TIN LIÊN QUAN | |
Cập nhật Covid-19 ở Việt Nam: Thêm 11 bệnh nhân bình phục, nâng số ca khỏi bệnh lên 106 | |
Chới với do đại dịch Covid-19, ngành du lịch nỗ lực tìm 'phao' |
Hội nghị trực tuyến Thượng đỉnh G20 về ứng phó dịch Covid-19 diễn ra vào ngày 26/3. Trực tuyến có thể sẽ trở thành xu hướng của thế giới hậu Covid-19. (Nguồn: AFP) |
Giáo sư Jay Zawatsky, Giám đốc điều hành công ty HavePower, làm việc tại Trường Montgomery, cho rằng luôn có cơ hội trong mọi cuộc khủng hoảng, và cơ hội trong khủng hoảng hiện nay chính là khi con người hiểu được rằng nhiều tập quán xã hội là những thứ tiềm ẩn nhiều rủi ro, và thậm chí còn có thể vô tình lan truyền dịch bệnh nói chung, chứ không phải chỉ virus gây bệnh bắt nguồn từ Vũ Hán.
Những quy tắc xã hội mới, chẳng hạn như không bắt tay hay ôm hôn khi gặp người lạ rất có thể sẽ giúp giảm việc lây lan dịch bệnh, giảm gánh nặng cho các bệnh viện, và vì vậy, giảm các chi phí chăm sóc sức khỏe trong xã hội. Đó là điều cần thiết, đặc biệt là trong các xã hội đang già hóa như ở Mỹ và đặc biệt là châu Âu.
Theo ông Jay Zawatsky, một mặt tích cực khác của cuộc khủng hoảng hiện nay có thể sẽ là sự bùng nổ của một cuộc cách tân y tế. Nhiều sáng kiến có thể không trực tiếp liên quan đến việc đối phó với dịch Covid-19, nhờ việc các chính phủ và các tổ chức dồn nguồn lực cho các hoạt động nghiên cứu. Những sáng kiến này sẽ giúp cứu được nhiều sinh mạng, phòng ngừa hệ lụy đáng tiếc và tất nhiên, tiết kiệm được tiền bạc.
Tuy nhiên, kết quả lớn nhất từ những rối ren hiện nay rất có thể là nhận thức rộng rãi hơn về những rủi ro của chủ nghĩa toàn cầu hóa và việc đặt các cơ sở sản xuất quan trọng ở nước ngoài. Theo Giáo sư Jay Zawatsky, Mỹ cần phải sản xuất nhiều thuốc men, thiết bị và hàng hóa cần thiết cho sự tồn tại và phát triển ở trong nước. Mỹ đã học được rằng họ không nên lệ thuộc vào Trung Quốc hay những nhà cung cấp nước ngoài khác trong việc sản xuất các mặt hàng quan trọng và dịch vụ.
Cập nhật 19h ngày 7/4: Nga thử nghiệm lâm sàng thuốc trị Covid-19, số ca nhiễm ở châu Phi vượt 10.000 người |
Những thay đổi mà dịch Covid-19 đem đến cho thế giới không chỉ dừng ở đó. Theo Salvatore Babones, học giả làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Độc lập, cuộc khủng hoảng đang diễn ra khiến cuộc sống của con người đã hoàn toàn thay đổi. Trước đây, người ta phải ra khỏi nhà để đi làm, đi học, thăm viếng, hay đi xem phim. Song vì dịch Covid-19, tất cả những hoạt động này phải diễn ra trực tuyến.
Ông bình luận: “Chúng ta đã sống với Internet trong 3 thập kỷ, song cho đến nay, tất cả chỉ được xem như một thế giới ảo, thêm thắt gia vị cho cuộc sống bên ngoài của con người. Mọi chuyện đã kết thúc. Thời thế đã thay đổi: những gì quan trọng nhất trong cuộc sống đều phải diễn ra trực tuyến…”.
Khi dịch bệnh qua đi, có lẽ lựa chọn mặc định sẽ là những gì diễn ra trực tuyến. Từ hội họp, làm việc cho tới học tập. Việc học tập trên lớp chủ yếu là hoạt động nghe giảng, vì vậy người học hoàn toàn có thể tự học bằng việc theo dõi một đoạn băng ghi hình, thứ mà họ có thể tự lựa chọn thời gian bắt đầu và kết thúc, có thể tạm ngừng hoặc tua lại. Những khóa học trực tuyến đang dần thế chỗ cách học tập thông thường song chính cuộc khủng hoảng Covid-19 đã đẩy nhanh tiến trình này.
Thậm chí khi cần đi khám bệnh, con người cũng có thể lựa chọn rất nhiều ứng dụng để phục vụ mình. Nếu việc thăm khám bằng hình thức trao đổi trực tuyến có kết luận rằng bạn không cần phải đến cơ sở y tế thì tại sao lại mạo hiểm nguy cơ tiếp xúc với những người bệnh khác?
Dịch Covid-19 không phải là nguyên nhân dẫn đến những thay đổi này, mà là tác nhân đẩy nhanh chúng. Thời kỳ chuyển tiếp mà lẽ ra sẽ kéo dài một thập kỷ có thể sẽ định hình vào cuối mùa Hè tới.
| Dịch Covid-19: Bộ xét nghiệm virus SARS-CoV-2 do Việt Nam sản xuất đã đến Indonesia TGVN. Ngày 5/4, Indonesia đã nhận các bộ dụng cụ xét nghiệm Covid-19 do chính Việt Nam nghiên cứu, sản xuất từ Bộ Khoa học và ... |
| Muốn Mỹ dỡ bỏ trừng phạt, Iran tìm đến Pháp, Paris khuyên nên tôn trọng các nghĩa vụ về hạt nhân TGVN. Ngày 6/4, Tổng thống Iran Hassan Rouhani ngày 6/4 đã điện đàm với người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron, kêu gọi Paris tác động ... |
| Đại dịch Covid-19: Cú sốc kinh tế có bị đánh giá thấp? TGVN. Nhà kinh tế Jean Peyrelevade người Pháp cho rằng, thế giới đang bước vào một kịch bản kinh tế chưa từng có tiền lệ, ... |