Khủng hoảng di cư: Một vấn đề, nhiều thách thức

Tìm kiếm giải pháp hợp lý cho cuộc khủng hoảng di cư ngày một trầm trọng tại châu Âu là bài toán mang tính sống còn với Brussels nói chung và Berlin nói riêng. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
khung hoang di cu mot van de nhieu thach thuc Hơn 2.000 người di cư được giải cứu trên Địa Trung Hải
khung hoang di cu mot van de nhieu thach thuc Khủng hoảng di cư thu hẹp ODA cho các nước kém phát triển

Cuộc khủng hoảng người nhập cư tưởng chứng đã ít nhiều lắng xuống sau cao điểm vào những năm 2015 - 2016, thỏa thuận giữa Liên minh châu Âu (EU) và Thổ Nhĩ Kỳ, những hàng rào biên giới dọc các nước Balkan, cũng như hiệp ước song phương giữa Italy và Libya. Trong năm 2018, Cao ủy Liên hợp quốc về Người Tị nạn (UNHCR) ước tính số lượng người tị nạn cập bến Tây Ban Nha là 9.500 người, Hy Lạp là 12.000 người và Italy là 15.300 người.

Con số này tuy thấp hơn nhiều so với thời kỳ cao điểm (1 triệu người riêng trong năm 2015), song cần nhớ rằng con số người tị nạn vào châu Âu tới nay đã đạt mức 1.8 triệu người. Điều này đòi hỏi các nước EU phải có thay đổi mạnh mẽ và quyết đoán trong bộ luật liên quan đến vấn đề di cư, nhằm tháo gỡ tình trạng bế tắc hiện nay, xoa dịu làn sóng bài người nhập cư, sớm đưa người tị nạn ổn định cuộc sống.

khung hoang di cu mot van de nhieu thach thuc
Thủ tướng Italy Giuseppe Conte trò chuyện vui vẻ cùng người đồng cấp nước chủ nhà Angela Merkel trong chuyến thăm Berlin ngày 18/6. (Nguồn: TGCOM24)

Thành trì cuối cùng của châu Âu

Thực trạng này đã được Thủ tướng Đức Angela Merkel nêu ra trong cuộc gặp đầu tiên với người đồng cấp Italy Giuseppe Conte tại Berlin ngày 19/6. Không sai nếu nói rằng Italy là bức tường cuối cùng ngăn người tị nạn đổ về Đức, địa điểm dừng chân lý tưởng của dòng người di cư.

Trong bối cảnh Thủ tướng Merkel vẫn phải đối mặt với những chỉ trích gay gắt  liên quan đến chính sách mở cửa nhập cư, điều duy nhất nhà lãnh đạo này có thể làm là tăng cường kiểm soát dòng người đổ bộ vào Italy để tới Đức. Do đó, bà Merkel cùng ông Conte đã cam kết bổ sung lực lượng cho Frontex, cơ quan cảnh sát biên giới của EU, hợp tác với các tổ chức quốc tế nhằm phân tích và giải quyết tận gốc nguyên nhân của cuộc khủng hoảng di cư, mà cụ thể là các xung đột địa chính trị phức tạp tại khu vực Trung Đông và châu Phi. Họ cũng nhất trí rằng hồ sơ đăng ký xin tị nạn cần được thực hiện tại quốc gia gốc/trung chuyển trước khi người tị nạn có thể chính thức tiến vào khối.

Về phần mình, ông Conte cũng mong muốn luật nhập cư EU sẽ sớm thay đổi, nhằm đảm bảo rằng các quốc gia trong khối cùng nhau chia sẻ “gánh nặng”. Bộ luật hiện tại cho rằng người tị nạn cần đăng ký hồ sơ xin tị nạn tại quốc gia EU đầu tiên mà họ tới. Nhà lãnh đạo Italy tuyên bố: “Biên giới Italy là biên giới của châu Âu”. Đáp lại, bà Merkel khẳng định: “Chúng tôi sẵn lòng hỗ trợ Italy và duy trì tính thống nhất ở châu Âu liên quan tới vấn đề người di cư”.

Sóng gió trong lòng Berlin

Tuy nhiên, cam kết phối hợp giải quyết vấn đề người di cư cùng các nước khác của Italy sẽ trở nên vô nghĩa khi mà chính Đức đang có những lục đục nội bộ xung quanh vấn đề này.

Thậm chí, điều này còn đe dọa trực tiếp tới vị thế lãnh đạo của bà Merkel, nhất là sau việc Bộ trưởng Nội vụ Horst Seehofer, người có lập trường bảo thủ và cứng rắn trong vấn đề nhập cư, kêu gọi Đức từ chối người nhập cư ở biên giới quốc gia này. Ông Seehofer là Chủ tịch đảng Liên minh Xã hội Thiên chúa giáo (CSU), đảng “chị em” với Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) do bà Angela Merkel đứng đầu. Do đó, mất đi sự ủng hộ của CSU đồng nghĩa với việc Chính phủ của Thủ tướng Merkel có thể đối mặt với nguy cơ “chia năm sẻ bảy”, nhất là khi đảng Dân chủ Xã hội Đức (FDP) chỉ “miễn cưỡng” ở lại trong liên minh.

Về phần mình, Thủ tướng Angela Merkel lại cho rằng Đức cần hợp tác với những quốc gia EU khác nhằm tìm kiếm giải pháp, song tiến trình này hiện chưa đạt được kết quả. Một trong số đó là việc thương thảo với những quốc gia láng giềng nhằm cho phép Berlin từ chối người tị nạn, vốn đã được đăng ký ở một quốc gia EU khác. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có Pháp và Italy đồng ý thực thi thỏa thuận này.

Thêm vào đó, Berlin cũng cần xem xét giải quyết những bất đồng còn tồn tại trong “liên minh” giải quyết vấn đề nhập cư Đức – Pháp – Italy. Mối quan hệ giữa Paris và Rome đã ít nhiều căng thẳng sau khi Bộ trưởng Nội vụ Italy Matteo Salvini, người có lập trường cứng rắn trong vấn đề nhập cư, đã từ chối cho cập cảng chiếc thuyền chứa 600 người di cư hoạt động dưới sự bảo trợ của một tổ chức từ thiện. May mắn thay, mọi khúc mắc đã phần nào được tháo gỡ sau khi Thủ tướng Giuseppe Conte có chuyến thăm Paris và gặp gỡ Tổng thống Emmanuel Macron ngày 19/8 vừa qua.

Tuy nhiên, về lâu dài, Đức cần đóng vai trò then chốt nhằm duy trì sự ổn định của liên minh, thúc đẩy việc tìm kiếm giải pháp đồng bộ và toàn diện cho vấn đề người di cư. Song điều này đòi hỏi Berlin cần củng cố vững chắc, bảo đảm tính thống nhất trong Chính phủ để thực hiện tốt vai trò “thuyền trưởng”, dẫn dắt EU vượt qua khó khăn ở thời điểm hiện tại.

khung hoang di cu mot van de nhieu thach thuc Đức chi mạnh tay để giải quyết gốc rễ của dòng người di cư

Ngày 11/11, Ủy ban ngân sách Quốc hội Đức đã nhất trí tăng chi tiêu cho các ngành an ninh, tình báo và viện trợ ...

khung hoang di cu mot van de nhieu thach thuc 7 xu hướng của cuộc khủng hoảng di cư vào châu Âu

Trang mạng của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại châu Âu (ECFR) vừa đăng bài viết của chuyên gia Susi Dennison về diễn biến gần ...

khung hoang di cu mot van de nhieu thach thuc Khóa họp 71 ĐHĐ LHQ: Tìm hướng giải quyết khủng hoảng di cư

Hội nghị cấp cao về người di cư và người tị nạn trong khuôn khổ Khóa họp 71 Đại Hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ ...

Phan Quân

Đọc thêm

Giá cà phê hôm nay 25/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng sốc, chưa có điểm dừng, chuyên gia nói về khả năng giá robusta miễn nhiễm mọi yếu tố kỹ thuật

Giá cà phê hôm nay 25/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng sốc, chưa có điểm dừng, chuyên gia nói về khả năng giá robusta miễn nhiễm mọi yếu tố kỹ thuật

Giá cà phê hôm nay 25/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng sốc, chưa có điểm dừng, chuyên gia nói về khả năng giá robusta miễn nhiễm mọi yếu tố ...
Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Lực lượng Houthi ở Yemen đã lên tiếng thừa nhận thực hiện 3 vụ tấn công nhằm vào hai tàu của Mỹ ở Vịnh Aden và một tàu Israel ở ...
Bán tải BYD Shark 2024 lộ diện trước thềm ra mắt

Bán tải BYD Shark 2024 lộ diện trước thềm ra mắt

Mới đây, chiếc bán tải Trung Quốc BYD Shark 2024 đã lộ diện trên đường phố trước khi được trình làng tại Triển lãm ô tô Bắc Kinh 2024 tới ...
Top 5 xe CUV cỡ C bán chạy nhất tháng 3/2024: Mazda CX-5 tiếp tục dẫn đầu

Top 5 xe CUV cỡ C bán chạy nhất tháng 3/2024: Mazda CX-5 tiếp tục dẫn đầu

Top 5 xe CUV cỡ C bán chạy nhất tháng 3/2024, Mazda CX-5 dẫn đầu phân khúc với doanh số 912 chiếc bán ra, xếp thứ 2 là Honda CR-V.
Giá xăng dầu hôm nay 25/4: Thế giới tăng nhẹ; xăng trong nước có thể giảm vào chiều nay

Giá xăng dầu hôm nay 25/4: Thế giới tăng nhẹ; xăng trong nước có thể giảm vào chiều nay

Giá xăng dầu hôm nay 25/4, thế giới quay đầu tăng nhẹ. Xăng trong nước chiều nay được dự báo sẽ giảm do tuần qua giá dầu thế giới giảm.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/4/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/4/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 26/4. Lịch âm hôm nay 26/4/2024? Âm lịch hôm nay 26/4. Lịch vạn niên 26/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động