7 xu hướng của cuộc khủng hoảng di cư vào châu Âu

Trang mạng của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại châu Âu (ECFR) vừa đăng bài viết của chuyên gia Susi Dennison về diễn biến gần đây của cuộc khủng hoảng nhập cư ở châu Âu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
7 xu huong cua cuoc khung hoang di cu vao chau au Pháp sẽ giải tỏa khu lán trại ở Calais trong vài ngày tới
7 xu huong cua cuoc khung hoang di cu vao chau au Vấn đề di cư: EC không ký thỏa thuận với Ai Cập và Tunisia

Bài viết cho rằng, mặc dù thực tế số lượng người di cư vượt biển vào châu Âu trong 9 tháng đầu năm 2016 đã giảm xuống còn khoảng 300.000 người so với 520.000 người năm 2015, nhưng khủng hoảng nhập cư lại xuất hiện một số xu hướng đáng lo ngại.

Thứ nhất, khủng hoảng tiếp diễn ở các khu vực lân cận châu Âu. Người tị nạn từ Syria, Afghanistan và Iraq vẫn chiếm gần 90% tổng số người nhập cư vào Hy Lạp. Trong khi Syria đang phải đối mặt với cuộc xung đột trên diện rộng thì xung đột ở Afghanistan và Iraq cũng có nguy cơ bùng phát bất cứ lúc nào. Điều này đe dọa tạo ra là sóng người tị nạn ồ ạt vào châu Âu.

7 xu huong cua cuoc khung hoang di cu vao chau au
Người tị nạn Syria dạt vào đảo Lesbos, Hy Lạp. (Nguồn: AP)

Các quốc gia khác có đông người di cư tới châu Âu như Nigeria và Eritrea cũng đang chìm đắm trong xung đột kéo dài. Năm 2016, không nước nào trong số 5 quốc gia nói trên ổn định hơn so với năm 2015. Chừng nào các quốc gia xung quanh châu Âu còn khủng hoảng, số lượng người di cư tới châu Âu vẫn sẽ tiếp tục tăng.

Thứ hai, số lượng nạn nhân gia tăng. Báo cáo tóm tắt của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) tháng 9 vừa qua cho thấy, mặc dù số lượng người di cư vượt biển vào châu Âu giảm 42% nhưng số lượng nạn nhân thiệt mạng hoặc mất tích chỉ giảm 15% so với năm 2015. Dường như các chiến dịch truy quét và phá hủy tàu thuyền của các tổ chức buôn người cũng như hoạt động tuần tra thường xuyên các tuyến đường biển của châu Âu đã phát huy tác dụng. Tuy nhiên, điều này lại dẫn tới kết quả không mong muốn là những người di cư vượt biển vào châu Âu sẽ phải đối mặt với các tuyến đường biển cũng như trên các tàu buôn lậu nguy hiểm hơn.

Thứ ba, cơ cấu người tị nạn tới châu Âu thay đổi. Tỉ lệ trẻ em đi một mình đang tăng lên do triển vọng bố mẹ của chúng được tiếp nhận vào châu Âu thấp hơn. Điều này khiến họ mạo hiểm để con cái đi một mình với hy vọng chúng sẽ được chăm sóc chu đáo hơn sau khi vào châu Âu. Theo thống kê của các cơ quan chức năng Italy, khoảng 90% số trẻ em đến nước này năm 2016 không có bố mẹ đi cùng. Vấn đề nghiêm trọng hơn là một số lượng lớn trẻ em “biến mất” khỏi các trại tị nạn và trung tâm tiếp nhận người di cư. Theo ước tính của Tổ chức Cảnh sát châu Âu (Europol), con số này vào khoảng 10.000 trẻ em từ đầu năm 2016 đến nay.

7 xu huong cua cuoc khung hoang di cu vao chau au
Một em bé tị nạn người Syria tại bờ biển Italy. (Nguồn: PBS)

Thứ tư, chính sách giải quyết khủng hoảng nhập cư chưa thực sự có hiệu quả trong thực tế. Thỏa thuận nhập cư giữa Liên minh châu Âu (EU) và Thổ Nhĩ Kỳ, ký trong tháng 3/2016, được cho là đã phát huy hiệu quả trong việc giảm số lượng người di cư vào châu Âu.

Tuy nhiên, giả thuyết này chưa tính đến tác động của việc một số nước thành viên EU đóng cửa biên giới với các nước khu vực Balkan, điều kiện sống không như mong muốn và sự tiếp đón thiếu nhiệt tình đã ngăn cản nhiều người di cư mạo hiểm đến châu Âu. Thiếu các đánh giá mang tính thực chất sẽ khó có thể xây dựng chính sách giải quyết khủng hoảng nhập cư một cách hiệu quả trong tương lai, đặc biệt là đối với đề xuất xây dựng các thỏa thuận tương tự giữa EU - Thổ Nhĩ Kỳ với các đối tác khác (Jordan, Liban, Niger, Nigeria, Senegal, Mali, Ethiopia, Tunisia và Libya).

7 xu huong cua cuoc khung hoang di cu vao chau au
Hungary dựng hàng rào tại biên giới với Croatia để chặn người tị nạn. (Nguồn: Reuters)

Thứ năm, các biện pháp giải quyết khủng hoảng nhập cư thiếu tính bền vững. Trong thực tế, hiện vẫn chưa rõ liệu có thể duy trì được thỏa thuận nhập cư giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ hay không. Kể từ khi cuộc đảo chính bất thành nổ ra ở Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Erdogan đã đe dọa sẽ không thực hiện các cam kết trong thỏa thuận trên nếu EU không thông qua việc miễn thị thực cho công dân của nước này.

Trong bối cảnh chính trị hiện nay, với việc các lực lượng theo chủ nghĩa dân túy lợi dụng tâm lý lo sợ, phản đối người nhập cư của người dân châu Âu, EU khó có thể thông qua việc miễn thị thực cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ. Thậm chí tại Đức, Thủ tướng Angela Merkel - một trong những người bảo trợ quan trọng của thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ - cũng đã phải chịu thất bại nặng nề trước đảng “Sự lựa chọn khác cho nước Đức” (AfD) trong các cuộc bầu cử địa phương gần đây. Nhiều chuyên gia phân tích chính trị cho rằng thất bại này là hậu quả trực tiếp của chính sách “chào đón người tị nạn” của chính phủ bà Merkel.

7 xu huong cua cuoc khung hoang di cu vao chau au
Người dân Đức biểu tình phản đối việc chính phủ nước này tiếp nhận số lượng lớn người tị nạn. (Nguồn: Al Jazeera)

Thứ sáu, thái độ phó mặc của các nước thành viên EU liên quan. Trong báo cáo gần đây, Tổ chức Ân xá Quốc tế (AI) ước tính chỉ có 6% trong tổng số 66.000 người đến Hy Lạp năm 2015 được tái định cư tại các nước thành viên khác trong EU. Khoảng 47.000 người di cư và xin tị nạn bị kẹt ở Hy Lạp và hơn 12.500 người đến nước này sau khi Thỏa thuận nhập cư EU - Thổ Nhĩ Kỳ có hiệu lực tháng 3/2016. Những người này đang phải sống trong các trung tâm tiếp nhận quá tải và chờ quyết định chính thức đối với đơn xin tị nạn. Ngoài việc nhấn mạnh trách nhiệm của Athens, 27 nước thành viên EU khác không có động thái nào nhằm giải quyết thực trạng trên.

Thứ bảy, các nước EU thiếu định hướng chính trị. Bài học từ kết quả trưng cầu ý dân ở Anh cho thấy, không thể tránh được vấn đề nhập cư. Việc làm như vậy chỉ tạo điều kiện cho các lực lượng cực đoan giành ảnh hưởng. Dường như phần lớn các lãnh đạo EU đều lảng tránh việc đối phó với thách thức này. Kết quả của sự thiếu định hướng chính trị hiệu quả là việc các phương án lựa chọn trong chính sách của EU dường như chỉ tập trung vào các biện pháp “chữa cháy” trong ngắn hạn.

Đồng thời, EU cũng cần phải tập trung hơn trong việc đối phó với các luận điệu cực đoan liên quan đến việc giải quyết vấn đề khủng hoảng nhập cư. Điều này sẽ giúp EU xây dựng các chính sách dài hạn hơn như tập trung vào việc tái định cư người nhập cư, tăng cường đầu tư vào việc quản lý khủng hoảng ở các quốc gia láng giềng.

7 xu huong cua cuoc khung hoang di cu vao chau au Toan tính nguy hiểm của Hungary

Khủng hoảng di cư vốn là chuyện không mới, nhưng đang được đẩy lên cao trào trong quan hệ căng thẳng giữa Hungary và Liên ...

7 xu huong cua cuoc khung hoang di cu vao chau au Italy cứu thêm 6.000 người di cư trong năm "chết chóc"

Chỉ riêng trong ngày 3/10, Lực lượng Bảo vệ bờ biển và Hải quân Italy đã cứu được hơn 5.600 người di cư đang lênh ...

7 xu huong cua cuoc khung hoang di cu vao chau au Chung tay quản lý di cư

Tại kỳ họp Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) năm 2015, các nhà lãnh đạo thế giới đã cam kết hợp tác để quản ...

Bài viết cùng chủ đề

Châu Âu

Xem nhiều

Đọc thêm

Báo động tình trạng lạm dụng kháng sinh gia tăng trên toàn cầu

Báo động tình trạng lạm dụng kháng sinh gia tăng trên toàn cầu

Các chuyên gia dự báo mức tiêu thụ kháng sinh toàn cầu có thể tăng lên 75,1 tỷ liều hàng ngày vào năm 2030, tương đương mức tăng 52,3%.
Cựu Hoa khôi bóng chuyền Kim Huệ và những môn thể thao đam mê sau giải nghệ

Cựu Hoa khôi bóng chuyền Kim Huệ và những môn thể thao đam mê sau giải nghệ

Sau ly hôn, cựu Hoa khôi bóng chuyền Phạm Thị Kim Huệ sống cùng con gái, hiện cô làm HLV phó của CLB Vietinbank.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/11/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/11/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 26/11. Lịch âm 26/11/2024? Âm lịch hôm nay 26/11. Lịch vạn niên 26/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 26/11/2024: Tuổi Thân tài lộc vượng phát

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 26/11/2024: Tuổi Thân tài lộc vượng phát

Xem tử vi 26/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 26/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Harry Kane phá kỷ lục ghi bàn 'nhanh như chợp' của Erling Haaland

Harry Kane phá kỷ lục ghi bàn 'nhanh như chợp' của Erling Haaland

Lập hat-trick ở trận Bayern Munich thắng Augsburg, vòng 11 Bundesliga, Harry Kane xô đổ một kỷ lục ghi bàn tại giải VĐQG Đức của Erling Haaland.
Hezbollah dội 250 tên lửa vào Israel, nỗ lực ngừng bắn gặp trở ngại

Hezbollah dội 250 tên lửa vào Israel, nỗ lực ngừng bắn gặp trở ngại

Lực lượng Hezbollah ngày 24/11 đã bắn khoảng 250 tên lửa và các loại đạn pháo khác vào Israel.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược luôn là công cụ địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt để duy trì vị thế và gia tăng sức mạnh quốc gia.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Phiên bản di động