TIN LIÊN QUAN | |
Vụ xả súng tại New Zealand: Các hoạt động phản đối phân biệt chủng tộc, tưởng nhớ nạn nhân | |
New Zealand mở cửa lại đền thờ Hồi giáo ở Christchurch |
Người Mỹ rất ít khi để ý đến quốc đảo ở phía Tây Nam Thái Bình Dương cho đến khi xảy ra vụ xả súng kinh hoàng tại thành phố Christchurch khiến 50 người thiệt mạng và khoảng 50 người bị thương. Bên cạnh các thông tin về mức độ nghiêm trọng của vụ việc, các phương tiện truyền thông Mỹ cũng tập trung phân tích những giải pháp nhằm kiểm soát súng đạn, cách ứng xử của hai quốc gia, đặc biệt là bài học rút ra từ sự kiện gây chấn động toàn thế giới này.
Thay đổi luật chỉ sau 24h
Trong vòng 24 giờ sau vụ xả súng tại Christchurch, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern đã đưa ra lời cam kết sẽ thay đổi luật súng đạn. Chưa đầy 1 tuần sau, bà thông báo lệnh cấm vũ khí tấn công và súng trường sẽ có hiệu lực từ giữa tháng Tư.
Một cửa hàng bán súng tại Christchurch. (Nguồn: Reuters) |
So với Mỹ, luật súng đạn ở New Zealand chặt chẽ hơn rất nhiều. Để có thể mua và sở hữu súng, người dân New Zeland buộc phải có giấy phép. Trong khi đó ở Mỹ, chỉ vài bang yêu cầu thủ tục này.
Dù vậy, luật ở New Zealand vẫn có lỗ hổng, đặc biệt là liên quan tới đăng ký và quản lý súng trường bán tự động. Theo thay đổi mới được đưa ra, New Zealand sẽ cấm mọi loại súng trường tấn công và súng trường bán tự động kiểu quân sự. Nước này cũng sẽ thành lập chương trình mua lại súng để thu hồi những vũ khí nằm trong diện bị cấm.
Australia từng có phản ứng tương tự sau khi xảy ra một vụ xả súng hàng loạt năm 1996. Thay đổi này giúp giảm số vụ chết người do súng đạn trong những năm sau đó.
Là một quốc gia từng chịu nhiều đau thương do những vụ xả súng dã man, với động thái quyết liệt và mạnh tay của New Zealand, không lấy làm lạ khi thời gian qua, các phương tiện truyền thông Mỹ đều xoáy sâu vào các biện pháp nhằm cải cách súng đạn, nhìn từ bài học New Zealand.
Nhiều người Mỹ đã chỉ trích sự chậm trễ của chính quyền trong việc kiểm soát súng đạn và kêu gọi Chính phủ nước này đi theo bước tiến của Thủ tướng New Zealand.
Một kẻ xả súng đã giết chết 50 người và khiến hơn 40 người khác bị thương sau khi tấn công 2 nhà thờ Hồi giáo Al Noor và Linwood ở Christchurch, New Zealand ngày 15/3/2019. Sau vụ thảm sát kinh hoàng này, New Zealand đã nâng cảnh báo an ninh lên mức cao nhất. Tên sát nhân được cho là kẻ theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng đã bị cáo buộc tội giết người. (Nguồn: Reuters) |
Rào cản từ chính trị
Tờ Vox nhận định, hệ thống chính trị đặc biệt của Mỹ sẽ khiến nước này khó có thể thực hiện hành động nhanh chóng như ở New Zealand.
Nếu như tại New Zealand, sự thay đổi sẽ dễ dàng hơn vì chỉ cần được Quốc hội ủng hộ do nước này chỉ có một viện. Nghĩa là để thay đổi luật súng đạn, chỉ cần lãnh đạo đương nhiệm - cụ thể là Thủ tướng Ardern và liên minh cầm quyền - ủng hộ.
Còn về phía Mỹ, hệ thống Quốc hội của nước này không cho phép đảng cầm quyền nhanh chóng biến ý tưởng thành hiện thực như New Zealand. Các quyết định chính trị lớn cần giành sự ủng hộ của Hạ viện, Thượng viện và Nhà Trắng để thay đổi luật.
Ngoài ra, Hiệp hội Súng trường Quốc gia Mỹ (NRA) cũng luôn là yếu tố gây ảnh hưởng tới các cuộc tranh luận về kiểm soát súng tại xứ cờ hoa. Với mối liên kết trực tiếp với hàng triệu thành viên, NRA có thể huy động chủ sở hữu súng ở Mỹ gọi cho các thành viên Quốc hội và phản đối bất kỳ đề xuất nào muốn hạn chế súng đạn.
Báo chí và các chính trị gia bảo thủ rất coi trọng sự ủng hộ của NRA. Nhiều chính trị gia cũng thể hiện sự ủng hộ đối với quyền sở hữu súng đạn. Đơn cử như năm 2015, Thượng nghị sĩ Ted Cruz đã xuất hiện trong một video, trong đó ông làm nóng món thịt muối bằng súng máy.
Mặc dù đã có một số chiến dịch xuất hiện trong những năm gần đây tìm cách đối trọng với NRA và dù họ có thể thành công ở một số cuộc bầu cử và ở cấp bang, NRA vẫn có ảnh hưởng to lớn trong nền chính trị súng đạn ở Mỹ.
Thống kê của cơ quan chức năng Mỹ cũng cho thấy, dù các vụ bạo lực sử dụng súng ngày càng gia tăng, mỗi năm có đến hơn 30.000 người chết vì súng, số người ủng hộ sở hữu súng tại Mỹ vẫn không giảm bớt, thị trường giao dịch súng và các sản phẩm liên quan vẫn luôn sôi động.
Trong khi đó, New Zealand không có những rào cản như NRA, không có quyền hiến pháp nào về sở hữu súng. Dù mức độ sở hữu súng thuộc hàng 20 nước nhiều nhất thế giới, New Zealand vẫn có ít súng hơn nhiều so với Mỹ.
Văn hóa ở hai nước cũng rất nhau. Một số người New Zealand đã từ bỏ súng trường bán tự động sau vụ xả súng ngày 15/3. Đó không phải là phản ứng sẽ gặp ở Mỹ - nơi mà chủ sở hữu súng sẽ nhanh chóng bảo vệ quyền cho dù chuyện gì xảy ra đi chăng nữa.
Lời đe dọa "người kế tiếp sẽ bị giết" là Thủ tướng New Zealand Ngày 22/3, truyền thông địa phương đưa tin, cảnh sát New Zealand đang điều tra những lời hăm dọa trên mạng xã hội nhằm vào ... |
Thổ Nhĩ Kỳ: Phát biểu của Tổng thống Erdogan về vụ thảm sát tại New Zealand bị hiểu nhầm Viết trên mạng xã hội Twitter, Giám đốc truyền thông của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, ông Fahrettin Altun nêu rõ: "Thật không may, những ... |
New Zealand tuyên bố sẽ làm sáng tỏ bình luận của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern ngày 20/3 thông báo Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng nước này Winston Peters sẽ tới Thổ Nhĩ Kỳ ... |