Hiệp định Paris 1973 về Việt Nam nhìn từ góc độ quốc tế

GS.TS. Phạm Quang Minh
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội
Hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam diễn ra trong bối cảnh quốc tế khó khăn và những năm cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hiệp định Paris 1973 về Việt Nam nhìn từ góc độ quốc tế
Đồng chí Nguyễn Duy Trinh ký Hiệp định Paris về Việt Nam, ngày 27/1/1973. (Ảnh: Lưu trữ Bộ Ngoại giao)

Có thể nói, Hiệp định Paris 1973 là một hiệp định vì hòa bình nhưng thấm đẫm máu của một cuộc chiến, mà việc ký kết nó chỉ diễn ra khi cả hai bên đều kiệt sức và không còn lối thoát nào khác.

Bối cảnh đặc biệt

Hiệp định Paris là thắng lợi lớn nhất về mặt ngoại giao của Việt Nam kể từ năm 1945 đến nay. Khởi động ngày 13/5/1968, Hội nghị ban đầu chỉ gồm đại điện của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) và Mỹ. Sau đó, từ 18/1/1969, Hội nghị có sự hiện diện của đại diện Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam sau đổi thành Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam (CPCMLT) và Việt Nam Cộng hoà (tức chính quyền Sài Gòn). Vì thế Hội nghị Paris còn được gọi là Hội nghị “bốn bên” và “2 phía”.

Hội nghị Paris và việc ký Hiệp định Paris 1973 diễn ra trong bối cảnh vô cùng đặc biệt.

Thứ nhất, hội nghị và cuộc chiến diễn ra trong sự bất cân xứng về lực lượng, khi Việt Nam phải đối mặt với nửa triệu quân Mỹ, các lực lư­ợng đồng minh của Mỹ từ Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Australia, New Zealand cùng với lực lư­ợng quân đội Sài Gòn và một số lượng vũ khí, súng đạn và các phương tiện chiến tranh thuộc hàng hiện đại nhất thế giới, lần đầu tiên được thử nghiệm ở Việt Nam.

Thứ hai, cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam thực chất là cuộc đối đầu giữa hai phe Tư bản chủ nghĩa (TBCN) và Xã hội chủ nghĩa (XHCN) trong trật tự hai cực. Nếu như trong nội bộ phe TBCN có sự mâu thuẫn giữa Mỹ và Pháp, mà biểu hiện là trụ sở của NATO phải chuyển từ Paris đến Bruxelles, thì trong nội bộ phe XHCN lại xảy ra xung đột giữa Liên Xô và Trung Quốc, bắt đầu từ năm 1953 sau cái chết của Stalin, nhưng bùng nổ năm 1956 tại Đại hội XX Đảng Cộng sản Liên Xô và lên đến cao trào vào năm 1962-1963 khi chiến tranh biên giới nổ ra giữa hai nước.

Thứ ba, một điều đáng chú ý với tiến trình Hội nghị Paris là bắt đầu từ năm 1972, khi Liên Xô và Trung Quốc gia tăng cạnh tranh không chỉ nhằm khẳng định vị trí lãnh đạo phong trào cộng sản quốc tế, mà quan trọng hơn còn nhằm đối trọng với Mỹ. Tuy cả hai đều tuyên bố “không bán đứng Việt Nam”, nhưng thực chất họ đã hành động vì lợi ích của mình.

Thách thức từ ngoại giao nước lớn

Đến năm 1972, cuộc kháng chiến chống Mỹ đã kéo dài gần 2 thập kỷ và hội nghị Paris đã b­ước sang năm thứ tư­. Đó cũng là năm nước Mỹ tiến hành bầu cử tổng thống và Nixon muốn ở lại Nhà Trắng thêm một nhiệm kỳ. Trong bối cảnh giằng co của chiến tranh, chính quyền Nixon đã tiến hành chiến lược ba gọng kìm bao gồm ngoại giao, truyền thông và quân sự để gây áp lực buộc Việt Nam phải thực hiện kế hoạch của Mỹ.

Về ngoại giao, đầu tháng 1/1972, Phó trợ lý về an ninh quốc gia Alexander Haig tới Bắc Kinh gặp Thủ tướng Chu Ân Lai. Nếu ông Haig đã không thể dùng “mối đe dọa Liên Xô” để thuyết phục Thủ tướng Chu Ân Lai, thì ông Kissinger cũng không thể dùng con bài Trung Quốc để thuyết phục Đại sứ Dobrynin. Trung Quốc và Liên Xô không chỉ cạnh tranh lôi kéo sự chú ý của Washington, mà còn trong việc lấy lòng Hà Nội.

Tiếp theo đó, Tổng thống Nixon cũng thực hiện một loạt các biện pháp ngoại giao khác mà đỉnh cao là các cuộc gặp thượng đỉnh ở Bắc Kinh và Moscow, đã làm tăng uy tín của Nixon khi năm bầu cử tổng thống bắt đầu.

Trong bối cảnh đó, từ ngày 21-28/2, Tổng thống Nixon đã tới thăm Trung Quốc và từ ngày 22 đến 30/5/1972, lại “gặt hái” thêm một chiến thắng ngoại giao ngoạn mục với chuyến thăm tới Moscow.

Âm mưu của Mỹ đã được chính Tổng thống Nixon khẳng định: “Tôi cho rằng việc nối lại quan hệ với Trung Quốc và hoà dịu với Liên Xô là những phương pháp khả quan để đẩy nhanh việc chấm dứt chiến tranh”.

Về truyền thông, cũng trong thời gian đó, Giám đốc CIA Richard Helms đề xuất xây dựng một chuỗi chiến dịch đánh lừa và xuyên tạc thông tin chống lại Bắc Việt, để gây thêm khó khăn cho các lãnh đạo Hà Nội và thôi thúc họ quan tâm tới giải pháp đàm phán hơn. Tin đồn mà Mỹ tung ra là Nixon đã thỏa thuận thành công với các lãnh đạo Liên Xô và Trung Quốc rằng hai nước này sẽ ngừng viện trợ cho VNDCCH.

Về quân sự, mặc cho các cuộc ngoại giao con thoi diễn ra ở Bắc Kinh, Moscow, Hà Nội, Mỹ và chính quyền Sài Gòn vẫn đẩy mạnh các cuộc khiêu khích lấn chiếm ở các chiến trường miền Nam kết hợp ném bom miền Bắc. Trong số đó phải kể đến chiến dịch Xuân - Hè năm 1972 khi mà hai bên quyết giành được thắng lợi để gây áp lực trên bàn đàm phán ở Paris. Mặc dù không bên nào giành được thắng lợi trọn vẹn, nhưng chiến dịch này đã làm Washington bối rối, còn Bắc Kinh và Moscow bị rơi vào thế lưỡng nan giữa Hà Nội và Washington.

Như vậy là Mỹ đã thành công trong chiến lược ngoại giao nước lớn kết hợp với biện pháp truyền thông và hoạt động quân sự ở miền Nam, nhằm cô lập Việt Nam. Những thoả thuận mà Mỹ đạt được với các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Liên Xô và hai gọng kìm truyền thông và quân sự cho thấy sự nham hiểm của chính quyền Mỹ và cũng cho thấy thái độ của hai nước đồng minh đối với cuộc kháng chiến của Việt Nam.

Hiệp định Paris 1973 về Việt Nam nhìn từ góc độ quốc tế
Toàn cảnh Hội nghị Paris về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. (Ảnh tư liệu)

Bước ngoặt đàm phán tháng10/1972

Đến cuối tháng 9, đầu tháng 10 năm 1972, cuộc đàm phán Paris dường như đã đi vào ngõ cụt. Sức ép đối với các bên đều rất lớn. Cuộc tiến công Xuân - Hè năm 1972 không đem lại kết quả như ý muốn cho VNDCCH. Phong trào phản đối Mỹ diễn ra khắp nơi. Liên Xô và Trung Quốc cũng thất vọng về VNDCCH.

Tình thế giằng co còn có thể kéo dài, trong khi cả Mỹ và VNDCCH đều muốn có một thắng lợi quân sự quyết định để có lợi thế trên bàn đàm phán. Trong khi đó, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang đến gần. Một cuộc chạy đua ngầm đã diễn ra giữa Mỹ và VNDCCH xem liệu có thể lợi dụng cuộc bầu cử cho mục đích của mình. Trong khi đó về phía Mỹ, đối thủ của Nixon là McGovern của Đảng Dân chủ đang tạo ra áp lực rất lớn cho Đảng Cộng hòa khi chủ trương chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam không điều kiện và dừng viện trợ quân sự cho chính quyền Sài Gòn.

Ngày 8/10/1972 đã diễn ra bước đột phá trong đàm phán ở Paris khi VNDCCH đề nghị chấm dứt chiến tranh, với điều kiện lực lượng quân Mỹ và đồng minh phải rút khỏi Đông Dương trong vòng 60 ngày, hai bên tiến hành trao trả toàn bộ tù binh, chính quyền Sài Gòn và Nguyễn Văn Thiệu tiếp tục được tồn tại, những vấn đề chính trị, quân sự của miền Nam sẽ do các bên miền Nam giải quyết.

Sau nhiều buổi tranh luận căng thẳng, gay gắt, đến ngày 12/10/1972, hai bên đã đạt được thoả thuận với những nội dung cơ bản, định ra một lịch trình để tiến tới ký kết Hiệp định vào cuối tháng 10. “Hòa bình dường như đã nằm trong tầm tay”, tuy nhiên, vào phút cuối Mỹ đã lật lọng.

Khả năng là Mỹ không có ý định kết thúc chiến tranh trước ngày bầu cử như­ng lại muốn sử dụng việc đàm phán đem lại hòa bình để tranh thủ sự ủng hộ của cử tri. Nhưng lần này người cản trở Mỹ ký hiệp định trớ trêu thay lại chính là Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, đồng minh thân cận của Mỹ. Nguyễn Văn Thiệu đã phản đối dữ dội bản dự thảo hiệp định vì cho rằng nó “thực chất là một sự đầu hàng của Mỹ".

Đầu tháng 11, Mỹ và VNDCCH lại tiếp tục gặp nhau ở Paris. Phía Mỹ tiếp tục đòi sửa nhiều điều trong bản dự thảo, trong đó có các vấn đề như vị trí của CPCMLT, việc rút quân đội miền Bắc khỏi miền Nam, việc trao trả tù binh,...

Đổ lỗi cho Việt Nam không có thiện chí đàm phán, Mỹ chuyển sang dùng sức mạnh quân sự, tiến hành cuộc ném bom bằng B52 suốt 12 ngày đêm cuối tháng 12/1972 ở Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố khác, nhằm đưa miền Bắc Việt Nam trở về “thời kỳ đồ đá”.

Nhưng Mỹ đã thất bại thảm hại trong cuộc chiến “Điện Biên Phủ trên không". Ngày 30/12/1972, Tổng thống Nixon buộc phải hạ lệnh chấm dứt cuộc không kích bắn phá VNDCCH. Ngày 8/1/1973, hai bên gặp lại nhau ở Paris đi đến ký kết Hiệp định vào ngày 27/1/1973.

Thắng lợi của chiến lược "vừa đánh vừa đàm"

Như vậy là Hiệp định Paris được ký kết sau bao nhiêu nỗ lực ngoại giao của tất cả các bên.

Đối với Mỹ, cuộc đàm phán Paris được kết thúc là nấc thang cuối cùng trong chiến lược chiến tranh của Mỹ, muốn dùng sức mạnh, chiến tranh, cường quyền để đạt được mục đích, nhưng cuối cùng vẫn thất bại. Nước Mỹ đã buộc phải ký vào Hiệp định Paris, với một kết cục “không danh dự, chẳng hòa bình”.

Đối với Liên Xô và Trung Quốc, hiệp định Paris là điều không mong muốn vì cả hai muốn lợi dụng cuộc chiến tranh ở Việt Nam để mặc cả với Mỹ. Những năm cuối của cuộc chiến tranh ở Việt Nam cho thấy, Bắc Kinh và Moscow cũng trở thành những chiến trường nóng bỏng không kém gì những gì đang xảy ra ở Việt Nam.

Đối với VNDCCH, Hiệp định Paris 1973 không chỉ là thắng lợi ngoại giao, mà còn là thắng lợi quân sự, thắng lợi của chiến lược “vừa đánh vừa đàm". Trong môi trường quốc tế khắc nghiệt đó, Việt Nam đã thể hiện ý chí quyết chiến quyết thắng, song cũng hết sức mềm dẻo.

VNDCCH vừa tranh thủ sự ủng hộ của các đồng minh, vừa giữ vững đường lối độc lập tự chủ của mình, không rơi vào cuộc đấu tranh giữa các cường quốc.

Đối với thế giới, Hiệp định Paris năm 1973 cũng cho thấy các liên minh trong Chiến tranh Lạnh thay đổi, khó lường, quan hệ bạn thù cũng trở nên khó xác định. Hiệp định Paris cũng báo hiệu sự chấm dứt của Chiến tranh Lạnh, sự sụp đổ của trật tự hai cực là không tránh khỏi, khi Mỹ đã tìm cách cải thiện quan hệ với Trung Quốc.

Ngoại giao: Mặt trận chiến lược trong thời kỳ chống Mỹ

Ngoại giao: Mặt trận chiến lược trong thời kỳ chống Mỹ

Nhân dịp kỷ niệm 43 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, TG&VN trân trọng trích đăng bài viết của ông Trần ...

Ký ức của một thời  “vừa đánh, vừa đàm”

Ký ức của một thời “vừa đánh, vừa đàm”

45 năm đã qua, những chứng nhân Việt Nam của Hội nghị Paris giờ đều ở độ tuổi trên dưới 90 nhưng những chi tiết ...

Bài viết cùng chủ đề

50 năm Hiệp định Paris

Đọc thêm

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp các Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ và Đại sứ Algeria chào kết thúc nhiệm kỳ

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp các Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ và Đại sứ Algeria chào kết thúc nhiệm kỳ

Ngày 19/4, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ Haldun Tekneci và Đại sứ Algeria Abdelhamid Boubazine chào từ biệt.
Thêm một bước tiến quan trọng trong quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga

Thêm một bước tiến quan trọng trong quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga

Nga và Việt Nam có quan hệ hợp tác song phương trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó, giáo dục và đào tạo là lĩnh vực hợp tác ưu ...
Ngân hàng Nga yêu cầu lấy lại tiền bị phong tỏa, JPMorgan Chase của Mỹ có hành động bất ngờ

Ngân hàng Nga yêu cầu lấy lại tiền bị phong tỏa, JPMorgan Chase của Mỹ có hành động bất ngờ

JPMorgan Chase đã kiện VTB nhằm ngăn chặn nỗ lực của ngân hàng này tìm cách lấy lại tiền trong tài khoản bị phong tỏa.
Lịch cúp điện Sóc Trăng hôm nay ngày 20/4/2024

Lịch cúp điện Sóc Trăng hôm nay ngày 20/4/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Sóc Trăng theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 20/4/2024.
Thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Venezuela ngày càng đi vào thực chất và hiệu quả

Thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Venezuela ngày càng đi vào thực chất và hiệu quả

Tổng thống Venezuela bày tỏ ấn tượng về những thành tựu phát triển về mọi mặt của Việt Nam trong những năm qua, trở thành hình mẫu cho nhiều nước.
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng thăm và họp tham vấn chính trị lần thứ 3 với Bộ Ngoại giao Bờ Biển Ngà

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng thăm và họp tham vấn chính trị lần thứ 3 với Bộ Ngoại giao Bờ Biển Ngà

Bộ trưởng Wautabouna Ouattara hoan nghênh chuyến thăm Bờ Biển Ngà của Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng, mong muốn học hỏi kinh nghiệm từ mô hình phát triển ...
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp các Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ và Đại sứ Algeria chào kết thúc nhiệm kỳ

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp các Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ và Đại sứ Algeria chào kết thúc nhiệm kỳ

Ngày 19/4, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ Haldun Tekneci và Đại sứ Algeria Abdelhamid Boubazine chào từ biệt.
Thêm một bước tiến quan trọng trong quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga

Thêm một bước tiến quan trọng trong quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga

Nga và Việt Nam có quan hệ hợp tác song phương trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó, giáo dục và đào tạo là lĩnh vực hợp tác ưu tiên.
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng thăm và họp tham vấn chính trị lần thứ 3 với Bộ Ngoại giao Bờ Biển Ngà

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng thăm và họp tham vấn chính trị lần thứ 3 với Bộ Ngoại giao Bờ Biển Ngà

Bộ trưởng Wautabouna Ouattara hoan nghênh chuyến thăm Bờ Biển Ngà của Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng, mong muốn học hỏi kinh nghiệm từ mô hình phát triển thành công của Việt Nam.
Việt Nam thuộc nhóm quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng

Việt Nam thuộc nhóm quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại và đồng bộ là một trong 3 đột phá chiến lược của Việt Nam.
Việt Nam - một trong những ưu tiên của EU ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Việt Nam - một trong những ưu tiên của EU ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Đó là khẳng định của Chủ tịch Phái đoàn Ban công tác châu Á và châu Đại Dương của Hội đồng Liên minh châu Âu (COASI).
Ông Tony Blair: Việt Nam có tiềm năng rất lớn để tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu trong lĩnh vực kinh tế số

Ông Tony Blair: Việt Nam có tiềm năng rất lớn để tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu trong lĩnh vực kinh tế số

Ngày 17/4, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp và trao đổi với ông Tony Blair, cựu Thủ tướng Vương quốc Anh và Bắc Ireland.
Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Văn phòng Kinh tế và văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đã liên hệ với cơ quan chức năng của Đài Loan, sơ bộ xác minh được nhân thân người bị hại.
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran đã khuyến cáo công dân Việt Nam, nếu không có việc khẩn cấp thì không nên đến Iran, Iraq và Syria.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Ngày 14/4, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Đại sứ quán Việt Nam tại Iran, căng thẳng giữa Israel và Iran tiếp tục leo thang.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel khuyến cáo cộng đồng người Việt Nam chủ động thực hiện các biện pháp an ninh, an toàn.
Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam tại các địa bàn liên quan sẵn sàng triển khai các biện pháp bảo hộ công dân...
Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Tham tán Vũ Sơn Việt cho biết, hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động