Ukraine

Khiêu khích trên biển: Tổng thống Ukraine Poroshenko muốn đạt được gì?

Theo nhà phân tích chính trị Denis Baturin, thuộc Viện Xã hội của Cộng hòa Crimea, thì cho dù Tổng thống Ukraine Poroshenko có nỗ lực thế nào đi chăng nữa: tạo ra các vụ khiêu khích trên biển, gia tăng căng thẳng ở Donbass hay các vấn đề trong nước như khủng bố, đàn áp chính trị, bạo động,… thì cũng không thể giải quyết triệt để “bài toàn tranh cử” của mình.  
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
khieu khich tren bien tong thong ukraine poroshenko muon dat duoc gi Tổng thống Ukraine mong các nước NATO bố trí tàu hải quân tới Biển Azov hỗ trợ
khieu khich tren bien tong thong ukraine poroshenko muon dat duoc gi ​Thủ tướng Nga: Tổng thống Ukraine không có cơ hội tái đắc cử
khieu khich tren bien tong thong ukraine poroshenko muon dat duoc gi Nguy cơ xảy ra chiến tranh toàn diện Nga - Ukraine

Ngày 25/11, ba tàu Ukraine đã “xâm phạm biên giới” Nga tại Eo biển Kerch. Để ngăn chặn những “kẻ xâm phạm”, lính biên phòng Nga đã nổ súng. Các tàu và thủy thủ Ukraine hiện bị nước này bắt giữ. Hành động khiêu khích này của Kiev không quá bất ngờ, điều đặt ra nghi vấn chỉ là thời điểm của nó.

khieu khich tren bien tong thong ukraine poroshenko muon dat duoc gi

Tổng thống Poroshenko phát biểu trước quốc hội Ukraine hôm 26/11. Ảnh: Reuters.

Nhà chính trị Denis Baturin, thành viên Viện Xã hội của Cộng hòa Crimea đã có bài phân tích làm sáng rõ vấn đề này. Theo ông, “cơn kịch phát Azov” đã được lên kế hoạch từ tháng 9 năm nay với những mục tiêu cơ bản như sau:

  • Thu hút sự quan tâm và hỗ trợ từ các đối tác phương Tây trong bối cảnh chống lại “sự xâm lược của Nga”;
  • Quân sự hóa Biển Azov, tăng cường sự hiện diện của các nhóm hải quân, quốc phòng và tuyên truyền;
  • Tạo ra các tình huống khiêu khích để khẳng định sự thật về “sự xâm lược của Nga”;
  • Thúc đẩy thực hiện các mục đích kéo Nga vào hành động khiêu khích trên biển Azov trong trường hợp chiến sự ở Donetsk leo thang căng thẳng;
  • Tạo ra vùng căng thẳng trên bờ biển Azov của Crimea, ngay gần cầu Crimea;
  • “Góp phần” mở rộng các chính sách trừng phạt và đối đầu với Nga;
  • Khiến Nga phải lãng phí một nguồn lực để ngăn chặn vùng căng thẳng mới.

Tất cả những điều này sẽ làm tăng mức xếp hạng cho ứng cử viên Petro Poroshenko trong cuộc bầu cử tổng thống ở Ukraine vào tháng 3 năm 2019, hoặc là một lý do để trì hoãn cuộc bầu cử do tình hình căng thẳng ở Biển Azov và một số vùng bị đặt trong tình trạng chiến tranh.

Vụ khiêu khích đã diễn ra và sẽ còn tiếp tục phụ thuộc vào các phản ứng của Nga, câu trả lời từ các tổ chức quốc tế và hành động của Ukraine.

Trước đó, một loạt các sự kiện và báo cáo về tình hình ở Biển Azov đã cho thấy vụ việc lần này được lên kế hoạch theo dự kiến: Một là, ngày 24/11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ukraine Ekaterina Zelenko đã thông báo rằng Kiev đang chuẩn bị một dự thảo nghị quyết về việc “quân sự hóa của Nga” ở Biển Đen và Biển Azov để xem xét tại Đại Hội đồng LHQ theo dự kiến vào tháng 12 trong khuôn khổ phiên họp thứ 73 của Đại Hội đồng LHQ; Hai là, ngày 19/11, Đại diện cấp cao phụ trách đối ngoại và an ninh EU, bà Federica Mogherini, đã tuyên bố: “Liên minh châu Âu dự định trong thời gian tới sẽ thực hiện các biện pháp liên quan đến tình hình ở Biển Azov”.

khieu khich tren bien tong thong ukraine poroshenko muon dat duoc gi
Vụ khiêu khích trên Eo biển Kerch của Hải quan Ukraine khiến Nga phải điều các tàu quân sự và chở hàng ra ngăn chặn. (Nguồn: RIA Novosti)

Sự thật là vụ khiêu khích đã mở ra cho những kẻ thù của Nga nhiều “cánh cửa”. Đối với Ukraine thì đó là tình hình trong nước, còn với phương Tây là những cơ hội về chính sách đối ngoại. Kiev thừa hiểu một điều là phương Tây đang tìm kiếm những cái cớ mới nhằm gây áp lực và đưa ra các lệnh trừng phạt Moscow, và Ukraine đang thực hiện tốt việc tạo ra những cái cớ như vậy.

Một trong những mục tiêu chính của cuộc khiêu khích là nhằm tìm cách thoát khỏi cuộc xung đột trực tiếp với Nga. Tóm lại, Kiev đang cố gắng hợp pháp hóa thuật ngữ “đất nước xâm lược” (chỉ Nga) bằng những nội dung trên thực tế.

Tổng thống Ukraine đang cố gắng chứng minh rằng mình kiểm soát được tình hình và mọi thứ đều đi đúng theo những ý tưởng của ông, kể cả chính sách nội bộ lẫn chính sách ngoại giao. Một trong những mục tiêu ông theo đuổi là vượt qua tình trạng hiện tại trong khi những sự kiện quan trọng không được khởi xướng bởi chính phủ hay các quan chức mà lại xuất phát từ những tổ chức bán hợp pháp hoặc không có toàn quyền khác, chẳng hạn như hành động thiết lập “trật tự Ukraine” của những người theo chủ nghĩa dân tộc đối với giới báo chí (vụ việc bắt giữ trưởng đại diện hãng thông tấn Nga RIA Novosti, nhà báo Kirill Vyshinsky, chi nhánh tại Kiev, là một ví dụ).

Tuy nhiên, theo chính trị gia Denis Baturin, cho dù ông Poroshenko có nỗ lực thế nào đi chăng nữa: tạo ra các vụ khiêu khích trên biển, gia tăng căng thẳng ở Donbass hay các vấn đề trong nước như khủng bố, đàn áp chính trị, bạo động,… thì cũng không thể giải quyết triệt để “bài toàn tranh cử” của mình.

Câu hỏi đặt ra là, liệu ông Poroshenko có tiếp tục theo đuổi phương án này? Theo ông Baturin, nhà lãnh đạo Ukraine không có đủ nguồn lực cả trong lẫn ngoài nước. Hành động khiêu khích tại Eo biển Kerch đã minh chứng cho điều này. Một phần là để tăng cường nguồn lực, mặt khác Tổng thống Ukraine có thể nhận được sự ủng hộ từ bên ngoài dễ dàng hơn so với việc thuyết phục giới tinh hoa và cử tri trong nước .

Đáng tiếc cho nhà lãnh đạo Ukraine là Quốc hội Ukraine chỉ chấp nhận áp đặt tình trạng chiến tranh trong thời hạn 30 ngày thay vì 60 ngày và ở các khu vực biên giới chứ không phải trên toàn đất nước như “mong muốn” của ông. Điều này có nghĩa là cuộc bầu cử tổng thống Ukraine vẫn không bị ảnh hưởng và dự kiến diễn ra vào ngày 31/3/2019 theo nghị quyết quốc hội.

Một điểm đáng nói tới trong “câu chuyện nóng” lần này là những những hậu quả kinh tế mà nhà lãnh đạo Ukraine mang lại cho đất nước mình. Tiêu biểu là vấn đề trung chuyển khí đốt Nga qua lãnh thổ Ukraine. Hợp đồng về vận chuyển khí đốt ký giữa Kiev và Moscow năm 2009 sẽ hết hạn vào năm 2019. Nếu Điện Kremlin quyết định đóng van đường dẫn khí đốt quá cảnh qua Ukraine, Kiev sẽ phải chịu tổn thất to lớn về kinh tế, không những thế điều này còn đem lại hậu quả địa chính trị cho toàn thế giới. Ngoài ra, cuộc khiêu khích lần này còn đặt các hoạt động xuất khẩu ngũ cốc của cảng Berdyansk và xuất khẩu kim loại của cảng Berdyansk dưới mối nguy lớn. Tất cả những điều này ảnh hưởng đến nguồn thu ngoại tệ của Ukraine. Vì chính sách chống Nga và sự công nhận của phương Tây, giới cầm quyền Ukraine đang sẵn sàng bỏ qua yếu tố kinh tế?

Tóm lại, những gì ông Poroshenko muốn đạt được là buộc các nhóm tinh hoa phải tính đến và công nhận tố chất lãnh đạo của ông, chấp nhận ông với tư cách là một nhà lãnh đạo trong nước. Trong môi trường quốc tế, nhà lãnh đạo muốn cho phương Tây thấy rằng ông đang kiểm soát tốt đất nước và tầng lớp thượng lưu, cũng như ngăn chặn Nga. Chính vì vậy, họ cần trông cậy vào ông.

Trong khi đó, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cho rằng ông Poroshenko không còn cơ hội giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống tại Ukraine vào tháng 3/2019. “Tất cả hành động khiêu khích ở biển Azov có vẻ được thực hiện nhằm giành lấy những ưu thế có lợi nhất định về mặt chính trị cho Tổng thống Poroshenko”, theo thủ tướng.

Chuyên gia phân tích quốc tế về tình hình Trung Á và Trung Đông Pepe Escobar cũng nhận định Kiev đang có những tính toán chính trị trong việc gia tăng căng thẳng với Moscow và thu hút sự chú ý của các đồng minh, đối tác phương Tây, cũng như sự ủng hộ của cử tri Ukraine trước thềm cuộc bầu cử tổng thống sắp diễn ra.

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả Denis Baturin, thuộc Viện Xã hội của Cộng hòa Crimea, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Tòa soạn.

khieu khich tren bien tong thong ukraine poroshenko muon dat duoc gi Ukraine: Nga đã tiến vào một giai đoạn gây hấn mới

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko ngày 26/11 cáo buộc Nga đã nâng cuộc xung đột với Kiev lên một cấp độ mới sau khi Moscow ...

khieu khich tren bien tong thong ukraine poroshenko muon dat duoc gi Ukranie dự định ban bố tình trạng chiến tranh

Hãng thông tấn Ria Nonovsti của Nga ngày 26/11 cho biết, Hội đồng An ninh Quốc phòng Ukraine đã thông qua quyết định ban bố ...

khieu khich tren bien tong thong ukraine poroshenko muon dat duoc gi ​Ukraine muốn chia tay dứt khoát với Nga, gia nhập NATO

Ngày 22/11, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko khẳng định nước này cần phải gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và ...

khieu khich tren bien tong thong ukraine poroshenko muon dat duoc gi ​Tổng thống Ukraine: Được nằm trong danh sách trừng phạt của Nga là "phần thưởng"

Ngày 1/11, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã so sánh việc bị đặt trong danh sách trừng phạt của Nga giống như được nhận một ...

 

Hồng Hạnh (theo Interaffairs.ru)

Đọc thêm

Mỹ lại chặn HĐBA thông qua việc Palestine làm thành viên LHQ

Mỹ lại chặn HĐBA thông qua việc Palestine làm thành viên LHQ

Mỹ phủ quyết bản dự thảo nghị quyết của Liên hợp quốc với nội dung mở đường cho Palestine trở thành thành viên đầy đủ của cơ quan này.
Điểm tin thế giới sáng 19/4: Hàn Quốc đóng tàu chiến cho Peru, Philippines phát triển đặc khu kinh tế, Mỹ-Anh trừng phạt Iran

Điểm tin thế giới sáng 19/4: Hàn Quốc đóng tàu chiến cho Peru, Philippines phát triển đặc khu kinh tế, Mỹ-Anh trừng phạt Iran

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 19/4.
Giá tiêu hôm nay 19/4/2024, nguyên nhân đẩy giá tăng trở lại, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu ngoại khối lớn nhất cho EU

Giá tiêu hôm nay 19/4/2024, nguyên nhân đẩy giá tăng trở lại, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu ngoại khối lớn nhất cho EU

Giá tiêu hôm nay 19/4/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 90.000 – 93.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 19/4/2024: Giá vàng còn tăng, 'trend' mua vừa bắt đầu, hãy thắt dây an toàn vì vàng đang lên 3.000 USD

Giá vàng hôm nay 19/4/2024: Giá vàng còn tăng, 'trend' mua vừa bắt đầu, hãy thắt dây an toàn vì vàng đang lên 3.000 USD

Giá vàng hôm nay 19/4/2024: Giá vàng còn tăng, xu hướng mua mới chỉ bắt đầu, hãy 'thắt dây an toàn' vì vàng đang lên 3.000 USD. Đây là lý ...
XSMT 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024. SXMT 19/4/2024

XSMT 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024. SXMT 19/4/2024

XSMT 19/4 - xổ số hôm nay 19/4. trực tiếp xổ số miền Trung 19/4/2024. kết quả xổ số miền Trung hôm nay. xổ số miền Trung thứ 6. SXMT ...
XSMN 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu 19/4/2024. xổ số hôm nay 19/4

XSMN 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu 19/4/2024. xổ số hôm nay 19/4

XSMN 19/4 - kết quả xổ số ngày 19 tháng 4. trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 19/4/2024. xổ số hôm nay 19/4. xo so mien nam. SXMN ...
Mỹ lại chặn HĐBA thông qua việc Palestine làm thành viên LHQ

Mỹ lại chặn HĐBA thông qua việc Palestine làm thành viên LHQ

Mỹ phủ quyết bản dự thảo nghị quyết của Liên hợp quốc với nội dung mở đường cho Palestine trở thành thành viên đầy đủ của cơ quan này.
Điểm tin thế giới sáng 19/4: Hàn Quốc đóng tàu chiến cho Peru, Philippines phát triển đặc khu kinh tế, Mỹ-Anh trừng phạt Iran

Điểm tin thế giới sáng 19/4: Hàn Quốc đóng tàu chiến cho Peru, Philippines phát triển đặc khu kinh tế, Mỹ-Anh trừng phạt Iran

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 19/4.
Campuchia thông báo về chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị

Campuchia thông báo về chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc tới Campuchia sẽ góp phần làm tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị và Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện.
Nga bất ngờ xác định một động thái lớn liên quan căng thẳng Armenia-Azerbaijan

Nga bất ngờ xác định một động thái lớn liên quan căng thẳng Armenia-Azerbaijan

Điện Kremlin cho biết, lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga đã bắt đầu rút khỏi khu vực Nagorno-Karabakh tranh chấp giữa Armenia và Azerbaijan.
Vừa tái khẳng định cam kết hợp tác với IAEA, Iran dọa xem xét lại 'học thuyết hạt nhân'

Vừa tái khẳng định cam kết hợp tác với IAEA, Iran dọa xem xét lại 'học thuyết hạt nhân'

Chỉ huy cấp cao của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran cho biết, Tehran có thể xem xét lại 'học thuyết hạt nhân' trước các mối đe dọa từ Israel.
Đức bắt hai nghi phạm liên quan mật vụ Nga, Moscow nói gì?

Đức bắt hai nghi phạm liên quan mật vụ Nga, Moscow nói gì?

Hai nghi phạm là công dân Đức gốc Nga, bị bắt giữ với cáo buộc âm mưu thực hiện các vụ phá hoại nhằm làm suy yếu sự hỗ trợ quân sự cho Ukraine.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động