cũng sẽ phải xây dựng các cơ sở quân sự và hạ tầng ở khu vực này.

Thế nhưng, vì người hàng xóm phương Bắc lại quá mạnh cả về kinh tế và quân sự, nên con đường Ấn Độ sẽ phải nỗ lực rất nhiều trong thời gian tới để có đủ lực đối đầu với Trung Quốc với tư cách một cường quốc hàng đầu về địa chính trị tại châu Á.

doi pho voi trung quoc dang troi day an do cuong quyet huong ve phia dong

Không nghi ngờ nữa, Ấn Độ rất quan tâm đến Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

TGVN. Lần đầu tiên, Ấn Độ tổ chức hai cuộc đối thoại kênh 1.5 liền nhau và theo các chủ đề tương đồng về Ấn Độ ...

doi pho voi trung quoc dang troi day an do cuong quyet huong ve phia dong

Mặc cho Mỹ ra sức ve vãn, Ấn Độ vẫn tỏ ra 'kén chọn'

TGVN. Mỹ và Ấn Độ đều có nhu cầu kiềm chế sự phát triển nhanh chóng Trung Quốc, nhưng liệu Ấn Độ âm thầm bắt ...

doi pho voi trung quoc dang troi day an do cuong quyet huong ve phia dong

Trong khi Ấn Độ vẫn hoài nghi, Mỹ tìm mọi cách lôi kéo

TGVN. Mỹ coi Ấn Độ là “đồng minh tự nhiên” của của nước này và là điểm tựa quan trọng trong chiến lược Ấn Độ ...

Hồng Phúc (theo Stratfor)

Xem nhiều

Đọc thêm

Cách tải video Youtube về iPhone có độ phân giải tốt

Cách tải video Youtube về iPhone có độ phân giải tốt

Bạn muốn lưu video yêu thích của mình từ YouTube về iPhone để xem? Bài viết này sẽ gợi ý cho bạn cách tải nhanh chóng và dễ dàng qua ...
Ấn Độ-Australia chính thức 'ấn nút' khởi động mối quan hệ mới

Ấn Độ-Australia chính thức 'ấn nút' khởi động mối quan hệ mới

Ấn Độ và Australia sẽ tăng cường hợp tác trong các hành động về khí hậu và triển khai các giải pháp thúc đẩy năng lượng tái tạo.
Dàn người đẹp, nghệ sĩ chúc mừng Hoa hậu Thùy Tiên và đoàn phim 'Linh miêu: Quỷ nhập tràng'

Dàn người đẹp, nghệ sĩ chúc mừng Hoa hậu Thùy Tiên và đoàn phim 'Linh miêu: Quỷ nhập tràng'

Siêu mẫu Minh Tú, ca sĩ Hòa Minzy cùng dàn Hoa hậu, Á hậu chúc mừng Thùy Tiên ra mắt vai diễn phim 'Linh miêu: Quỷ nhập tràng'.
Ông Trump đề xuất các lãnh đạo cho lĩnh vực giáo dục, y tế và thương mại

Ông Trump đề xuất các lãnh đạo cho lĩnh vực giáo dục, y tế và thương mại

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vừa công bố ba đề cử cho vị trí Bộ trưởng Giáo dục, lãnh đạo Medicare và Medicaid, Bộ trưởng Thương mại.
Cách tạo Google Form chuyên nghiệp dành cho người mới bắt đầu

Cách tạo Google Form chuyên nghiệp dành cho người mới bắt đầu

Tạo Google Form trên điện thoại và máy tính rất đơn giản, nhưng đôi khi vẫn gây khó khăn. Cùng tìm hiểu cách tạo biểu mẫu và khảo sát qua ...
Festival Huế 2024: Những trải nghiệm mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Festival Huế 2024: Những trải nghiệm mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Từ ngày 22-24/11, Tuần lễ du lịch Chăm sóc sức khỏe - Wellness Tourism Weekend sẽ diễn ra trong khuôn khổ Lễ hội mùa Đông của Festival Huế 2024.
Ấn Độ-Australia chính thức 'ấn nút' khởi động mối quan hệ mới

Ấn Độ-Australia chính thức 'ấn nút' khởi động mối quan hệ mới

Ấn Độ và Australia sẽ tăng cường hợp tác trong các hành động về khí hậu và triển khai các giải pháp thúc đẩy năng lượng tái tạo.
Ông Trump đề xuất các lãnh đạo cho lĩnh vực giáo dục, y tế và thương mại

Ông Trump đề xuất các lãnh đạo cho lĩnh vực giáo dục, y tế và thương mại

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vừa công bố ba đề cử cho vị trí Bộ trưởng Giáo dục, lãnh đạo Medicare và Medicaid, Bộ trưởng Thương mại.
Mỹ cung cấp cho quốc gia Đông Nam Á hàng loạt vũ khí then chốt USV T-12

Mỹ cung cấp cho quốc gia Đông Nam Á hàng loạt vũ khí then chốt USV T-12

Mỹ đã cung cấp cho Hải quân của một quốc gia ở Đông Nam Á một số phương tiện mặt nước không người lái qua nguồn tài trợ quân sự nước ngoài.
Thủ tướng Israel tới Dải Gaza, tuyên bố sẽ đưa tất cả con tin về nhà

Thủ tướng Israel tới Dải Gaza, tuyên bố sẽ đưa tất cả con tin về nhà

Trong chuyến thăm Gaza, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố Hamas sẽ không còn hiện diện trên vùng đất này sau khi cuộc xung đột kết thúc.
EU rốt ráo hành động khẩn, tăng cường năng lực quân sự, một nước Baltic hối thúc gửi quân đến Ukraine

EU rốt ráo hành động khẩn, tăng cường năng lực quân sự, một nước Baltic hối thúc gửi quân đến Ukraine

Các bộ trưởng quốc phòng từ 18 nước thành viên EU đã ký thư bày tỏ ý định phát triển 4 chương trình phát triển hệ thống phòng không và tên lửa..
Israel tố Hezbollah tấn công lực lượng Liên hợp quốc ở Lebanon

Israel tố Hezbollah tấn công lực lượng Liên hợp quốc ở Lebanon

Lực lượng lâm thời của Liên hợp quốc tại Lebanon (UNIFIL) cho biết, 4 binh sĩ gìn giữ hòa bình đã bị thương trong một vụ tấn công bằng tên lửa.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
Phiên bản di động