Hà Lan sẽ trưng cầu dân ý về thỏa thuận hợp tác EU-Ukraine

Cử tri Hà Lan ngày 6/4 sẽ đưa ra quyết định về việc có ủng hộ một thỏa thuận của châu Âu nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ với Ukraine hay không.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
ha lan se trung cau dan y ve thoa thuan hop tac eu ukraine
Cử tri Hà Lan sẽ đi bỏ phiếu ủng hộ hoặc chống thỏa thuận EU - Ukraine trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 6/4. (Ảnh: EUobserver)

Cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức ngày 6/4 tới sẽ là bài thử nghiệm về thái độ của người dân đối với Brussels trước khi cuộc trưng cầu dân ý ở Anh về việc ở lại Liên minh châu Âu (EU) diễn ra vào tháng 6 tới và cũng có thể sẽ mang lại lợi thế cho Nga.

Một thỏa thuận chung về chính trị, thương mại và quốc phòng đã tạm thời được đưa ra, song cần phải được 28 nước thành viên EU thông qua để mỗi phần của hiệp định này có hiệu lực pháp lý toàn diện. Hà Lan là nước duy nhất chưa thông qua.

Bất cứ sự phản đối nào của cử tri Hà Lan hay của chính phủ nước này cũng đều sẽ trao cho Tổng thống Nga Vladimir Putin - người phản đối quan hệ EU-Ukraine sâu sắc hơn và bị nhiều người Hà Lan đổ lỗi vì đã khiến các phần tử nổi dậy Ukraine thân Nga bắn hạ máy bay MH17 xuất phát từ Hà Lan - một chiến thắng trong cuộc khẩu chiến với phương Tây. Một quyết định của EU nhằm thúc đẩy hiệp định này bất chấp một “phiếu chống”, dù chính phủ Hà Lan có tôn trọng hay không, có thể gây tổn hại đến EU và nêu bật những vấn đề của EU trước thềm cuộc trưng cầu dân ý ở Anh.

Thiery Baudet, một nhà vận động bỏ phiếu “chống” và là một trong những người tổ chức cuộc trưng cầu dân ý, nói: “Nếu các chính trị gia phớt lờ ‘phiếu chống’ của Hà Lan thì đó sẽ là một tín hiệu mạnh mẽ hơn những gì Anh đã nhận được. Đó là không còn cách nào để thay đổi tầng lớp chính trị của châu Âu và rằng họ nên bỏ phiếu rời EU”.

Nhiều người Hà Lan cảm thấy rằng họ đang đứng trước hai lựa chọn không hề hấp dẫn, đó là: các kế hoạch mở rộng EU được vẽ ra bởi bộ máy quan liêu Brussels; và việc giúp đỡ Tổng thống Nga Putin, người mà họ đã đổ lỗi gây ra thảm họa máy bay MH17 khiến gần 200 công dân Hà Lan thiệt mạng hồi tháng 7/2014.

Nhiều người khác đang cảm thấy bối rối về vấn đề này. Ông Gijs, một giáo viên dạy lái xe tại Amsterdam, nói: “Tôi sẽ không tham gia bỏ phiếu. Tôi không thể hiểu được cuộc trưng cầu dân ý này là về cái gì, và tôi không thể hiểu được tại sao nó lại được tổ chức”.

Một cuộc thăm do ý kiến do nhà điều tra dư luận Maurice De Hond thực hiện ngày 3/4 cho thấy 66% người dân chắc chắn tham gia bỏ phiếu, và họ sẽ bỏ phiếu “chống”, trong khi chỉ có 25% bỏ phiếu thuận. Trong khi đó, công ty điều tra TNS dự đoán số người đi bầu là 32%, trên ngưỡng 30% cần thiết để cuộc trưng cầu dân ý này có hiệu lực.

Chính phủ Hà Lan, vốn ủng hộ phiếu “thuận”, lo ngại rằng các trưng cầu dân ý lần này có thể sẽ giống như cuộc bỏ phiếu hồi năm 2005, khi mà đa số các cử tri Hà Lan đã phá vỡ truyền thống thân châu Âu và nói “không” với Hiến pháp của EU.

Bộ trưởng Tài chính Hà Lan Jeroen Dijsselbloem nói: “Tôi hy vọng rằng các cử tri Hà Lan có thể vượt qua sự chán nản này và nói rằng: ‘Đúng, chúng tôi khó chịu với châu Âu, chúng tôi khó chịu với chính phủ Hà Lan, nhưng chúng tôi vẫn ủng hộ Ukraine’”.

Mặc dù một số đảng phái trong Quốc hội nói rằng họ sẽ buộc phải tuân theo kết quả bỏ phiếu, nhưng Bộ trưởng Dijsselbloem nói: “Quan điểm của chính phủ là chúng ta sẽ tuân theo luật pháp”, có nghĩa rằng chính phủ sẽ tìm cách bảo vệ hiệp định, dù kết quả có thế nào.

Joshua Livestro - nhà vận động cho phiếu “thuận” trong cuộc trưng cầu dân ý -nói: “Bóng đen của ông Vladimir Putin đang lởn vởn quanh thỏa thuận này”, đồng thời lập luận rằng kết quả bỏ phiếu “chống” sẽ hoàn toàn có lợi cho ông Putin. Ông nhấn mạnh: “Cuối cùng, có phải chúng ta sẽ trao cho ông Putin những gì ông ta muốn?”.

Ban đầu, Nội các của Thủ tướng Mark Rutte đã nhấn mạnh đến những lợi ích kinh tế của hiệp định với Ukraine, nhưng sau đó lại tập trung vào tầm quan trọng của thỏa thuận này đối với các cải cách của Ukraine trong các lĩnh vực như chống tham nhũng, nhân quyền và dân chủ Ngày 2/4, Phó Thủ tướng Lodewijk Asscher nói: “Tất cả những ai muốn sự tiến bộ ở Ukraine đang yêu cầu chúng ta bỏ phiếu ‘thuận’, cùng với 27 quốc gia khác. Đó là mục tiêu duy nhất của cuộc trưng cầu dân ý này, chứ không phải điều gì khác”.

Các nhà vận động bỏ phiếu “chống” cho rằng thỏa thuận này là bước đi đầu tiên để hướng tới việc Ukraine có đủ tư cách thành viên EU. Ông Baudet nói: “Các học giả gọi đó là tư cách bán thành viên”. Nhiều chính khách Ukraine cảm thấy rằng đất nước họ xứng đáng có được thỏa thuận này và nỗ lực thể hiện rằng họ đã đạt được tiến bộ trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn của EU kể từ sau cuộc nổi dậy năm 2014 để lật đổ Tổng thống thân Nga Viktor Yanukovich.

Trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình Hà Lan hôm 3/4, Ngoại trưởng Ukraine Pavlo Klimkin đã nhấn mạnh đến tiến triển trong các lĩnh vực như quyền lợi của người đồng tính và chuyển giới - lĩnh vực mà Hà Lan luôn tự coi họ là "người dẫn đầu". Ông Klimkin nói: “Trong vòng 24 tháng kể từ sau cuộc biểu tình trên quảng trường Maidan, chúng tôi đã thực hiện nhiều cải cách hơn những gì đã làm trong 24 năm qua”.

N.K (theo Reuters)

Xem nhiều

Đọc thêm

Mỹ mở căn cứ tên lửa mới ở Ba Lan, khẳng định quyết tâm chiến lược

Mỹ mở căn cứ tên lửa mới ở Ba Lan, khẳng định quyết tâm chiến lược

Ngày 13/11, Mỹ chính thức khai trương căn cứ phòng không mới tại bờ biển Baltic của Ba Lan.
Thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và tỉnh Vladimir, Liên bang Nga

Thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và tỉnh Vladimir, Liên bang Nga

Đoàn công tác Đại sứ quán Việt Nam tại Nga do Đại sứ Đặng Minh Khôi dẫn đầu, thăm và làm việc tại tỉnh Vladimir nhằm thúc đẩy quan hệ ...
Làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Ấn Độ

Làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Ấn Độ

Phó Tổng thống kiêm Chủ tịch Thượng viện Ấn Độ đánh giá cao sự ưu tiên của Việt Nam đối với Ấn Độ trong việc tăng cường thúc đẩy quan ...
Hà Nội giữ vững vị trí lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

Hà Nội giữ vững vị trí lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

Baoquocte.vn. Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII đã mang lại diện mạo mới văn minh, hiện đại cho khu vực nông thôn Thủ đô.
Dự báo thời tiết ngày mai (14/11): Nhiều khu vực ngày nắng, gió nhẹ; Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ sáng sớm trời lạnh, sương mù nhẹ rải rác

Dự báo thời tiết ngày mai (14/11): Nhiều khu vực ngày nắng, gió nhẹ; Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ sáng sớm trời lạnh, sương mù nhẹ rải rác

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (14/11) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam thăm và làm việc tại Trung Quốc

Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam thăm và làm việc tại Trung Quốc

Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Phan Đình Trạc làm Trưởng đoàn thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 11-15/11.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Nhận định về những 'gạch đầu dòng' việc cần làm của ông Donald Trump trong 24h đầu tiên khi bước vào Nhà Trắng

Nhận định về những 'gạch đầu dòng' việc cần làm của ông Donald Trump trong 24h đầu tiên khi bước vào Nhà Trắng

Trong quá trình tranh cử, ông Donald Trump đã nhiều lần nhắc đến những kế hoạch hành động trong ngày đầu tiên nhậm chức Tổng thống Mỹ.
Báo Mexico đề cao mối quan hệ truyền thống của Việt Nam với các nước Mỹ Latinh

Báo Mexico đề cao mối quan hệ truyền thống của Việt Nam với các nước Mỹ Latinh

Nhân chuyến thăm của Chủ tịch nước Lương Cường tới Chile và Peru, báo Mexico ngày 9/11 đăng bài viết 'Việt Nam tăng cường quan hệ với Mỹ Latinh'.
Học giả Trung Quốc đánh giá cao lời kêu gọi về chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm

Học giả Trung Quốc đánh giá cao lời kêu gọi về chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm đưa ra rất kịp thời, thể hiện lập trường kiên định của ban lãnh đạo mới Việt Nam về phòng chống tham nhũng, lãng phí.
Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Nga cho rằng, thế giới đã bước vào giai đoạn dài biến động và thay đổi mà cuối cùng sẽ dẫn đến một trật tự thế giới đa cực.
Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Bầu cử Mỹ khép lại với những lo ngại từ giới chuyên gia rằng Washington có thể suy giảm cam kết trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?

Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi thông điệp chúc mừng tới Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump, khẳng định hai bên nên hợp tác, thay vì đối đầu.
Phiên bản di động