Khi căng thẳng Armenia-Azerbaijan bùng phát

Quang Đào
TGVN. Tranh chấp giữa Armenia và Azerbaijan có nguồn gốc từ rất lâu và nhiều lúc đã biến thành xung đột vũ trang nguy hiểm.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Giao tranh bùng phát trở lại trên biên giới Armenia-Azerbaijan sau một ngày tạm yên ắng
Xung đột Armenia-Azerbaijan: Baku khẳng định không có ý định tiến hành chiến dịch quân sự
khi cang thang azerbaijan armenia bung phat
Binh sĩ Armenia ở chiến tuyến, chuẩn bị cho cuộc đụng độ với Azerbaijan tại vùng Tavush thuộc Armenia ngày 13/7. vừa qua. (Nguồn: AP)

Tuần qua, cuộc tranh chấp biên giới - lãnh thổ dai dẳng nhất lịch sử thế giới ở dãy núi Caucasus (Kavkaz) lại nóng lên, khiến 20 người thiệt mạng trong cuộc đọ súng ở biên giới giữa Armenia và Azerbaijan, theo tờ Financial Times.

Bạo lực leo thang

Các cuộc giao tranh nổ ra vào ngày 12/7, cách vùng tranh chấp Nagorno-Karabakh 300km về phía Bắc và kéo dài đến tận ngày 15/7. Xung đột ban đầu chỉ là những cuộc đấu súng nhỏ, rồi dần trở thành các cuộc nã pháo vào lãnh thổ của nhau và sử dụng các khí tài quân sự công nghệ cao như máy bay không người lái.

Các cuộc giao tranh cũng đã để lại thương vong. Ngày 14/7, hãng thông tấn APA của Azerbaijan dẫn lời Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Azerbaijan Kerim Veliyev cho biết hai sĩ quan cao cấp, Thiếu tướng Polad Hashimov và Đại tá Ilgar Mirzayev, đã thiệt mạng. Ngoài ra, 11 binh sĩ nước này cũng đã thiệt mạng

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Armenia cho biết, hai cảnh sát và ba binh sỹ của nước này đã bị thương trong các vụ tấn công bằng đạn pháo do Azerbaijan thực hiện. Giới chức Armenia còn cho hay, máy bay không người lái của Azerbaijan đã phát động một cuộc tấn công vào thị trấn Berd thuộc tỉnh Tuvush, nhằm vào cơ sở hạ tầng dân sự, đồng thời cáo buộc Azerbaijan triển khai pháo binh gần làng Dondar Gushchu ở quận Tovuz, cách khu vực biên giới khoảng 10 km.

Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân chính dẫn đến cuộc giao tranh này khi cả hai nước đều cáo buộc lẫn nhau đã “châm ngòi” cho sự leo thang bạo lực. Bộ Quốc phòng Azerbaijan tuyên bố đã đẩy lui cuộc tiến công của quân đội Armenia thực hiện từ vùng Tavush của nước này vào Tovuz của Azerbaijan, trong khi chính quyền Erevan cáo buộc lực lượng của Baku bắn đạn pháo nhằm chiếm giữ các vị trí của Armenia.

Tuy nhiên, theo ông Zaur Shiriyez, nhà phân tích tình hình Caucasus của Tổ chức Khủng hoảng Quốc tế, bạo lực leo thang tại khu vực có thể bắt đầu từ một sự cố nhỏ do hai quốc gia đã mất niềm tin vào tiến trình xây dựng hòa bình đa quốc gia kéo dài hàng thập kỷ. Chỉ một tuần trước đó, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliev chỉ trích mạnh mẽ các cuộc đàm phán nhằm giải quyết tranh chấp với Armenia. Theo Azerbaijan, các cuộc đàm phán dường như chỉ nhằm duy trì hiện trạng, là các lực lượng Armenia chiếm giữ Nagorno-Karabakh, vùng lãnh thổ được quốc tế công nhận là một phần của Azerbaijan.

Mâu thuẫn lịch sử

Tranh chấp Nagorno-Karabakh là một cuộc xung đột lãnh thổ và sắc tộc giữa hai quốc gia Azerbaijan và Armenia liên quan tới vùng Nagorno-Karabakh, nằm ở phía Nam Caucasus, giữa vùng hạ Karabakh và Zangezur, với địa hình là đồi núi và rừng, có diện tích 8.223 km2.

Căng thẳng giữa hai nước thậm chí đã có từ đầu thế kỷ XX. Ngay sau Cách mạng tháng Mười Nga, Azerbaijan và Armenia giành được độc lập và cùng tuyên bố chủ quyền đối với vùng Nagorno-Karabakh. Ngoài chiến tranh giữa hai nước, còn có cuộc chiến giữa quân đội Azerbaijan và những người Armenia ở Nagorno-Karabakh chủ trương ly khai.

Thế nhưng từ khi hai nước trở thành các nước cộng hòa thành viên của nước Nga Xô viết (năm 1920), các căng thẳng này dịu đi trong một thời gian dài. Nagorno-Karabakh được hưởng quy chế khu tự trị và nằm trong nước Cộng hòa XHCN Xô viết Azerbaijan. Như vậy với quá trình hình thành nước Nga Xô viết và sau đó là Liên Xô, mâu thuẫn tại Nagorno-Karabakh tạm lắng đi.

Các cuộc xung đột nổ ra không bao lâu sau khi Quốc hội Nagorno-Karabakh, một tỉnh tự trị thuộc Azerbaijan, bỏ phiếu ủng hộ việc gia nhập Armenia ngày 20/2/1988. Tuyên bố ly khai khỏi Azerbaijan là kết quả của sự bất bình kéo dài từ phía cộng đồng người Armenia ở Nagorno-Karabakh.

Việc Liên bang Xô viết sụp đổ vào năm 1991 đã dỡ bỏ những rào cản cuối cùng ngăn cản hai phía Armenia và Azerbaijan tiến hành một cuộc chiến tổng lực. Một tháng trước đó, Quốc hội Azerbaijan bãi bỏ hiện trạng của Karabakh là một tỉnh tự trị, đổi tên thủ phủ của khu vực này thành “Xankandi”. Ngược lại, một cuộc trưng cầu dân ý diễn ra ở Karabakh, với người Armenia bỏ phiếu áp đảo ủng hộ độc lập. Ngày 6/1/1992, vùng này tuyên bố độc lập từ Azerbaijan.

Thậm chí, từ năm 1991-1994, đối đầu giữa hai nước láng giềng đã leo thang thành hành động quân sự trên diện rộng nhằm giành quyền kiểm soát tại khu vực tranh chấp. Sau sáu năm chiến tranh ác liệt, cả hai phía đều đã sẵn sàng ký lệnh ngưng bắn và trả lại hiện trạng cũ cho Nagorno-Karabakh. Cuộc chiến này, Azerbaijan được cho là thất bại sau khi đã cạn kiệt nguồn nhân lực phải nhờ vào Nga đưa ra giải pháp ngưng bắn. Tuy nhiên, tình trạng bạo lực vẫn tiếp diễn nhưng ở mức độ nhỏ hơn.

Vẫn còn bế tắc

Nhằm xoa dịu tình hình, các cuộc đối thoại nhằm tìm kiếm giải pháp cho vấn đề Nagorno-Karabakh đã được tổ chức từ năm 1992 với sự trung gian của nhóm Minsk thuộc Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), cùng vai trò tham gia của Nga, Pháp, Mỹ, Belarus, Đức, Italy, Thụy Điển, Phần Lan và Thổ Nhĩ Kỳ, tuy nhiên xung đột vẫn nhiều lần tái diễn.

Kể từ năm 2008, Azerbaijan và Armenia đã tổ chức hơn 10 cuộc gặp cấp cao để giải quyết vấn đề này song chưa tìm được giải pháp do cả hai đều coi vùng lãnh thổ tranh chấp thuộc chủ quyền của mình và không chấp nhận các phương án hòa giải được đưa ra.

Bởi các cuộc đàm phán hòa bình vẫn bị đình trệ, và cộng đồng quốc tế không mấy hứng thú với việc khôi phục chúng, việc sử dụng vũ lực ngày càng trở nên phổ biến tại mặt trận này. Tháng 4/2016, một cuộc giao tranh dữ dội nữa lại tiếp tục nổ ra khiến khoảng 50 người thiệt mạng trong bốn ngày.

Hiện Nga đang là quốc gia sẵn sàng đứng ra làm trung gian để hóa giải tranh chấp trong quan hệ song phương Armenia-Azerbaijan. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã nhanh chóng có cuộc điện đàm với người đồng cấp Armenia Zograb Mnatsakanyan và Azerbaijan Elamr Mamedyarov, kêu gọi các bên xung đột ngay lập tức chấm dứt các hành vi thù địch và tỏ ra kiềm chế.

Tuy nhiên, nguy cơ về một cuộc xung đột quân sự toàn diện hoàn toàn có thể nổ ra nếu tình hình không sớm được kiểm soát. Về mặt quân sự, phần lớn trang bị khí tài của quân đội hai nước đều có nguồn gốc Nga với đặc tính kỹ chiến thuật tương đương nhau. Lục quân Azerbaijan có quân số lớn hơn (khoảng 56.000 người) so với Armenia (khoảng 45.000 người), nhưng giới chuyên gia cho rằng điều đó không phải là yếu tố quyết định chiến thắng.

Không quân Azerbaijan sở hữu khoảng 106 máy bay chiến đấu các loại, trong đó có 13 chiếc MiG-29, 11 cường kích Su-25. Đặc biệt Azerbaijan mua khoảng 34 máy bay không người lái (UAV) của Israel cho nhiệm vụ trinh sát. Ngoài ra, hãng AZAD thuộc nhà thầu Sharq của Azerbaijan còn tự sản xuất được loại UAV cảm tử có thể mang bom nặng khoảng 2 kg.

Trong khi đó, chiến đấu cơ mạnh nhất của Armenia hiện nay là tiêm kích Su-30SM (không có số liệu chính xác về số lượng). Không quân Armenia không quá mạnh với 15 cường kích Su-25, nhưng năng lực phòng không của Armenia, bao gồm hệ thống phòng không tầm xa S-300, tầm trung có S-75 Dvina, S-125 Pechora là một thách thức lớn đối với phi đội tiêm kích của Azerbaijan.

Cuộc đối đầu trực tiếp vừa qua tại biên giới Armenia-Azerbaijan được cho là hiếm khi xảy ra. Nơi xảy ra đụng độ cũng nằm cách xa khu vực lãnh thổ tranh chấp Nagorno-Karabakh. Điều này cho thấy, bất đồng giữa hai nước không chỉ liên quan Nagorno-Karabakh. Căng thẳng giữa hai quốc gia vùng Caucasus này bùng phát, gây lo ngại về sự bất ổn trong khu vực với sự can thiệp từ nhiều nước, do Armenia lâu nay được Nga hỗ trợ, trong khi đó, Azerbaijan nhận được sự hậu thuẫn của Thổ Nhĩ Kỳ và có “bóng dáng” của Mỹ.

Sự leo thang căng thẳng bất ngờ xảy ra khi cả hai quốc gia đều đang vật lộn để ngăn chặn đại dịch Covid-19. Armenia với dân số chỉ 3 triệu người, đã ghi nhận gần 35.000 ca nhiễm Covid-19; trong khi đó, nền kinh tế giàu có nhờ năng lượng của Azerbaijan bị ảnh hưởng nặng nề do giá dầu thế giới giảm.
Đụng độ biên giới Armenia-Azerbaijan tiếp tục leo thang, sử dụng pháo hạng nặng, 1 tướng thiệt mạng

Đụng độ biên giới Armenia-Azerbaijan tiếp tục leo thang, sử dụng pháo hạng nặng, 1 tướng thiệt mạng

TGVN. Các lực lượng của Armenia và Azerbaijan ngày 14/7 tiếp tục đụng độ, sử dụng pháo hạng nặng và máy bay không người lái ...

Xung đột Armenia-Azerbaijan nguy cơ thành 'chiến sự quy mô lớn', Nga kêu gọi kìm chế, Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể họp khẩn

Xung đột Armenia-Azerbaijan nguy cơ thành 'chiến sự quy mô lớn', Nga kêu gọi kìm chế, Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể họp khẩn

TGVN. Ngày 12/7, giao tranh đã nổ ra ở khu vực biên giới hai nước Azerbaijan và Armenia. Azerbaijan cho hay, các lực lượng Armenia ...

Xung đột Armenia-Azerbaijan: Đốm lửa nhỏ, nguy cơ lớn

Xung đột Armenia-Azerbaijan: Đốm lửa nhỏ, nguy cơ lớn

Xung đột ở Nagorno-Karabakh giữa Armenia - Azerbaijan khiến tình hình an ninh khu vực nói riêng và quốc tế nói chung càng phức tạp ...

(tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Nagorno-Karabakh

Đọc thêm

(Trực tuyến) Bàn tròn: ASEAN trong tôi, ngôi nhà của chúng ta

(Trực tuyến) Bàn tròn: ASEAN trong tôi, ngôi nhà của chúng ta

Báo Thế giới & Việt Nam tường thuật trực tiếp cuộc trao đổi với hai nhà ngoại giao trong chương trình: ASEAN trong tôi, ngôi nhà của chúng ta.
Mazda ra mắt mẫu sedan chạy điện hoàn toàn mới thay thế Mazda6?

Mazda ra mắt mẫu sedan chạy điện hoàn toàn mới thay thế Mazda6?

Liên doanh của Mazda tại Trung Quốc được cho là sẽ ra mắt một mẫu sedan chạy điện hoàn toàn mới thay thế cho Mazda6.
Suri Cruise che ô màu hồng và chọn hoa trắng trong ngày sinh nhật tuổi 18

Suri Cruise che ô màu hồng và chọn hoa trắng trong ngày sinh nhật tuổi 18

Ngày 18/4, Suri - con gái của tài tử Tom Cruise và diễn viên Katie Holmes - cài hoa trên tóc và che ô hồng đi mua hoa trong sinh ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 20/4/2024, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 20/4/2024, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 20/4. Lịch âm hôm nay 20/4/2024? Âm lịch hôm nay 20/4. Lịch vạn niên 20/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 20/4/2024: Tuổi Mùi tài lộc tiêu hao

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 20/4/2024: Tuổi Mùi tài lộc tiêu hao

Xem tử vi 20/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 20/4/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Cận cảnh siêu xe McLaren 750S Spider vừa ra mắt tại Việt Nam, giá khởi điểm 21,7 tỷ đồng

Cận cảnh siêu xe McLaren 750S Spider vừa ra mắt tại Việt Nam, giá khởi điểm 21,7 tỷ đồng

Siêu xe mui trần McLaren 750S Spider vừa ra mắt tại thị trường Việt Nam với những nâng cấp vượt trội, đi kèm mức giá khởi điểm 21,7 tỷ đồng.
Truyền thông Mỹ: Israel tấn công tên lửa vào Iran

Truyền thông Mỹ: Israel tấn công tên lửa vào Iran

Tối 18/4 theo giờ địa phương (tức sáng 19/4 theo giờ Hà Nội), tên lửa của Israel đã tấn công một địa điểm tại Iran.
Hamas sẵn sàng từ bỏ một thứ quan trọng và chấp nhận Nhà nước Palestine độc lập theo điều kiện này

Hamas sẵn sàng từ bỏ một thứ quan trọng và chấp nhận Nhà nước Palestine độc lập theo điều kiện này

Hamas sẵn sàng giải tán cánh vũ trang, tiếp tục là đảng chính trị sau khi công nhận Nhà nước Palestine độc lập dựa trên đường biên giới năm 1967.
Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Lithuania lo ngại rằng, căng thẳng Trung Đông sẽ khiến quốc tế bị phân tán sự chú ý vào Ukraine, trong khi Kiev đang lâm vào cảnh thiếu vũ khí.
Iran tố G7 'mâu thuẫn', cảnh báo Israel sẽ 'hối tiếc' nếu phiêu lưu quân sự

Iran tố G7 'mâu thuẫn', cảnh báo Israel sẽ 'hối tiếc' nếu phiêu lưu quân sự

Iran khẳng định sẽ không ngần ngại đưa ra phản ứng 'quyết đoán, gây hối tiếc và răn đe' để bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia nếu Israel trả đũa.
Mỹ lại chặn HĐBA thông qua việc Palestine làm thành viên LHQ

Mỹ lại chặn HĐBA thông qua việc Palestine làm thành viên LHQ

Mỹ phủ quyết bản dự thảo nghị quyết của Liên hợp quốc với nội dung mở đường cho Palestine trở thành thành viên đầy đủ của cơ quan này.
Điểm tin thế giới sáng 19/4: Hàn Quốc đóng tàu chiến cho Peru, Philippines phát triển đặc khu kinh tế, Mỹ-Anh trừng phạt Iran

Điểm tin thế giới sáng 19/4: Hàn Quốc đóng tàu chiến cho Peru, Philippines phát triển đặc khu kinh tế, Mỹ-Anh trừng phạt Iran

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 19/4.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động