Nhỏ Bình thường Lớn

Lý do cuộc đua Tổng thống Mỹ vẫn là tâm điểm chú ý

Mặc dù bị coi là một cường quốc đang trên đà suy tàn, song những ngày qua nước Mỹ vẫn đón nhận được sự chú ý của toàn thế giới. 
TIN LIÊN QUAN
ly do cuoc dua tong thong my van la tam diem chu y Bầu cử Mỹ 2016: Bà H.Clinton tiếp tục dẫn điểm ông D.Trump
ly do cuoc dua tong thong my van la tam diem chu y "Gót chân Achilles" của ông Trump và bà Clinton
ly do cuoc dua tong thong my van la tam diem chu y
Bà Hillary Clinton và ông Donald Trump tại buổi tranh luận ngày 26/9 tại Đại học Hofstra, New York. (Nguồn: AP)

Hàng triệu người dân trên toàn cầu, chưa kể 84 triệu người ở Mỹ, đã dán mắt vào màn hình vô tuyến để theo dõi cuộc đối đầu trực tiếp giữa hai ứng cử viên tổng thống là bà Hillary Clinton của đảng Dân chủ và ông Donald Trump của đảng Cộng hòa hôm 26/9 vừa qua. Vậy đâu là lý do khiến cuộc tranh luận của hai ứng cử viên này thu hút được sự chú ý nhiều như vậy?

Tổng thống “của chúng ta”

Trước hết, bất kể ông Trump có nói gì về một nước Mỹ đã lỗi thời, đất nước cờ hoa vẫn giữ nguyên được vị thế của mình. Đó là cường quốc số một thế giới về kinh tế, quân sự và ảnh hưởng văn hóa. Nước Mỹ làm gì, hay không làm gì, tất cả đều ảnh hưởng đến phần còn lại của thế giới. Vì vậy, Tổng thống Mỹ thì cũng là tổng thống “của chúng ta”.

Đơn cử như châu Âu, nếu ông Trump trở thành Tổng thống Mỹ và hiện thực hóa những lời đe dọa của ông đối với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), hẳn những người dân châu Âu bị ảnh hưởng sẽ phải quay sang làm thân với Nga. Sẽ có sự chấn động lớn ở những nước Đông Âu của NATO, nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất và họ sẽ hoài niệm về cuộc sống dưới thời Liên Xô.

Mặt khác, nếu ông Trump hâm nóng quan hệ với “người bạn tốt” Putin và chấp nhận việc Crimea sát nhập vào Nga, các lãnh đạo châu Âu đang kiên trì với các lệnh trừng phạt chống Nga sẽ bị mất mặt. Trong bối cảnh Mỹ và châu Âu đã đạt đến mối quan hệ đầu tư và thương mại lớn nhất thế giới, nếu Hiệp định Thương mại xuyên Đại Tây Dương (TTIP) chết yểu, sự tăng trưởng yếu ớt của châu Âu sẽ không thể cải thiện.

Giả sử ông Trump, một người ủng hộ chế độ bảo hộ mậu dịch, sẽ đặt chân vào Nhà Trắng, Thủ tướng Anh Theresa May, người lãnh đạo đất nước đang trên con đường tiến hành Brexit, hẳn không lấy gì làm vui vẻ. Bà sẽ phải nói lời tạm biệt với giấc mơ về một hiệp ước tự do thương mại với Bắc Mỹ có thể bù đắp cho những tổn thất của Anh ở thị trường EU.

Lựa chọn của đa “phần còn lại của thế giới”

Trong khi đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel vẫn đang ủng hộ cho bà Clinton để mong chờ một câu chuyện cổ tích. Thủ tướng Đức là người đứng đầu đảng trung hữu Dân chủ Cơ đốc. Và cũng giống như một số đối thủ kém may mắn của ông Trump trong đảng Cộng hòa, bà không có cảm tình với người đàn ông đã chiếm đoạt đảng Cộng hòa và ủng hộ cho chủ nghĩa biệt lập về kinh tế và chiến lược. Một năm nữa bà Merkel sẽ phải đối diện với các cuộc bầu cử của chính mình. Chính phủ của bà sẽ phải đối phó với các đảng cánh tả không có cảm tình với nước Mỹ. Và một chiến thắng của ông Trump sẽ là lợi thế cho họ.

Chủ nghĩa dân túy cánh hữu ở châu Âu cũng sẽ ghi nhận những tác động tương tự. Chủ tịch Mặt trận Dân tộc Pháp, bà Marine Le Pen của Pháp đã bỏ túi khoản tiền 11 triệu Euro mà Moscow cho vay để phục vụ chiến dịch tranh cử của mình, và bà còn muốn thêm nữa. Thật kỳ lạ là phong trào Cánh hữu mới ở Tây Âu lại khá yêu quý nước Nga. Mệt mỏi với chủ nghĩa tự do Tây Âu, các đảng này ngưỡng mộ chủ nghĩa độc đoán và chủ nghĩa dân tộc trong kinh tế của ông Putin. Như vậy, nếu nước Mỹ của ông Trump làm suy yếu những nhóm có chủ trương ôn hòa ở châu Âu, cả hai phe cánh tả và cánh hữu sẽ giành lấy và "xâu xé" nhau TTIP.

Với những thông tin về cuộc chạy đua vào Nhà Trắng liên tục được phơi bày, châu Âu và cả thế giới đều nhận thức rõ những điểm yếu của bà Clinton như các vụ bê bối thư điện tử, hay giả vờ, lẫn lộn giữa chính trị và đầu cơ trục lợi… Tuy nhiên, so với bà Clinton, ông Donald Trump, người đã đánh mất nghệ thuật lãnh đạo đất nước ngay trong lần tranh luận trực tiếp đầu tiên, còn tồi tệ hơn. Theo quan điểm của châu Âu, nếu Donald Trump dự định làm tất cả những điều ông đã nói thì với cương vị tổng thống, ông sẽ giáng một đòn nặng nề vào cấu trúc toàn cầu mà nước Mỹ đã xây dựng vào bảo vệ trong hơn 70 năm qua.

Nhưng tại sao người Mỹ lại nên để tâm tới những gì mà phần còn lại của thế giới đang nghĩ? Charles Wilson, cựu giám đốc điều hành tập đoàn General Motors, từng có một câu nói nổi tiếng: “Điều gì tốt cho bạn thì cũng tốt cho General Motors và ngược lại”. Và ở đây cũng vậy, “Thế giới mà tốt thì Mỹ cũng sẽ tốt”. Mỹ là nhân tố chủ chốt trong quy luật tự do thế giới. Nếu điều này bị dỡ bỏ, thì Mỹ, với những lợi ích toàn cầu khó duy trì, cũng sẽ sớm suy tàn.

ly do cuoc dua tong thong my van la tam diem chu y Chính sách kinh tế trong chương trình tranh cử của bà Clinton

Theo đánh giá của một số trung tâm nghiên cứu, chính sách kinh tế trong cương lĩnh tranh cử của Hillary Clinton sẽ có lợi ...

ly do cuoc dua tong thong my van la tam diem chu y Tranh luận trực tiếp có thể xoay chuyển bầu cử Mỹ?

Liệu các màn đối đầu giữa bà Clinton và ông Trump có thực sự là “nhân tố thay đổi cuộc chơi” như những gì dư ...

ly do cuoc dua tong thong my van la tam diem chu y Bầu cử Mỹ: Phong cách quyết định ưu thế tranh luận trực tiếp

Cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên giữa hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ sáng 27/9 (giờ Việt Nam) là sự kiện phản ánh ...

Nhã Anh (theo SMH)