Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Thu Trang
Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay có nhiều điểm đặc biệt và dù hai ứng cử viên bà Kamala Harris và ông Donald Trump đang tranh đua quyết liệt chưa phân thắng bại, nhưng quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn duy trì đà phát triển tích cực trong tương lai.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ' bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam
Đại sứ Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ nhiệm kỳ 2014-2018, chia sẻ tại talkshow về bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 của Báo Thế giới và Việt Nam.

Trước thềm tổng tuyển cử Mỹ 2024, Đại sứ Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ nhiệm kỳ 2014-2018, đã chia sẻ với Báo Thế giới và Việt Nam những điểm nhấn đáng chú ý của cuộc bầu cử Mỹ năm nay và dự báo về quan hệ Việt Nam-Mỹ khi có tân Tổng thống.

Thưa Đại sứ, xin ông cho biết những điểm nhấn đáng chú ý của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay?

Có thể nhận thấy rằng, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất khác lạ và đặc biệt.

Thứ nhất, cuộc bầu cử này có rất nhiều tình tiết và biến động. Trong đó phải kể đến việc ông Trump quay trở lại đường đua; đảng Dân chủ phải thay người "giữa dòng" khi bà Kamala Harris đã thay ông Joe Biden vào tháng 7 vừa qua; ông Trump 2 lần bị ám sát; hay là câu chuyện nước Mỹ phải ứng phó với 2 cơn bão lớn vừa qua gây ra nhiều thiệt hại và việc cứu trợ cũng có thể tác động đến cuộc bầu cử.

Thứ hai, nước Mỹ bây giờ đã rất khác: một nước Mỹ phân hóa, một nước Mỹ đã qua khỏi đại dịch, tuy đã kiểm soát được lạm phát nhưng vẫn đang có nhiều khó khăn trong nước và cảm nhận của người dân về những khó khăn kinh tế vẫn còn rất lớn. Ngoài ra, nước Mỹ còn đang phải ứng phó với nhiều cuộc khủng hoảng xảy ra trên thế giới, trong đó có Trung Đông và Ukraine.

Thứ ba, cho đến lúc này, khi chỉ còn vài ngày thì cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn sát sao, chưa phân định được thắng bại. Do đó, cuộc cạnh tranh khốc liết đang dồn vào các bang chiến trường. Có thể thấy, đây là một cuộc bầu cử chắc chắn sẽ sít sao tới tận phút cuối.

Với Đại sứ Phạm Quang Vinh, dự đoán của ông về kết quả bầu cử chung cuộc sẽ như thế nào?

Như tôi vừa nói, cuộc bầu cử này rất sít sao, có nghĩa rằng độ chênh lệch về tỷ lệ ủng hộ không quá lớn. Khoảng cách của các cuộc thăm dò đều nằm trong độ sai số và kết quả thực tế bất cứ lúc nào cũng có thể đảo chiều. Điều đó cho thấy, cuộc bầu cử này sẽ kịch tính cho đến phút chót, tức là đến ngày 5/11 vẫn còn khó khăn để đoán định kết quả.

Với lá phiếu phổ thông, dựa trên những thăm dò dư luận hiện nay cũng như dự đoán của cá nhân, tôi cho rằng bà Kamala Harris có thể đạt được nhiều hơn. Tuy nhiên, với lá phiếu đại cử tri, để có thể xác định người thắng cử còn rất sít sao.

Hiện sự chú ý đang dồn vào 7 bang "chiến trường" và cuộc đua ở các bang này vẫn đang rất quyết liệt. Đặc biệt không khí đua tranh tại bang Pennsylvania đang "nóng" nhất do ở đây có 19 phiếu đại cử tri - nhiều nhất trong số 7 bang "chiến trường" nên cả hai ứng viên đều đang tập trung vào đây. Tuy nhiên, mỗi ứng cử viên đều có những điểm mạnh, điểm yếu ở khu vực này.

Lịch sử bầu cử Mỹ năm 2016 và năm 2020 cho thấy, đôi khi chỉ hơn vài chục ngàn phiếu là giành được cả bang cùng với số phiếu đại cử tri ở đó.

Đáng chú ý, dù nhiều cuộc thăm dò dư luận trong thời gian qua cho rằng bà Kamala Harris chiếm ưu thế nhỉnh hơn một chút, nhưng chỉ là 1-2 điểm phần trăm và nằm trong khả năng sai số. Dường như "sự hưng phấn" đối với bà Kamala Harris đã chững lại.

Trong khi đó, ông Donald Trump lại có được nhiều cử tri rất nhiệt tình ủng hộ, nhưng cũng không mở rộng thêm nữa vòng tròn ủng hộ của mình, bởi vì chủ thuyết của ông khá cực hữu và khó để tăng cường lực lượng ủng hộ nòng cốt.

Quay trở lại các bang "chiến trường", có hai điểm đáng chú ý có thể tác động đến kết quả ở đây. Một là, khả năng cử tri trên thực tế bỏ phiếu và thành phần của các cử tri này. Bởi không phải ai đăng ký đi bỏ phiếu, không phải ai thăm dò dư luận nói rằng ủng hộ bên nào thì cuối cùng họ sẽ bỏ phiếu cho bên đó. Nhiều khi họ nói ủng hộ bên A khi thăm dò nhưng cuối cùng lại bỏ phiếu cho bên B. Đây vốn là bài học kinh nghiệm đã xảy ra nhiều lần ở bầu cử Mỹ.

Hai là, bà Kamala Harris thay ông Joe Biden là vào tháng 7, trên thực tế thì thực sự vào cuộc là tháng 8. Do đó, nữ Phó Tổng thống chỉ có 3 tháng cho đến ngày bầu cử để củng cố liên minh của mình. Bởi vậy, tôi e rằng liệu liên minh này có đủ nhiệt tình, đủ nhiệt huyết để đi bỏ phiếu trên thực tế hay không.

Về câu chuyện tranh chấp ở các bang "chiến trường", cá nhân tôi cho rằng sẽ rất sít sao, nhưng lo ngại phần nhiều hơn có lẽ nằm ở phía bà Kamala Harris.

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ' bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam
Ông Trump và bà Hariss đang bám đuổi rất sít sao, đặc biệt là ở 7 bang "chiến trường". (Nguồn: Gettty).

Theo Đại sứ, những yếu tố nào có thể tác động đến giai đoạn phút chót này và kết quả cuối cùng của cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay?

Trong lịch sử bầu cử Mỹ, người ta hay nói đến "bất ngờ tháng 10". “Bất ngờ tháng 10” (October surprise) là một sự kiện xảy một cách cố ý hoặc ngẫu nhiên vào tháng trước cuộc bầu cử, có thể làm thay đổi lộ trình và kết quả cuộc đua do không còn đủ thời gian để đưa ra các giải pháp ứng phó.

Thời gian qua, bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay đã trải qua nhiều biến động lớn, chẳng hạn như việc thay ứng cử viên của đảng Dân chủ, các vụ mưu sát đối với ông Trump và những sự cố khác. Sau tất cả những biến động đó, nếu có một sự cố nào khác vào thời điểm phút chót này cũng không làm đảo chiều những xu hướng ủng hộ của các cử tri đang diễn ra hiện nay.

Như tôi đã nói ở trên là vài chục ngàn phiếu có thể quyết định thành bại của một ứng cử viên ở một bang, đặc biệt là bang "chiến trường". Vậy thì vài chục ngàn phiếu đó liệu có thể ảnh hưởng bởi điều gì?

Bất cứ điều gì xảy ra cũng có thể tác động đến một bộ phận dân cư, một bộ phận cử tri đi bỏ phiếu. Chẳng hạn như câu chuyện ở Trung Đông, nếu xung đột leo thang, thảm họa nhân đạo gia tăng, thì có lẽ bộ phận cử tri người Arab, người Palestine, nhất là ở bang chiến trường Michigan, có thể đảo chiều quyết định hoặc thậm chí là không tham gia bỏ phiếu thì có thể sẽ tạo ra thay đổi chung cuộc. Do đó, nhiều yếu tố có thể tác động đến tỷ lệ cử tri thực tế đi bầu.

Đồng thời, thành phần của bộ phận đi bầu trên thực tế cũng rất quan trọng. Ví dụ, nếu cử tri thuộc phe Dân chủ nhưng lại chẳng mặn mà gì với ứng cử viên của đảng thì có ủng hộ nhưng không đi bầu cũng khiến ứng viên của đảng mất phiếu, hay là đảng Cộng hòa cũng vậy.

Do đó, tỷ lệ cử tri thực sự đi bầu và thành phần cử tri sẽ mang tính quyết định đối với 7 bang "chiến trường" nói riêng và với cả cuộc bầu cử này nói chung.

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ' bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam
Ông Donald Trump đến Việt Nam tháng 11/2017. (Nguồn: TTXVN)

Trong những năm qua, Việt Nam và Mỹ duy trì đà phát triển tích cực, ổn định và thực chất. Hai nước đã nâng cấp lên quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vào năm ngoái. Điều mà chúng ta quan tâm hiện nay là việc Mỹ có tân Tổng thống sẽ tác động thế nào đến quan hệ song phương, thưa Đại sứ?

Chúng ta cần hình dung ra các kịch bản khác nhau của cuộc bầu cử lần này. Bà Kamala Harris hay ông Donald Trump thắng cử thì "màu sắc" chính sách đối ngoại sẽ khác nhau, nhưng tựu chung vẫn có một số điểm chung.

Thứ nhất, nước Mỹ ngày càng trở nên hướng nội hơn và thực dục hơn. Dù là bà Kamala Harris hay là ông Donald Trump lên cầm quyền, đều đang tính đến lợi ích của nước Mỹ nhiều hơn, dù là cách tiếp cận của mỗi người có thể khác biệt.

Thứ hai, cá nhân tôi cho rằng, dù một trong hai ứng cử viên đắc cử thì cũng không đảng phái nào có thể nắm trọn cả ba nhánh quyền lực là Nhà Trắng, Thượng viện và Hạ viện. Quyền lực sẽ được phân chia dẫn đến việc Tổng thống khó có được những chủ thuyết riêng của mình và được thể hiện hoàn toàn theo khuynh hướng Dân chủ hay Cộng hòa, mà sẽ phải có sự phối hợp, nhân nhượng giữa hai đảng với nhau. Trong bối cảnh phân hóa hiện nay, rất khó để thông qua những quyết sách lớn theo một đảng nhất định.

Thứ ba, nếu bà Kamala Harris giành chiến thắng, nhiều dự báo cho rằng, bà sẽ đi theo chiều hướng chính sách của ông Joe Biden. Tuy nhiên, bà Harris không phải là ông Biden, bà có một mặt theo chiều hướng chung của đảng Dân chủ, nhưng mặt khác bà lại thiên về hướng tả. Do đó, bà sẽ cân đối ưu tiên chung của đảng Dân chủ và thiên tả như thế nào là điều chúng ta cũng phải chú ý, đặc biệt là trong quan hệ với Việt Nam.

Nhưng nếu người chiến thắng là ông Trump thì nhiệm kỳ tới sẽ không giống với chính quyền Trump 1.0. Bởi sau 8 năm, tình hình quốc tế đã khác, mâu thuẫn của ông Trump với phe Dân chủ cũng khác và những bài học kinh nghiệm trong nhiệm kỳ đầu, sẽ khiến ông có cách tiếp cận khác.

Do đó, quan hệ Việt Nam-Mỹ hậu bầu cử Mỹ 2024 cần phải đặt trong bức tranh chung của nước Mỹ.

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ' bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris tháng 8/2021. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Tuy nhiên, dù là bà Harris hay ông Trump lên nắm quyền, tôi cho rằng tổng quan quan hệ hai nước có ba điểm thuận lợi để tiếp tục phát triển tích cực.

Một là, sự phát triển của quan hệ Việt-Mỹ đem lại lợi ích cho cả hai nước. Mỹ có lợi ích trong việc thúc đẩy quan hệ với Việt Nam cả về kinh tế, thương mại lẫn địa chiến lược ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, và Việt Nam cũng vậy. Do đó, sự phát triển của quan hệ Việt-Mỹ có được sự đồng thuận của cả hai đảng phái ở Mỹ.

Hai là, Việt Nam tiếp tục chính sách coi trọng quan hệ với các nước trong khu vực và các nước lớn, chính sách này cũng phù hợp với cả quan điểm của ông Trump và bà Harris.

Ba là, hai nhân vật này không phải "gương mặt mới" trong quan hệ với Việt Nam. Ông Trump đã có một nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ và từng hai lần đến Việt Nam vào năm 2017 và 2019 với những ấn tượng tốt đẹp về đất nước hình chữ S.

Trong khi đó, bà Harris năm 2021 là lãnh đạo cao nhất của nước Mỹ ngay trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ Phó Tổng thống Mỹ đã đến thăm Việt Nam.

Có thể thấy có nhiều cơ sở để lạc quan, tuy nhiên cũng cần phải lưu ý một số điểm khác biệt trong quan hệ với Việt Nam giữa hai ứng cử viên.

Bà Harris, với quan điểm của đảng Dân chủ, cộng với thiên hướng thiên tả, sẽ chú trọng nhiều hơn tới câu chuyện liên quan đến tiêu chuẩn môi trường, lao động, dân chủ, nhân quyền... Và cách tiếp cận các vấn đề này đặt trong tương quan chiến lược quan hệ với khu vực và với Việt Nam.

Trong khi đó, ông Trump chắc chắn sẽ quan tâm đến kinh tế và thương mại, bao gồm cả việc thâm hụt thương mại đang tồn tại khách quan giữa hai nước.

Tuy nhiên, không chỉ là với Việt Nam mà còn với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nơi có các đối thủ của Mỹ như Nga hay Trung Quốc, có các đồng minh như là Nhật Bản, Ấn Độ hay Australia, với các thiết chế đa phương ở đây như ASEAN, thì liệu ông Trump sẽ ứng xử thế nào?

Tôi thấy rằng, có rất nhiều vấn đề đang đặt ra. Dù rằng quan hệ Việt-Mỹ có cơ sở để tiếp tục thúc đẩy vì nó phù hợp với cả lợi ích của hai nước, phù hợp với địa chiến lược của Mỹ ở khu vực này, nhưng sắc thái, thứ tự ưu tiên và cách tiếp cận của ông Trump sẽ thực dụng hơn, trong khi bà Harris sẽ chiến lược hơn.

Vì vậy, chúng ta phải đánh giá rất kỹ càng các khả năng khác nhau, các ưu tiên khác nhau của cả hai ứng cử viên để có sự chuẩn bị trước. Đồng thời, chúng ta đã có kinh nghiệm trong quan hệ với Mỹ ở những chính quyền của cả đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa trong những thời kỳ khác nhau.

Với song trùng về lợi ích song phương, song trùng về lợi ích địa chiến lược khu vực, tôi tin chắc chắn rằng chúng ta sẽ tiếp tục duy trì đà phát triển quan hệ Việt-Mỹ ổn định, tích cực.

Xin cảm ơn Đại sứ!

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Cuộc đua vô cùng sít sao, 7 bang 'chiến trường' bất phân thắng bại

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Cuộc đua vô cùng sít sao, 7 bang 'chiến trường' bất phân thắng bại

Theo các kết quả thăm dò dư luận công bố ngày 1/11, ông Donald Trump và bà Kamala Harris cách biệt rất ít, chỉ dưới ...

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, nhiệm kỳ tổng thống có thời hạn 4 năm. Ứng cử viên Tổng thống phải thoả mãn những tiêu chuẩn bắt ...

Bầu cử tổng thống Mỹ: Bang Washington huy động Lực lượng vệ binh quốc gia trực chiến, bà Harris và ông Trump bám đuổi sát nút, lâm thế giằng co

Bầu cử tổng thống Mỹ: Bang Washington huy động Lực lượng vệ binh quốc gia trực chiến, bà Harris và ông Trump bám đuổi sát nút, lâm thế giằng co

Thống đốc bang Washington ngày 1/11 cho biết ông đã huy động một số thành viên Lực lượng Vệ binh Quốc gia Mỹ trực chiến ...

Bầu cử Mỹ 2024: Ai sẽ là Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ?

Bầu cử Mỹ 2024: Ai sẽ là Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ?

Chỉ còn 3 ngày nữa là cuộc bầu cử gay cấn bậc nhất thế giới sẽ diễn ra và có kết quả chung cuộc. Hãy ...

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng ...

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024

Xem nhiều

Đọc thêm

Lãnh đạo Ủy ban Biên giới quốc gia thăm và chúc mừng các đơn vị Bộ Quốc phòng

Lãnh đạo Ủy ban Biên giới quốc gia thăm và chúc mừng các đơn vị Bộ Quốc phòng

Trong các ngày 20-21/12, đoàn công tác Uỷ ban Biên giới quốc gia đến thăm, chúc mừng các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Kinh tế thế giới 2024 ‘vượt ngàn chông gai’

Kinh tế thế giới 2024 ‘vượt ngàn chông gai’

Năm 2024, nền kinh tế thế giới chưa hoàn toàn hồi phục sau đại dịch Covid-19 và các xung đột liên tiếp xảy ra trên toàn cầu.
Bán kết ASEAN Cup: Cháy vé trận tuyển Việt Nam gặp Singapore

Bán kết ASEAN Cup: Cháy vé trận tuyển Việt Nam gặp Singapore

Toàn bộ vé trận tuyển Việt Nam đấu với Singapore tại bán kết ASEAN Cup 2024 (AFF Cup) được VFF thông báo đã bán hết.
Iceland lập chính phủ liên minh ba đảng, có nữ Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử

Iceland lập chính phủ liên minh ba đảng, có nữ Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử

Iceland ngày 21/12 đã thành lập chính phủ liên minh ba đảng.
Cận cảnh siêu xe thể thao Praga Bohema trị giá 1,43 triệu USD vừa được bàn giao

Cận cảnh siêu xe thể thao Praga Bohema trị giá 1,43 triệu USD vừa được bàn giao

Praga Bohema là mẫu siêu xe thể thao đặc biệt được chế tác thủ công tỉ mỉ với số lượng giới hạn chỉ 20 chiếc và có giá bán lên ...
BYD sắp trình làng xe thể thao chạy điện mới, cạnh tranh với Porsche 911

BYD sắp trình làng xe thể thao chạy điện mới, cạnh tranh với Porsche 911

Xe thể thao điện Denza (thương hiệu con của BYD) dự kiến được ra mắt tại Triển lãm Ô tô Thượng Hải 2025 với mức giá khoảng 300.000 Nhân dân ...
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Anh Keir Starmer tới Trung Đông phản ánh ưu tiên và quan điểm của xứ sở sương mù trong hợp tác với khu vực này.
Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Việc Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli chọn Trung Quốc làm điểm dừng chân trong chuyến công du đầu tiên phản ánh thay đổi đáng chú ý từ Kathmandu.
Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Vào nửa đêm 3/12, một cơn 'địa chấn' đã làm rung chuyển Hàn Quốc sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố tình trạng khẩn cấp.
Từ thiết quân luật đến luận tội

Từ thiết quân luật đến luận tội

Cụm từ 'thiết quân luật' từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.
Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik, kho vũ khí hạt nhân của nước này được quan tâm hơn bao giờ hết.
'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

Cuộc nội chiến kéo dài ở Syria đã thu hút sự chú ý của thế giới sau khi lực lượng nổi dậy bất ngờ chiếm giữ hầu hết Aleppo.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Vũ khí hạt nhân đặc biệt nổi bật vì sự hủy diệt tuyệt đối và khả năng đe dọa toàn cầu, song vẫn có những công cụ khác có sức phá hủy kinh hoàng.
Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Mosco sẽ tiếp tục thử nghiệm tên lửa Oreshnik trong chiến đấu sau khi dùng để tấn công Ukraine ngày 21/11.
Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Sự xuất hiện của kênh đào nhân tạo giúp phá vỡ giới hạn địa lý, mở ra vô vàn cơ hội cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và chính trị toàn cầu.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động