Hội nghị Lãnh đạo ASEAN với khủng hoảng Myanmar: Bước khởi đầu cần thiết

Vũ Đăng Minh
Chuyên gia phân tích thời sự quốc tế
Khủng hoảng ở Myanmar không còn là chuyện riêng của quốc gia mà là vấn đề của quốc tế, khu vực. Với cách tiếp cận phù hợp, ASEAN đã mở cánh cửa đầu tiên và sẽ tiếp tục phát huy vai trò trung tâm, trung gian.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hội nghị ASEAN, bước mở đầu trong tiến trình giải quyết khủng hoảng Myanmar
Với cách tiếp cận phù hợp, ASEAN đã mở cánh cửa đầu tiên và sẽ tiếp tục phát huy vai trò trung tâm, trung gian, nỗ lực thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận, đối thoại để giải quyết khủng hoảng, vì lợi ích của nhân dân Myanmar, vì hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực. (Nguồn: AA)

Đông thuận 5 điểm - bước khởi đầu quan trọng

Hội nghị Các nhà lãnh đạo ASEAN kết thúc ngày 24/4, với Tuyên bố chủ tịch gồm 3 nội dung chính: xây dựng Cộng đồng, phòng chống đại dịch Covid-19 và các vấn đề quốc tế, khu vực được quan tâm.

Lãnh đạo 9 nước thành viên ASEAN và Thống tướng Min Aung Hlaing, người đứng đầu chính quyền quân sự ở Myanmar, đã đạt được đồng thuận 5 điểm về khủng hoảng Myanmar bao gồm: chấm dứt bạo lực, đối thoại xây dựng giữa các bên, cử đặc phái viên của Chủ tịch ASEAN làm trung gian thúc đẩy đối thoại, cung cấp hỗ trợ nhân đạo, chuyến thăm Myanmar của đặc phái viên và phái đoàn ASEAN.

Thế giới, khu vực quan ngại và phân hóa về cuộc khủng hoảng. Các biện pháp trừng phạt kinh tế, ngoại giao, lên án đảo chính, kêu gọi chấm dứt bạo lực không mấy tác dụng. Biểu tình vẫn diễn ra, bạo loạn vẫn tiếp tục, thường dân vẫn bị bắt, bị chết.

Trong tình hình Myanmar hiện nay, 5 nội dung thỏa thuận đều rất cấp thiết, trong đó quan trọng nhất vẫn là chấm dứt ngay bạo lực, chấp nhận đối thoại và vai trò trung gian giải quyết khủng hoảng của ASEAN. Đó là điều kiện tiên quyết, mở đường cho các bước tiếp theo.

Đây là hội nghị quốc tế đầu tiên đi đến một kết quả cụ thể, mở ra hy vọng giải quyết khủng hoảng ở Myanmar. Trước đó, chính quyền quân sự đã từ chối đề nghị của Liên hợp quốc cử đại diện đến thăm Myanmar. Thế giới, khu vực quan ngại và phân hóa về cuộc khủng hoảng. Các biện pháp trừng phạt kinh tế, ngoại giao, lên án đảo chính, kêu gọi chấm dứt bạo lực không mấy tác dụng. Biểu tình vẫn diễn ra, bạo loạn vẫn tiếp tục, thường dân vẫn bị bắt, bị chết.

Không ít ý kiến nghi ngờ, lo ngại về vai trò, vị thế trung tâm của ASEAN do khủng hoảng ở Myanmar. Một lần nữa, nguyên tắc không can thiệp công việc nội bộ của các nước và nguyên tắc đồng thuận lại được bình luận với những hàm ý khác nhau. Rồi nữa, mời Thống tướng Min Aung Hlaing có phải là công nhận tính hợp pháp của chính quyền đảo chính và gạt chính phủ dân sự được bầu ra rìa hội nghị?

ASEAN đã vượt qua những thách thức đó. Tuyên bố Chủ tịch Hội nghị ASEAN dung hòa các ý kiến thảo luận, giữ được sự đoàn kết và nguyên tắc mà vẫn thể hiện được những nội dung quan trọng, cấp thiết nhất.

Tin liên quan
Một Việt Nam trách nhiệm, nỗ lực vì công việc chung của Một Việt Nam trách nhiệm, nỗ lực vì công việc chung của 'đại gia đình' ASEAN

Tiến trình còn dài với nhiều vật cản

Cánh cửa đầu tiên đã mở nhưng cũng còn những cánh cửa khác, với các vật cản từ bên trong và bên ngoài.

Thứ nhất, “hai tay mới vỗ thành tiếng”. Hội nghị ASEAN mới là thỏa thuận giữa lãnh đạo 9 nước với lãnh đạo chính quyền quân sự Myanmar. Phe dân sự đối lập chấp nhận thỏa thuận như thế nào? Có chấp nhận đối thoại không? Là những câu hỏi chưa dễ giải đáp.

Thực tế, Chính phủ thống nhất quốc gia (NUG) bao gồm đại diện của Đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ, các sắc tộc và các nghị sĩ được bầu đã đưa ra 4 điều kiện tiên quyết, “không thể thỏa hiệp” là: chấm dứt bạo lực (có trong thỏa thuận), khôi phục quyền của các nhà lãnh đạo và nghị sĩ được bầu, trong đó có bà Aung San Suu Kyi; rút binh sĩ khỏi các đường phố; trả tự do cho các tù nhân chính trị (không được đưa vào thỏa thuận).

Ghi nhận 5 điểm là một chuyện, còn hành động thực sự thế nào lại là chuyện khác. Khó nói trước về tiến trình tiếp theo.

Chính quyền quân sự khó chấp nhận điều kiện thứ hai và thứ tư. Bởi chấp nhận cũng có nghĩa là tự phủ nhận lý do cuộc chính biến. Hơn nữa, nếu không bị loại bỏ, thì Đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ nhiều khả năng chiến thắng trong cuộc bầu cử mới.

Thứ hai, Thống tướng Min Aung Hlaing dự Hội nghị, để gián tiếp thể hiện tính “chính danh” và thiện chí giải quyết khủng hoảng của chính quyền quân sự. Thực tế, ông lắng nghe ý kiến các bên mà không đưa ra một cam kết ràng buộc nào. Với những lo ngại về hậu quả lâu dài nếu chấp nhận nhượng bộ, việc ghi nhận 5 điểm là một chuyện, còn hành động thực sự thế nào lại là chuyện khác. Khó nói trước về tiến trình tiếp theo.

Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc về tình hình nhân quyền tại Myanmar Tom Andrews cũng có phần quan ngại khi bày tỏ mong muốn: kết quả Hội nghị “sẽ thực sự xảy ra chứ không nằm trên giấy” hay như lời của Tiến sĩ Sasa, Bộ trưởng Hợp tác quốc tế, người phát ngôn của NUG “chờ hành động của họ”.

Thứ ba, nội bộ NUG chưa hẳn đã thống nhất. Ngoài chấm dứt bạo lực, khôi phục chính quyền dân sự, thì mỗi đảng đối lập, mỗi sắc tộc còn có mục đích riêng. Tiến sĩ Sasa nói thỏa thuận của Hội nghị ASEAN là “thông tin đáng khích lệ”.

Nhưng một số thành viên tham gia biểu tình cho rằng hội nghị chỉ là “lời nói từ bên ngoài”, không thể tha thứ cho việc giết người và sẽ tiếp tục biểu tình, đình công cho tới khi chính quyền quân sự sụp đổ…

Việc chấp nhận đối thoại với chính quyền quân sự đã khó, nhưng thống nhất thành phần đại diện, lập trường, mục tiêu đàm phán của phe đối lập còn khó hơn. Chỉ một hành động quân sự đáp trả của một bộ tộc, hành vi khiêu khích, kích động của người biểu tình, thì bạo lực lại bùng phát và đối thoại sẽ rơi vào bế tắc.

Ngoài ra, không thể không tính tới tác động của nhân tố bên ngoài, có quan hệ, lợi ích với các phe, phái ở Myanmar.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Myanmar

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Myanmar

Ngày 24/4, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Christine Schraner Burgener, Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc ...

Quan trọng, nhưng chưa đủ

Khủng hoảng ở Myanmar không còn là chuyện riêng của quốc gia mà là vấn đề của quốc tế, khu vực. Với cách tiếp cận phù hợp, ASEAN đã mở cánh cửa đầu tiên và sẽ tiếp tục phát huy vai trò trung tâm, trung gian, nỗ lực thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận, đối thoại để giải quyết khủng hoảng, vì lợi ích của nhân dân Myanmar, vì hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực.

Bước đi đầu tiên rất quan trọng, nhưng chưa đủ. Cần một kế hoạch với những dấu mốc và hành động thực tế của tất cả các bên. Các nước ASEAN cần quan tâm đề xuất của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam là phối hợp chặt chẽ tại diễn đànLiên hợp quốc, cùng Việt Nam (nước hiện đang là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an), vận động các đối tác ủng hộ, hỗ trợ nỗ lực của ASEAN tìm kiếm, thúc đẩy giải pháp phù hợp, khả thi, cân bằng, thực chất cho khủng hoảng ở Myanmar.

Tác động của ASEAN, cộng đồng quốc tế sẽ tạo môi trường thuận lợi cho tiến trình đầy khó khăn này. Nhưng quyết định nhất vẫn là nỗ lực của cả hai bên ở Myanmar. Điều kiện đưa ra của cả hai bên còn cách xa nhau, cần nhiều thời gian và sự nhượng bộ hợp lý. Dù vậy, đối thoại vẫn tốt hơn là để khủng hoảng phát triển thành nội chiến. Hy vọng các bên ở Myanmar thấu hiểu điều này.

TIN LIÊN QUAN
Tình hình Myanmar: Nhóm nổi dậy chiếm căn cứ ở miền Đông, chính quyền quân sự phản hồi đề xuất của ASEAN
Đồng thuận 5 điểm của ASEAN về Myanmar: Đức nói ASEAN đã thành công, EU hoan nghênh
Tiếp tục khẳng định hình ảnh, dấu ấn của Việt Nam trong ASEAN
Những nội dung chính của tuyên bố Chủ tịch Hội nghị các nhà lãnh đạo ASEAN
Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị Các nhà lãnh đạo ASEAN: Thúc đẩy triển khai các định hướng hợp tác
Vũ Đăng Minh

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Xem nhiều

Đọc thêm

Thủ đô Hà Nội nhộn nhịp hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Thủ đô Hà Nội nhộn nhịp hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Theo Sở Du lịch Hà Nội, nhiều hoạt động hấp dẫn đang chờ đón người dân và du khách trải nghiệm trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
U23 châu Á 2024: Xem trực tiếp trận đấu U23 Việt Nam và U23 Iraq trên kênh nào?

U23 châu Á 2024: Xem trực tiếp trận đấu U23 Việt Nam và U23 Iraq trên kênh nào?

Đội tuyển U23 Việt Nam sẽ tiếp tục hành trình tại vòng chung kết U23 châu Á bằng màn thi đấu với U23 Iraq ở tứ kết.
Vì lý do này, hàng triệu thùng dầu Nga tiếp tục đổ vào Anh

Vì lý do này, hàng triệu thùng dầu Nga tiếp tục đổ vào Anh

Dầu Nga đang được bán cho các nước đồng minh với Moscow để chế biến, trước khi xuất khẩu sang Anh.
Giá heo hơi hôm nay 26/4: Chững ở mức cao; phát hiện 1 xã ở Bắc Kạn xuất hiện dịch tả heo châu Phi

Giá heo hơi hôm nay 26/4: Chững ở mức cao; phát hiện 1 xã ở Bắc Kạn xuất hiện dịch tả heo châu Phi

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay lặng sóng trên diện rộng. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg.
Sử dụng biển số xe giả tham gia giao thông bị phạt thế nào?

Sử dụng biển số xe giả tham gia giao thông bị phạt thế nào?

Xin cho tôi hỏi hành vi sử dụng biển số xe giả tham gia giao thông bị phạt thế nào? - Độc giả Nhật Nam
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4 ghi nhận Yen chạm mức thấp nhất trong 34 năm so với USD và mức cao nhất trong 16 năm ...
Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Nga và Trung Quốc đang xích lại gần nhau hơn nữa kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi tháng 2/2022.
Khủng hoảng Haiti: Thủ tướng Henry 'hạ cánh', Hội đồng chuyển tiếp tuyên thệ, kỷ nguyên chính trị mới có đưa quốc gia Caribbean 'đạp gió rẽ sóng'?

Khủng hoảng Haiti: Thủ tướng Henry 'hạ cánh', Hội đồng chuyển tiếp tuyên thệ, kỷ nguyên chính trị mới có đưa quốc gia Caribbean 'đạp gió rẽ sóng'?

Hội đồng chuyển tiếp Haiti tuyên thệ nhậm chức tại Cung điện quốc gia ở thủ đô Port-au-Prince, đánh dấu bước khởi đầu của quá trình chuyển đổi.
Tình hình Ukraine: Mỹ nói về việc cử 'cố vấn quân sự', một nước NATO khẳng định liên minh sắp thành 'bên tham gia tích cực trong xung đột'

Tình hình Ukraine: Mỹ nói về việc cử 'cố vấn quân sự', một nước NATO khẳng định liên minh sắp thành 'bên tham gia tích cực trong xung đột'

Mỹ không có ý định tiến hành các hoạt động chiến đấu bên trong Ukraine và các lực lượng này sẽ không có mặt ở bất kỳ đâu gần tiền tuyến.
Tin thế giới 25/4: Chủ tịch Quốc hội Bulgaria bị bãi nhiệm, Đức quyết không gửi tên lửa Taurus cho Ukraine, hơn 100 tù nhân Nigeria bỏ trốn

Tin thế giới 25/4: Chủ tịch Quốc hội Bulgaria bị bãi nhiệm, Đức quyết không gửi tên lửa Taurus cho Ukraine, hơn 100 tù nhân Nigeria bỏ trốn

Houthi lại tấn công tàu Mỹ và Israel, Meta bị kiện tại Nhật Bản, cháy khách sạn ở Ấn Độ, Mỹ cam kết hạt nhân với Nhật Bản và Hàn Quốc…
Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc cùng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribbean đã duy trì hợp tác không gian lâu dài, toàn diện và thực tiễn.
Tính năng mới 'xuất xưởng' chưa được bao lâu đã bị EU 'sờ gáy', TikTok 'cất' luôn vào kho

Tính năng mới 'xuất xưởng' chưa được bao lâu đã bị EU 'sờ gáy', TikTok 'cất' luôn vào kho

TikTok đã thông báo tạm dừng tính năng phụ Tiktok Lite tại Pháp và Tây Ban Nha, sau khi EU tiến hành điều tra về vấn đề an toàn với người dùng.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động